Đồ án Công nghệ chế tạo bánh răng côn + bản vẽ - pdf 26

Link tải luận văn miễn phí cho ae
Phần I
GIỚI THIỆU CHUG VỀ BỘ TRUYỀ BÁH RĂG
I-1. Công dụng của bộ truyền động bánh răng.
Truyền động bánh răng được sử dụng trong nhiều loại máy và cơ cấu khác
nhau để truyền chuyển động quay từ trục này sang trục khác và để biến chuyển
động quay thành chuyển động tịnh tiến hay ngược lại.
Truyền động bánh răng được sử dụng rộng rãi bởi vì chúng có những ưu điểm
như khả năng truyền lực lớn, đảm bảo tỷ số truyền ổn định, hệ số có ích lớn và
truyền động êm.
Truyền động bánh răng là những cơ cấu quan trọng trong ôtô, máy kéo
động cơ đốt trong, máy công cụ, máy nông nghiệp, máy cần cNu và nhiều loại
thiết bị khác.
Phạm vi tốc độ và truyền lực của truyền động bánh răng rất lớn.
Các hộp tốc độ và truyền lực có khả năng truyền công suất tới hàng chục
nghìn kW. Tốc độ vòng của bánh răng trong các cơ cấu truyền chuyển động tốc
độ cao có thể đạt tới 150m/s. Các bánh răng truyền chuyển động quay được gọi
là bánh răng chủ động, còn bánh răng nhận chuyển động quay gọi là bánh răng
bị động. Trong bộ truyền còn có khái niệm bánh răng nhỏ ( có đường kính hoặc
số răng nhỏ ) và bánh răng lớn (có đường kính và số răng lớn ).
Sử dụng bánh răng có thể truyền được chuyển động quay giữa các trục
song song với nhau, chéo nhau hay vuông góc với nhau.
I-2. Phân loại bộ truyền bánh răng.
Tùy thuộc vào vị trí tương quan của các trục mà người ta phân biệt:
- Bộ truyền bánh răng trụ:
+ Răng thẳng
+ Răng nghiêng
+ Chéo nhau.
- Bộ truyền bánh răng côn:
+ Răng thẳng
+ Răng nghiêng
+ Răng cong
- Bộ truyền bánh răng thanh răng.
- Bộ truyền trục vít – bánh vít
Phần II
TRUYỀ ĐỘG BÁH RĂG CÔ
II-1. Đặc điểm bánh răng côn.
Cặp bánh răng côn dùng để truyền chuyển động quay giữa hai trục giao
nhau.
Răng của bánh răng côn được cắt trên mặt côn của phôi. Khi các bánh răng
côn quay ăn khớp với nhau, các mặt côn lăn lăn không trượt trên nhau.
Chiều dày và chiều cao của răng không cố định: chúng giảm dần theo
hướng tới đỉnh côn. Nhờ đó mà môđun của các bánh răng côn cũng thay đổi.
II-2. Độ chính xác.
Độ chính xác của bánh răng côn với các môđun m =1÷ 30mm và đường
kính vòng chia ≤ 2000 mm được đánh giá theo tiêu chuNn Nhà nước TCVN.
Theo tiêu chuNn này độ chính xác của bánh răng côn chia ra 12 cấp chính xác
khác nhau từ 1 ÷12, trong đó cấp 1là chính xác nhất, cấp 12 là kém chính xác
nhất. Tuy nhiên việc chế tạo bánh răng côn có độ chính xác cao khó hơn so với
bánh răng trụ cho nên độ chính xác của bánh răng côn chỉ được quy định cho
các cấp chính xác từ 5 tới 11.
Mỗi cấp chính xác của bánh răng côn cũng chứa 4 dạng tiêu chuNn:
- Độ chính xác động học: độ chính xác này được đánh giá bằng sai số góc
quay của bánh răng sau một vòng. Sai số này là do sai số của hệ thống công
nghệ gây ra.
Chỉ tiêu tổng hợp của độ chính xác động học của bánh răng côn là sai số
động học của bánh răng ∆F∑. Các thành phần của chỉ tiêu này bao gồm:
- Sai số tích lũy bước vòng ∆t∑.
- Độ đảo vành răng eo.
- Sai số bao hình ∆φ∑.
- Dao động khe hở mặt bên ∆oCu.
- Dao động góc tâm ∆oφu.
Độ chính xác này rất quan trọng đối với các truyền động có tính đến góc
quay như truyền động phân độ của các máy cắt răng hay các cơ cấu đo đếm ...
- Độ ổn định khi làm việc: độ ổn định khi làm việc được đánh giá bằng sai số
chu kỳ tức là giá trị trung bình của sai số truyền động bằng tỷ số giữa sai lệch
lớn nhất và số răng bánh răng.
Chỉ tiêu tổng hợp của độ ổn định khi làm việc là sai số chu kỳ ∆F.
Các thành phần của chỉ tiêu này bao gồm:
- Sai số bước vòng ∆tc.
- Sai số của hiệu các bước vòng ∆t.
- Dao động góc tâm trên một răng ∆γφu.
Độ ổn định khi làm việc đặc trưng cho độ ổn định của tốc độ quay của bộ
truyền động trong một vòng quay của bánh răng. Dao động của tốc độ quay sẽ
gây ra tải trọng động, rung động và tiếng ồn của bộ truyền.

/file/d/0Bz7Zv9 ... sp=sharing
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status