Năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp Việt Nam trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế - pdf 26

Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết nối
Phân tích, đánh giá thực trạng năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp Việt Nam. Trên cơ sở đó đề xuất các chính sách, giải pháp, khuyến nghị cụ thể cho Nhà nước và các doanh nghiệp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp để phát triển nền kinh tế một cách bền vững và hội nhập kinh tế quốc tế thành công
Luận văn ThS. Kinh tế thế giới và quan hệ kinh tế quốc tế -- Khoa Kinh tế. Đại học Quốc gia Hà Nội, 2005
LỜI MỞ ĐẦU
1. Sự cần thiết của đề tài
Trong những năm qua, thực hiện đường lối đổi mới, nền kinh tế nước ta đã
đạt được sự tăng trưởng khá, các nhân tố tạo thành năng lực cạnh tranh của nền
kinh tế ngày càng được khai thác, một số ngành, doanh nghiệp đã bắt đầu vươn
lên cạnh tranh với hàng nhập ngoại và thị trường xuất khẩu, nhờ đó thị trường
trong nước và thị trường xuất khẩu ngày càng được mở rộng, người tiêu dùng
được tiếp cận các hàng hoá và dịch vụ với chủng loại đa dạng và chất lượng tốt
hơn. Để có được những biến đổi tích cực này thì năng lực cạnh tranh của các
doanh nghiệp nước ta trong thời gian qua đã có bước phát triển đáng kể. Tuy
nhiên, năng lực cạnh tranh của nền kinh tế và của các doanh nghiệp ở nước ta
hiện nay so với thế giới còn thấp kém và chậm được cải thiện. Chi phí đầu vào
quá cao; lao động phổ biến là tay nghề thấp; năng suất lao động thấp; năng lực
của đội ngũ doanh nhân chưa đủ để điều hành và quản lý doanh nghiệp theo
chuẩn mực quốc tế. Mặt khác các doanh nghiệp Việt Nam cũng đang gặp phải
những khó khăn rất lớn về vốn, công nghệ, định hướng thị trường tiêu thụ…Bên
cạnh đó sức ép của quá trình hội nhập đối với các doanh nghiệp Việt Nam ngày
càng lớn khi một loạt cam kết quốc tế đã có hiệu lực và một số các cam kết quan
trọng khác đang trong giai đoạn đàm phán.
Trước tình hình đó việc nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh
nghiệp Việt Nam trở thành vấn đề hết sức bức xúc, khi quá trình hội nhập của
nước ta đang bước vào giai đoạn có tính bước ngoặt. Chính vì vậy hơn bao giờ
hết vấn đề nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp phải là quan tâm
số một của Chính phủ cũng như doanh nghiệp trong giai đoạn hiện nay.
Nhận thức được tính cấp thiết và tầm quan trọng của việc nâng cao năng
lực cạnh tranh của các doanh nghiệp Việt Nam trong điều kiện hội nhập, tui đã
lựa chọn đề tài này làm luận văn tốt nghiệp.
2. Tình hình nghiên cứu
Trong thời gian qua, đặc biệt là từ khi nước ta mở cửa hội nhập với nền
kinh tế thế giới, đã có một số công trình nghiên cứu năng lực cạnh tranh của các
doanh nghiệp Việt Nam, làm cơ sở cho việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế để hội
nhập hiệu quả như: "Nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia" (Viện Nghiên cứu
Quản lý Kinh tế Trung ương, 2003); "Doanh nghiệp Việt Nam: khả năng cạnh
tranh và mối lo hội nhập" (Nguyễn Thị Hoài Lê). Kết quả các nghiên cứu phần
nào đánh giá được năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp Việt Nam, đưa ra
một số giải pháp để nâng cao khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp trong
bối cảnh hội nhập. Tuy nhiên, các công trình nghiên cứu đó mới là bước đầu,
năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp mới chỉ được nghiên cứu trong trạng
thái tĩnh, chủ yếu là đánh giá hiện trạng mà chưa đặt trong bối cảnh vận động
của nền kinh tế trong nước và thế giới, chưa gắn kết với lộ trình cam kết hội
nhập của Việt Nam vào các tổ chức, hiệp định thương mại quốc tế. Vì lẽ đó, cho
tới nay chúng ta chưa có các giải pháp chắc chắn, cụ thể nhằm nâng cao năng lực
cạnh tranh của các doanh nghiệp để hội nhập thành công. Vì vậy, nâng cao năng
lực cạnh tranh của các doanh nghiệp Việt Nam trong tiến trình hội nhập với nền
kinh tế thế giới là một vấn đề cần tiếp tục được nghiên cứu.
3. Mục đích nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu của luận văn là nhằm phân tích, đánh giá thực trạng
năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp Việt Nam, trên cơ sở đó đề xuất các
chính sách, giải pháp, khuyến nghị cụ thể cho Nhà nước và các doanh nghiệp
nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp để phát triển nền kinh
tế một cách bền vững và hội nhập kinh tế quốc tế thành công.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu của luận văn là năng lực cạnh tranh của doanh
nghiệp Việt Nam.
- Thời gian: Năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp Việt Nam được
xem xét trong thời gian từ 1990 đến nay.
5. Phương pháp nghiên cứu
Luận văn được xây dựng dựa trên sự kết hợp của các phương pháp nghiên
cứu:
- Phương pháp phân tích hệ thống
- Phương pháp so sánh và tổng hợp dữ liệu
- Phương pháp duy vật lịch sử
6. Dự kiến những đóng góp mới của luận văn
Với việc nghiên cứu về năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp Việt
Nam trong tiến trình hội nhập, dự kiến luận văn sẽ có những đóng góp mới sau:
- Hệ thống hóa những vấn đề lý luận về cạnh tranh và năng lực cạnh tranh
làm căn cứ định hướng chính sách và các giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh
của các doanh nghiệp nhằm phát triển kinh tế đất nước.
- Đánh giá thực trạng năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp Việt Nam,
cùng với việc phân tích các tác động của quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, từ đó


0akIOn82T28DBE6
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status