Các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định mua nhà của người thu nhập thấp tại tp.Hồ Chí Minh - pdf 26

Link tải luận văn miễn phí cho ae

CHƯƠNG 1 : GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI

1.1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI

Ông cha ta đã có câu như: “An cư mới lập nghiệp”; “Tậu trâu, cưới vợ, xây nhà”… để thể hiện tầm quan trọng của việc sở hữu một căn nhà để ở và đó cũng là mong ước của rất nhiều người nhất là đối với những người là công nhân, viên chức có thu nhập thấp tại Thành phố Hồ Chí Minh, thành phố lớn nhất cả nước về kinh tế cũng như số lượng dân cư sinh sống.
Những năm 2007, 2008 có thể coi là thời kỳ hoàng kim của bất động sản, rất nhiều những doanh nghiệp đang hoạt động trong các lĩnh vực khác nhau của nền kinh tế đều nhảy vào lĩnh vực kinh doanh này, mặc dù có những doanh nghiệp không có chút kinh nghiệm về bất động sản. Tuy nhiên cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới đã tác động rất lớn đến nền kinh tế Việt Nam, chỉ một vài năm sau bất động sản tồn kho lên tới cả trăm ngàn tỷ đồng. Theo Bộ trưởng bộ xây dựng Trịnh Đình Dũng tính đến tháng 11/2013 tồn kho bất động sản cả nước là 96.805 tỷ đồng. (Nguồn: www.cafeland.vn, 2013)
Sự ảm đạm của thị trường bất động sản không những gây khó khăn riêng cho chủ đầu tư mà còn gây khó khăn cho một lượng lớn người lao động tham gia hoạt động trong ngành. Bên cạnh đó, những công ty có ngành nghề hoạt động liên quan như các công ty xây dựng, các công ty tư vấn đầu tư, ngân hàng v.v. cũng bị ảnh hưởng không nhỏ. Điều đó góp phần gây ra khó khăn chung cho nền kinh tế hiện nay.
Có nhiều nguyên nhân được các chuyên gia đưa ra phân tích thực trạng trên và một trong những nguyên nhân quan trọng nhất là giá bất động sản chưa thực sự phù hợp với thu nhập của một bộ phận lớn người dân. Không phải công nhân, viên chức cùng kiệt nào cũng có đủ tiền để mua một căn nhà đáp ứng đầy đủ các điều kiện như: giá cả, địa điểm, diện tích. Nhằm tháo gỡ khó khăn thị trường bất động sản, thông qua đó giúp cải thiện “ tồn kho ” của bất động sản, vốn, nguyên vật liệu và như vậy sẽ có tác động lan tỏa đến nhiều lĩnh vực khác của nền kinh tế nên chính đã đưa ra gói tín dụng 30 ngàn tỷ cho vay hỗ trợ nhà ở xã hội theo Thông tư 11/2013/TT-NHNN ngày 15/5.
Nhưng từ khi khởi động gói hỗ trợ gói tín dụng 30 tỉ thì thị trường bất động sản cũng không có vẻ phục hồi mà gói tín dụng cũng khó đến tay người dân. Trong thời gian qua khiến tác giả luôn thắc mắc về câu hỏi: những nguyên nhân nào khiến người tiêu dùng hạn chế mua nhà cho người thu nhập mà chính phủ hỗ trợ ?
Qua một thời gian dài trăn trở với câu hỏi trên, cùng với mong muốn khám phá những điều mới lạ trong ngành bất động sản, tác giả quyết định thực hiện nghiên cứu đề tài “ CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN QUYẾT ĐỊNH MUA NHÀ CỦA NGƯỜI THU NHẬP THẤP TẠI TP.HCM“ làm Luận văn Thạc sĩ của mình.
1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
Đề tài xác định các mục tiêu cần nghiên cứu sau:
- Nhận dạng các nhân tố tác động đến quyết định của khách hàng mua nhà cho người thu nhập thấp.
- Phân tích các số liệu đo lường để tìm ra mức độ tác động của các nhân tố đến quyết định mua nhà cho người thu nhập thấp tại TP.HCM.
- Từ kết quả phân tích, đề suất các kiến nghị cho chủ đầu tư tham gia vào phân khúc thị trường nhà cho người thu nhập thấp tại TP.HCM hiện nay.
Từ đó câu hỏi nghiên cứu của đề tài là:
- Các nhân tố nào tác động đến quyết định của khách hàng mua nhà cho người thu nhập thấp tại TP.HCM ?
- Mức độ tác động của từng nhân tố đến quyết định của khách hàng mua nhà cho người thu nhập thấp tại TP.HCM ?
Đề tài nghiên cứu sẽ cho thấy được những những yếu tố nào là nhân tố mà khách hàng quan tâm nhiều nhất và mức độ quan trọng của các yếu tố đó đối với khách hàng ra sao khi họ quyết định của khách hàng mua nhà cho người thu nhập thấp tại TP.HCM.
Kết quả có thể giúp chủ đầu tư hiểu rõ hơn về khách hàng mục tiêu của mình để từ đó lên ý tưởng thiết kế xây dựng và bán hàng tốt hơn. Bên cạnh đó, nghiên cứu cũng góp phần giúp các cơ quan chức năng hiểu hơn về nhu cầu thực tế của người dân để từ đó ban hành cơ chế quản lý thị trường đạt hiệu quả hơn.
Cuối cùng, kết quả nghiên cứu lần này cũng góp phần tạo điều kiện để những cuộc nghiên cứu về kinh doanh, tiếp thị tiếp theo có cơ sở để thực hiện dễ dàng hơn, góp phần tạo điều kiện để thị trường phát triển bền vững hơn.


1.3. KHÁI QUÁT KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
- Kết quả nghiên cứu đã xác định được phương trình hồi quy chỉ mối tương quan giữa biến phụ thuộc là quyết định của khách hàng với các biến độc lập là: yếu tố vị trí, yếu tố thu nhập, yếu tố chất lượng công trình, yếu tố môi trường sống, yếu tố giá cả, yếu tố uy tín chủ đầu tư, yếu tố tham khảo và yếu tố chiêu thị.
- Thông qua phân tích phương sai (ANOVA) để kiểm định sự khác nhau của các đặc tính cá nhân dến quyết định mua nhà của khách hàng cho người thu nhập thấp tại TP.HCM
- Thông qua phân tích giá trị trung bình của biến độc lập và biến phụ thuộc yếu tố để đánh giá được mức yếu tố quan trọng của khách hàng về việc mua nhà cho người thu nhập thấp tại TP.HCM.
1.4. PHẠM VI VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1.4.1. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi nghiên cứu là những khách hàng đang có nhu cầu mua nhà và những khách hàng vừa mới mua nhà tại thành phố Hồ Chí Minh.
- Những nhà được đưa vào nghiên cứu được hoàn thành và đưa vào sử dụng trong giai đoạn từ năm 2008 đến nay tại Thành phố Hồ Chí Minh.
1.4.2. Phương pháp nghiên cứu.
Nghiên cứu lần này thực hiện dựa trên cả hai phương pháp: phương pháp định tính và phương pháp định lượng
Nghiên cứu định tính
Kỹ thuật của nghiên cứu định tính được sử dụng để hoàn thành luận văn là trên cơ sở lý thuyết và tham khảo các mô hình đã nghiên cứu trước để hình thành bảng câu hỏi sơ bộ; sau đó tham khảo ý kiến chuyên gia (thảo luận nhóm) với các cá nhân có kinh nghiệm trong lĩnh vực kinh doanh bất động sản nhằm củng có nội dung bảng câu hỏi. Và để có bảng câu hỏi chính thức, tác giả tiến hành khảo sát và chạy kiểm định thang đo trên 20 phiếu.
Nghiên cứu định lượng.
Nghiên cứu định lượng được tiến hành trên phần mềm SPSS 16. , xử lý phiếu điều tra, vận dụng phương pháp hồi qui trên nền phương pháp nhân tố khám phá (EFA) nhằm xác định được các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định mua nhà của khách hàng.
1.5. KẾT CẤU LUẬN VĂN.
Luận văn có kết cấu được 5 chương như sau:
* Chương 1: Giới thiệu đề tài. Nội dung chương này trình bày khái quát về lý do chọn đề tài, tổng quan tình hình nghiên cứu của đề tài, mục tiêu nghiên cứu, và phạm vi nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu và giá trị thực tiễn của đề tài nghiên cứu.
* Chương 2: Cơ sở lý thuyết về quyết định lựa chọn của người tiêu dùng và mô hình nghiên cứu. Chương này trình bày tổng quan về cơ sở lý thuyết, mô hình nghiên cứu, các định nghĩa và các khái niệm liên quan, làm cơ sở thực hiện cho đề tài nghiên cứu.
* Chương 3: Phương pháp nghiên cứu. Chương này trình bày qui trình nghiên cứu, các phương pháp nghiên cứu được áp dụng, nhằm phát triển mô hình mô hình nghiên cứu và xây dựng thang đo chính thức cho mô hình nghiên cứu của luận văn.
* Chương 4: Kết quả nghiên cứu. Từ kết quả số liệu khảo sát thu được, chương này sẽ tiến hành phân tích và kiểm định thang đo, kiểm định mô hình hồi qui và các giả thuyết đặt ra của mô hình nghiên cứu.
* Chương 5: Kết luận và kiến nghị. Chương này sẽ tiến hành thảo luận kết quả đạt được, từ đó nêu lên những kiến nghị đề suất với chủ đầu tư và các cơ quan ban ngành liên quan. Sau đó, tác giả sẽ tiến hành tổng kết những hạn chế của đề tài và gợi mở cho những nghiên cứu tiếp theo.



JFe1sw2ooXya3TL
Nhớ thank
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status