Đảm bảo lợi ích kinh tế của người lao động trong các doanh nghiệp dệt may ở Thái Bình - pdf 26

Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết nối
Luận văn ThS. Kinh tế chính trị -- Trường Đại học Kinh tế. Đại học Quốc gia Hà Nội, 2011
Giới thiệu về đặc trưng, vai trò của lợi ích kinh tế; các yếu tố cấu thành lợi ích kinh tế của người lao động trong các doanh nghiệp và mối quan hệ lợi ích kinh tế giữa người lao động và người sử dụng lao động trong các doanh nghiệp. Phân tích, đánh giá thực trạng việc thực hiện lợi ích kinh tế của người lao động trong các doanh nghiệp dệt may tư nhân ở tỉnh Thái Bình những năm qua. Đề xuất phương hướng và hệ thống các giải pháp chủ yếu nhằm đảm bảo ngày càng tốt hơn lợi ích kinh tế của người lao động trong các doanh nghiệp dệt may tư nhân ở tỉnh Thái Bình
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Thái Bình là một tỉnh nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc, có nhiều
thuận lợi cho phát triển kinh tế - xã hội nói chung và phát triển công nghiệp nói
riêng, đặc biệt là ngành công nghiệp dệt may. Trong những năm qua ngành dệt may
Thái Bình từng bƣớc trở thành một ngành công nghiệp mũi nhọn của tỉnh và đã đạt
đƣợc những thành tựu đáng kể.
Tuy nhiên so với yêu cầu đặt ra, doanh nghiệp dệt may ở Thái Bình còn
những hạn chế nhất định, đặc biệt là hạn chế trong vấn đề đảm bảo lợi ích kinh tế
của ngƣời lao động làm việc trong các doanh nghiệp dệt may. Điều này đã gây
những ảnh hƣởng tiêu cực đến cuộc sống của ngƣời lao động và sự phát triển kinh
tế - xã hội của tỉnh.
Thực tế cho thấy, vấn đề đảm bảo lợi ích kinh tế của ngƣời lao động trong
các doanh nghiệp dệt may ở tỉnh Thái Bình những năm qua chƣa đƣợc quan tâm
thích đáng. Điều này thể hiện qua thực trạng điều kiện lao động của ngƣời lao động
trong các doanh nghiệp dệt may, nhất là doanh nghiệp dệt may tƣ nhân: lao động
thủ công nặng nhọc, chất lƣợng nhà xƣởng kém, chật hẹp, ẩm thấp, đại bộ phận
ngƣời lao động không đƣợc trang bị các thiết bị bảo hộ lao động, không đƣợc theo
dõi, kiểm tra sức khỏe thƣờng xuyên, trên 80% ngƣời lao động làm việc trong các
doanh nghiệp này không đƣợc đóng bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội… Chính những
tồn tại này tiểm ẩn nguy cơ xảy ra xung đột lợi ích trong các doanh nghiệp dệt may
tƣ nhân ở tỉnh Thái Bình. Vì vậy đòi hỏi cần có sự lý giải khoa học để kết hợp
hài hòa lợi ích kinh tế giữa ngƣời lao động và ngƣời sử dụng lao động trong các
doanh nghiệp dệt may và đƣa ra các giải pháp nhằm đảm bảo lợi ích kinh tế của
ngƣời lao động trong các doanh nghiệp dệt may ở tỉnh Thái Bình.
Xuất phát từ thực tế đó và bằng những kiến thức đã đƣợc tiếp thu trong quá
trình học tại Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội, tác giả đã lựa chọn đề tài:
“Đảm bảo lợi ích kinh tế của người lao động trong các doanh nghiệp dệt may ở
Thái Bình” làm luận văn thạc sĩ kinh tế chính trị của mình.
2. Tình hình nghiên cứu
Vấn đề lợi ích và lợi ích kinh tế bắt đầu thu hút đƣợc sự quan tâm nghiên cứu
của các nhà khoa học Việt Nam từ đầu những năm 1980, nhất là từ khi Đảng ta
quyết định thực hiện đƣờng lối đổi mới, phát triển nền kinh tế hàng hoá theo cơ chế
thị trƣờng có sự quản lý của Nhà nƣớc. Các công trình nghiên cứu có liên quan trực
tiếp đến đề tài có thể kể đến:
“Bàn về các lợi ích kinh tế” do Đào Duy Tùng chủ biên (1982), Nhà xuất
bản (Nxb) Sự thật, Hà Nội.
Cuốn sách tập hợp một số công trình nghiên cứu bƣớc đầu đã đƣợc trình bày
ở một số Hội nghị khoa học của các tác giả nhƣ Đào Duy Tùng, Phạm Thành, Vũ
Hữu Ngoạn… Trong đó các tác giả nói về cơ cấu lợi ích kinh tế trong thời kỳ quá
độ lên chủ nghĩa xã hội cùng với sự kết hợp hài hòa các lợi ích kinh tế đó. Theo đó,
cơ cấu lợi ích kinh tế dƣới chế độ xã hội chủ nghĩa bao gồm lợi ích kinh tế của xã
hội, lợi ích kinh tế của nhà nƣớc và lợi ích kinh tế của cá nhân ngƣời lao động. Ba
lợi ích này kết hợp hài hòa với nhau và trở thành động lực phát triển kinh tế xã hội.
Muốn có một nền kinh tế phát triển, muốn xây dựng đƣợc một xã hội công bằng,
dân chủ, văn minh thì vấn đề cốt lõi là giải quyết mối quan hệ hài hòa giữa ba lợi
ích kinh tế này.
“Góp phần nghiên cứu quan hệ lợi ích” của tác giả Nguyễn Linh Khiếu
(2002), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
Cuốn sách trình bày một số quan niệm về nhu cầu lợi ích và quan hệ lợi ích.
Trong cuốn sách, tác giả cũng đi làm rõ mối quan hệ lợi ích trong pháp triển xã hội:
quan hệ giữa lợi ích vật chất và lợi ích tinh thần, quan hệ giữa lợi ích riêng và lợi
ích chung, giữa lợi ích trƣớc mắt và lợi ích lâu dài. Đặc biệt tác giả đã nghiên cứu
về lợi ích kinh tế cùng những xu hƣớng vận động chủ yếu của xã hội hiện nay,
những ảnh hƣởng của nó đối với việc thực hiện lợi ích kinh tế. Từ đây tác giả đã
đƣa ra cơ sở để giải quyết vấn đề lợi ích của ngƣời lao động là phải đa dạng hóa vấn
đề sở hữu, phải phát triển hài hòa các mối quan hệ lợi ích.
“Lợi ích – Động lực phát triển xã hội” của tác giả Nguyễn Linh Khiếu
(1999), Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.
Cuốn sách nghiên cứu về lợi ích dƣới góc độ lý luận chung – lý luận triết
học. Qua cuốn sách, tác giả trình bày nghiên cứu về mối quan hệ biện chứng giữa
một số lợi ích chủ yếu với tính cách là động lực của sự phát triển xã hội và vấn đề
sử dụng vai trò động lực của lợi ích kinh tế trong thực tiễn cách mạng Việt Nam. Từ
đó tác giả đƣa ra những giải pháp để giải quyết mối quan hệ lợi ích sao cho lợi ích
giữ đƣợc vai trò là động lực phát triển xã hội.
“Cải cách và lợi ích” của tác giả Gatovskij do Nguyễn Ái Đoàn dịch (1996),
tài liệu phục vụ nghiên cứu, Viện Thông tin khoa học xã hội, Hà Nội.
Tài liệu trình bày một số vấn đề cải cách ở nƣớc Nga những năm 90. Trong
công cuộc cải cách ấy đặc biệt chú ý đến vấn đề lợi ích. Tác giả phân chia lợi ích
kinh tế thành hai loại đối lập nhau: phù hợp và không phù hợp với mục tiêu cải
cách; …
“Quan hệ lợi ích giữa người lao động và người sử dụng lao động trong các
doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại thành phố Hồ Chí Minh”, Mai Đức
Chính (2005), luận văn Thạc sỹ, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh.
Luận văn đã trình bày một cách khái quát những lý luận chung về vấn đề lợi
ích kinh tế và quan hệ lợi ích kinh tế. Trên cơ sở lý luận đó luận văn đã nghiên cứu
thực trạng về giải quyết mối quan hệ lợi ích giữa ngƣời lao động và ngƣời sử dụng
lao động trong các doanh nghiệp có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài tại thành phố Hồ Chí
Minh và những nguyên nhân cơ bản của việc tồn tại những bất đồng, mâu thuẫn và
tranh chấp. Từ thực trạng đã phân tích, luận văn đã đƣa ra những phƣơng hƣớng
cùng giải pháp về hoàn thiện luật pháp, về nâng cao vai trò của các tổ chức công
đoàn, về giải quyết tranh chấp lao động ở doanh nghiệp có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài…
để giải quyết hài hòa mối quan hệ lợi ích giữa ngƣời lao động và ngƣời sử dụng lao
động trong các doanh nghiệp có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài tại thành phố Hồ Chí Minh
“Vai trò động lực của lợi ích kinh tế đối với sự nghiệp xây dựng đất nước”,
Đỗ Nhật Tân (1991), luận án Tiến sĩ, Học viện Nguyễn Ái Quốc.

lU7XI4q6VOLAEI8
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status