Xây dựng và thử nghiệm bộ công cụ đánh giá năng lực thực hành học phần nhập môn tin học của sinh viên cao đẳng ngành công nghệ may - pdf 26

Link tải luận văn miễn phí cho ae
Xây dựng và thử nghiệm bộ công cụ đánh giá năng lực thực hành học phần nhập môn tin học của sinh viên cao đẳng ngành công nghệ may tại Trường Cao đẳng Công nghiệp – Dệt May Thời trang Hà Nội

1. Lí do chọn đề tài
Trong quá trình toàn cầu hóa, hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng, thực chất
cạnh tranh giữa các quốc gia hiện nay là cạnh tranh về chất lượng nguồn nhân lực.
Tuy nhiên, chất lượng, hiệu quả giáo dục đào tạo nước ta còn thấp so với yêu cầu,
nhất là giáo dục đại học [3].
Các trường đại học, cao đẳng là nơi cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cho
doanh nghiệp nhưng lại chưa đáp ứng được yêu cầu của các doanh nghiệp. “Phần
lớn sinh viên còn thiếu hay yếu các kiến thức, kỹ năng thực hành mặc dù họ đã
được đào tạo bài bản suốt mấy năm học” [8]. Khả năng thực hành, học hỏi và kỹ
năng cá nhân là yếu tố quan trọng nhất mà doanh nghiệp cần ở người lao động. Khả
năng thực hành thể hiện qua việc người lao động biết những kiến thức, kỹ năng
chuyên môn phù hợp với yêu cầu công việc và có khả năng ứng dụng những kiến
thức, kỹ năng đó vào thực tế để hoàn thành công việc mà họ đảm nhận. Vì vậy, giáo
dục phải "chuyển mạnh quá trình giáo dục từ chủ yếu trang bị kiến thức sang phát
triển toàn diện năng lực và phẩm chất người học. Học đi đôi với hành, lý luận gắn
với thực tiễn” [3].
Phát triển năng lực là một trong những yêu cầu quan trọng, thể hiện rõ nhất
của sự đổi mới mục tiêu giáo dục. Quan niệm này chi phối toàn bộ các yếu tố của
quá trình giáo dục, từ nội dung, phương pháp đến thi, kiểm tra, đánh giá. Trong đó,
“đổi mới kiểm tra, thi và đánh giá là khâu đột phá”. Vai trò của kiểm tra đánh giá
trong tiến trình đổi mới nền giáo dục nhằm nâng cao chất lượng đào tạo đã được
khẳng định như một chiến lược, một chính sách giáo dục quốc gia. [2]
Thực tiễn hoạt động kiểm tra đánh giá ở các nhà trường hiện nay là chưa xác
định rõ triết lý đánh giá: đánh giá để làm gì, tại sao phải đánh giá, đánh giá nhằm
thúc đẩy, hình thành khả năng gì ở người học? Giáo viên có xu hướng chú trọng
kiến thức ghi nhớ hơn là rèn kỹ năng và năng lực người học; các kết quả kiểm tra
thường để xếp loại người học hơn là tìm ra điểm mạnh yếu của người học để giúp
người học tiến bộ và định hướng cho giáo viên trong việc cải tiến nội dung và
phương pháp giảng dạy; giáo viên và nhà quản lý còn yếu về năng lực đánh giá
trong giáo dục.
Vậy làm thế nào để đổi mới kiểm tra, đánh giá người học theo hướng tiếp
cận năng lực? Giải pháp cho vấn đề này là xây dựng cơ chế đào tạo đội ngũ chuyên
gia về đánh giá trong giáo dục và bồi dưỡng năng lực đánh giá cho giáo viên; tạo sự
thay đổi mạnh mẽ về nhận thức đối với công tác kiểm tra đánh giá; cải tiến phương
pháp kiểm tra đánh giá phù hợp với những định hướng của giáo dục Việt Nam.
Đánh giá trong giáo dục là công cụ để xác định năng lực nhận thức người
học, giúp người học nhận ra mình đang ở đâu trên con đường đạt đến mục tiêu học
tập, giúp giáo viên điều chỉnh quá trình giảng dạy. Đổi mới kiểm tra, đánh giá năng
lực phải chuyển biến mạnh theo hướng đa dạng hóa các hình thức, phương pháp
đánh giá; tập trung kiểm tra năng lực giải quyết vấn đề, năng lực sáng tạo thông qua
các bài toán của đời thường, mô phỏng từ thực tiễn; chú trọng đến khâu phản hồi;
đánh giá không chỉ thực hiện ở thời điểm cuối cùng của mỗi giai đoạn giáo dục mà
trong cả quá trình giáo dục.
Để thực hiện kiểm tra đánh giá khả năng người học vận dụng kiển thức vào
giải quyết các tình huống trong thực tiễn đời sống, giáo viên cần áp dụng đa
dạng hóa các loại hình kiểm tra đánh giá, sử dụng thành thạo các phương pháp đánh
giá bằng các tình huống bài tập, thông qua sản phẩm, qua bài kiểm tra viết kiểu tự
luận,... Dựa vào kiến thức đo lường và đánh giá trong giáo dục, giáo viên cần tiến
hành xây dựng các công cụ đánh giá năng lực cho từng môn học của từng ngành
đào tạo. Sử dụng công cụ này, người học có thể tự kiểm tra, đánh giá, điều chỉnh
hoạt động học tập và lập kế hoạch học tập. Giáo viên có thể sử dụng để kiểm tra
đánh giá người học. Để làm được điều này, phải bắt đầu từ việc đào tạo đội ngũ
chuyên gia về đánh giá trong giáo dục và bồi dưỡng các kiến thức về khoa học đo
lường đánh giá trong giáo dục cho giáo viên ở các trường.
Nhiệm vụ của các trường cao đẳng là đào tạo nhân lực theo hướng nghề
nghiệp ứng dụng. Vì vậy, đánh giá năng lực thực hành của SV có vai trò quan trọng,
quyết định đến chất lượng đào tạo của nhà trường. Thực tế cho thấy, đánh giá năng
lực thực hành là phương pháp không mới nhưng lại là vấn đề khó đối với GV trong
việc thiết kế công cụ đánh giá đáp ứng mục tiêu, chuẩn đầu ra học phần, ngành học.
Trong chương trình đào tạo cao đẳng, tin học là học phần bắt buộc đối với tất
cả các ngành vì thế việc áp dụng đánh giá học phần này rất thuận lợi cho việc triển
khai đánh giá cho bước đầu nghiên cứu.
Từ những thực trạng trên, tác giả đã chọn đề tài luận văn: “Xây dựng và thử
nghiệm bộ công cụ đánh giá năng lực thực hành học phần nhập môn tin học của
sinh viên cao đẳng ngành công nghệ may tại Trường Cao đẳng Công nghiệp -
Dệt May Thời trang Hà Nội”. Kết quả nghiên cứu của luận văn sẽ là tài liệu cần
thiết góp phần vào quá trình đổi mới phương pháp kiểm tra đánh giá kết quả học tập
của sinh viên cao đẳng, đồng thời nâng cao kỹ năng của giáo viên trong việc thiết kế
công cụ đánh giá năng lực dùng để kiểm tra đánh giá kết quả học tập của sinh viên.
2. Mục đích nghiên cứu của luận văn
- Nghiên cứu cơ sở lý luận về đánh giá năng lực thực hành của sinh viên cao
đẳng;
- Xây dựng công cụ và phương pháp tiếp cận đánh giá năng lực thực hành
học phần NMTH của sinh viên ngành công nghệ may Trường CĐCN - DMTT HN.
3. Đối tƣợng và khách thể nghiên cứu
3.1. Đối tƣợng nghiên cứu
Xây dựng bộ công cụ đánh giá năng lực thực hành học phần NMTH của SV
cao đẳng ngành công nghệ may tại Trường CĐCN – Dệt May TT HN.
3.2. Khách thể nghiên cứu
Hoạt động đánh giá kết quả thực hành học phần NMTH của SV cao đẳng
ngành công nghệ may tại Trường CĐCN – Dệt May TT HN.
4. Câu hỏi nghiên cứu
Bộ công cụ đánh giá năng lực thực hành học phần NMTH của SV cao đẳng
ngành công nghệ may được xây dựng và hoàn thiện như thế nào từ kết quả đánh giá
thử nghiệm tại Trường CĐCN – Dệt May Thời trang HN?
5. Nội dung nghiên cứu
- Nội dung nghiên cứu 1: Khảo cứu tài liệu trong và ngoài nước để làm rõ
khái niệm năng lực thực hành và phương pháp đánh giá năng lực thực hành của SV
cao đẳng ngành công nghệ may.
- Nội dung nghiên cứu 2: Xây dựng bộ công cụ đánh giá năng lực thực hành
học phần nhập môn tin học của SV cao đẳng ngành công nghệ may dựa trên mục
tiêu và chuẩn đầu ra của học phần;
- Nội dung nghiên cứu 3: Thử nghiệm bộ công cụ nhằm kiểm nghiệm độ
giá trị, độ tin cậy,... và tiến hành khảo sát trên một mẫu nhất định nhằm đánh giá
thực trạng năng lực thực hành học phần NMTH của sinh viên cao đẳng ngành công
nghệ may tại Trường CĐCN – Dệt May Thời trang HN.
6. Phạm vi nghiên cứu
- Trong quá trình hồi cứu tư liệu, tác giả sử dụng các tài liệu chuyên môn
bằng tiếng Việt và tiếng Anh.
- Bộ công cụ được thiết kế phù hợp với nội dung học phần NMTH của SV
cao đẳng ngành công nghệ may tại Trường CĐCN – Dệt May Thời trang HN nên
chưa có tính đại diện, bao quát và cũng là vấn đề đang nghiên cứu nên chưa thể sử
dụng cho các cơ sở giáo dục khác.
7. Phƣơng pháp nghiên cứu
7.1. Phƣơng pháp chọn mẫu
- Nhằm bảo đảm kết quả thu được mang tính thay mặt và có ý nghĩa thống kê
cho quần thể nghiên cứu mà từ đó mẫu được rút ra, tác giả tiến hành chọn mẫu ngẫu
nhiên hệ thống.
- Điều tra bằng phiếu khảo sát tất cả các sinh viên tham gia bài thực hành
đánh giá năng lực;
- Khảo sát ý kiến tất cả 6 giảng viên giảng dạy học phần NMTH về bộ công
cụ đánh giá năng lực thực hành.
7.2. Phƣơng pháp thu thập thông tin
Nghiên cứu sử dụng kết hợp cả hai phương pháp thu thập thông tin bằng


9jbpyE2fr1Zy5aY
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status