Chính sách quản lý lao động nước ngoài của Singapore và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam - pdf 26

Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết nối
Luận văn ThS. Kinh tế chính trị -- Trường Đại học Kinh tế. Đại học Quốc gia Hà Nội, 2012
Tổng quan cơ sở lý luận về chính sách quản lý đối với lao động nước ngoài. Nghiên cứu thực trạng chính sách quản lý nhà nước đối với lao động nước ngoài ở Singapore đồng thời phân tích thực trạng quản lý nhà nước về lao động nước ngoài ở Việt Nam. Từ đó, vận dụng bài học kinh ngiệm của Singapore vào lĩnh vực quản lý lao động nước ngoài ở Việt Nam. Đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện chính sách quản quản lý nhà nước đối với lao động nước ngoài ở Việt Nam hiện nay
Mở đầu
1. Tính cấp thiết của đề tài
Việt Nam đang trong quá trình đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá
và hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế thế giới, việc mở cửa các loại thị trƣờng,
trong đó có thị trƣờng dịch vụ, thị trƣờng lao động theo các cam kết gia nhập
các tổ chức quốc tế là một tất yếu. Đi cùng với hàng hoá, dịch vụ, vốn, công
nghệ là lao động ngƣời nƣớc ngoài đến Việt Nam làm việc. Đặc biệt, dòng lao
động nƣớc ngoài có trình độ chuyên môn cao vào Việt Nam làm việc sẽ tác
động tích cực đến tăng trƣởng của nền kinh tế, ứng dụng các tiến bộ công
nghệ, kinh nghiệm quản lý, gia tăng kim ngạch thƣơng mại giữa Việt Nam và
các nƣớc,v.v…; đồng thời cũng mang lại những hiệu ứng ngoài mong muốn
nhƣ: gia tăng áp lực việc làm trong nƣớc, xung đột giữa lao động Việt Nam với
lao động nhập cƣ, trật tự xã hội khó quản lý, an ninh quốc phòng có thể bị xâm
phạm, bí mật quốc gia có thể bị lộ, v.v… Trƣớc thực trạng trên, điều đang gây
bức xúc trong dƣ luận là các cơ quan quản lý nhà nƣớc đang tỏ ra lúng túng, bị
động trong việc quản l‎ý lao động ngƣời nƣớc ngoài làm việc tại Việt Nam.
Theo tác giả luận văn, nguyên nhân cơ bản của những bất cập trong quản lý‎ ,
sử dụng lao động ngƣời nƣớc ngoài ở Việt nam trong thời gian qua là do
chúng ta chƣa đầu tƣ nghiên cứu lý luận về vấn đề lao động ngƣời nƣớc ngoài
nhập cƣ trong thời kỳ hội nhập, chƣa tìm hiểu kỹ kinh nghiệm quản lý lao
động nƣớc ngoài của các nƣớc khác, do đó thiếu những đánh giá về vai trò,
cũng nhƣ tác động hai chiều của lao động ngƣời nƣớc ngoài đối với sự phát
triển kinh tế xã hội của đất nƣớc, thiếu các dự báo về cung cầu lao động ngƣời
nƣớc ngoài .
tui nhận thức rằng, trong điều kiện phát triển kinh tế thị trƣờng, tích
cực, chủ động hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế thế giới, lao động ngƣời
nƣớc ngoài đến Việt Nam là một tất yếu khách quan đem lại tác động nhiều
chiều, cả tích cực lẫn tiêu cực trên tất cả các mặt của đời sống xã hội. Đảng và
Nhà nƣớc ta đã có nhiều chủ trƣơng, chính sách trong việc quản lý, sử dụng
lao động ngƣời nƣớc ngoài, nhƣng việc thể chế hóa, cụ thể hóa và tổ chức
thực hiện các chủ trƣơng chính sách đó còn bộc lộ không ít hạn chế, yếu kém.
Các cơ quan nhà nƣớc có liên quan chƣa phát huy đƣợc đầy đủ vai trò của
mình trong việc quản lý lao động ngƣời nƣớc ngoài theo quan điểm hiệu quả,
đem lại lợi ích thiết thực cho phát triển kinh tế xã hội của đất nƣớc. Để kịp
thời nắm bắt cơ hội, chủ động đối phó với thách thức nhƣ đã đề cập, vấn đề
cấp bách hiện nay là Việt Nam cần nhanh chóng hoàn thiện chính sách về
quản lý lao động nƣớc ngoài nhằm tạo đà tăng trƣởng kinh tế bền vững. Con
đƣờng ngắn nhất không gì khác đó chính là nghiên cứu, học hỏi kinh nghiệm
từ các quốc gia đi trƣớc trong lĩnh vực quản lý lao động ngoại nhập, cụ thể là
Singapore để từ đó khái quát, rút ra bài học kinh nghiệm và vận dụng linh
hoạt vào thị trƣờng lao động Việt Nam.
Từ những đòi hỏi thực tiễn đó tác giả lựa chọn vấn đề “Chính sách
quản lý nhà nƣớc đối với lao động nƣớc ngoài ở Singapore” làm luận văn thạc
sĩ của mình.
2. Tình hình nghiên cứu
1. Phan Huy Đƣờng:
- Kinh tế đối ngoại Việt Nam(2007), (Sách chuyên khảo), Nxb Đại học
Quốc gia Hà nội
- “Hội nhập kinh tế quốc tế với phát triển bền vững và độc lập tự chủ”.
Hội thảo Quốc tế Việt Nam học lần 3, Hà Nội ( 2008)
- Quản lý nhà nƣớc về xuất khẩu lao động ở Việt Nam (Chủ nhiệm),
(Đề tài NCKH cấp ĐHQG Hà Nội, 2009).
2. Lê Hồng Huyên (2011), Quản lý nhà nƣớc về di chuyển lao động
Việt Nam ra làm việc ở nƣớc ngoài, Luận án Tiến sỹ kinh tế, bảo vệ ngày
4/3/2011 tại Đại học Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội.
3. Lê Hồng Huyên (2008), Tác động của di chuyển lao động quốc tế
đối với sự phát triển kinh tế - xã hội Việt Nam trong hội nhập kinh tế quốc tế,
Hội thảo Quốc tế Việt Nam học lần 3, Hà Nội
4. Phạm Thị Thanh Bình (2009): 1/ Xu hƣớng di chuyển lao động từ
các nƣớc đang phát triển và 2/ Di chuyển lao động chuyên môn cao quốc tế:
Nguyên nhân và thực trạng, Báo điện tử ĐCS VN
5. Phan Huy Đƣờng (2010), Giải pháp tăng cƣờng quản lý nhà nƣớc về
lao động nƣớc ngoài tại Việt Nam, Tạp chí Lao động-Xã hội số 407 tháng
5/2011.
6. Phan Huy Đƣờng, Tô Hiến Thà (2011), Lao động nƣớc ngoài ở Việt
Nam, thực trạng và giải pháp, Tạp chí Lao động - Xã hội số 402 tháng
3/2011.
7. Tô Hiến Thà, Giải pháp phát triển nguồn nhân lực chất lƣợng cao,
Tạp chí lao động và xã hội, 340/2008
8. Báo Ngƣời lao động (23-04-2009) Quản lý lao động ngƣời nƣớc
ngoài tại Việt Nam: Chƣa sát thực tế!
Bài báo nêu lên thực trạng lao động ngƣời nƣớc ngoài đang ồ ạt vào
Việt Nam, đáng lo ngại hơn đó lại là lao động phổ thông. Theo bài báo, những
bất cập của cơ chế, cũng nhƣ quản lý lỏng lẻo chính là nguyên nhân của tình
trạng lao động phổ thông ngƣời nƣớc ngoài ào ạt vào Việt Nam không kiểm
soát đƣợc.
9. The Economy (8/3/2010), Lao động phổ thông nƣớc ngoài đang vào
Việt Nam
10. Ngọc Tƣớc (Giadinh.net), Quản lý lao động ngƣời nƣớc ngoài tại
Việt Nam: Sự hời hợt mất tiền tỷ.
11. Hội nghị giao ban các khu công nghiệp (KCN), khu chế xuất
(KCX) vùng kinh tế trọng điểm phía Nam lần thứ 9, Đồng Nai, 5/2010, Nhiều
bất cập trong quản lý lao động ngƣời nƣớc ngoài tại các khu công nghiệp, khu
chế xuất.
12. Nguyễn Sỹ Phƣơng (CH LB ĐỨC) (Thời báo Kinh tế Sài Gòn,
14/8/2009), Lao động nhập cƣ.

8xB32y8o5Jgliac
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status