Nghiên cứu quy trình sản xuất rượu đế từ khoai lang - pdf 26

Link tải luận văn miễn phí cho ae

TÓM TẮT
Rượu là một thức uống lên men truyền thống của dân tộc Việt Nam. Nguyên liệu
dùng để nấu rượu thường là các loại ngũ cốc chứa nhiều tinh bột như; gạo, nếp, tấm,..
Ngoài ra, rượu cũng có thể làm rượu từ các loại trái cây chứa nhiều đường. Nhằm tận
dụng nguồn nguyên liệu khoai lang dồi dào và rẻ tiền cũng như tạo ra sản phẩm rượu
đặc trưng từ sự phối hợp giữa gạo và khoai lang. Đề tài cũng góp phần hoàn thiện
quy trình sản xuất rượu đế từ khoai lang. Với mục đích trên, đề tài “Nghiên cứu quy
trình sản xuất rượu đế từ khoai lang” được thực hiện. Kết quả đã xác định được tỷ lệ
chủng bột mốc Amylomyces rouxi và bột men Saccharomyces cerevisiae vào cơ chất
thích hợp theo tỷ lệ 0,8:0,2. Ở giai đoạn đường hóa xác định được tấm là cơ chất thích
hợp và khoai lang tím là loại khoai lang thích hợp trong năm loại khoai lang được
khảo sát. Ngoài ra, bước đầu đã lên men thử nghiệm mẻ lớn (3kg tấm và 15kg khoai
lang tím) tại phòng thí nghiệm thu được 5,2 lít rượu 70% (v/v), hiệu suất là 67,4% và
độ rượu dịch lên men đạt 12,44% (v/v), kết quả thử nghiệm tại nông hộ thu được 7,5
lít rượu 43% (v/v), hiệu suất là 59,74% và độ rượu dịch lên men đạt 11,55% (v/v).
Từ khóa: Amylomyces rouxii, khoai lang, tấm, rượu, Saccharomyces cerevisiae

Chương 1. GIỚI THIỆU
1.1. Đặt vấn đề
Khó có thể biết được rượu ra đời từ lúc nào, ở đâu, song nói về rượu, về tác
dụng chữa bệnh, về văn hóa uống rượu thì tất cả các dân tộc trên thế giới đều có. Ở
Việt Nam, rượu gắn với sinh hoạt cộng đồng, với các nghi lễ, hội hè, đình đám, với
những lời thề ước, nhưng nếu uống rượu quá đà cũng gây nhiều phiền lụy. Chính vì
vậy, chẳng biết tự bao giờ, rượu đã đi đời sống văn hóa của người bình dân và bằng
cách này hay cách khác nó đã tồn tại trong cộng đồng người Việt nói chung, trong đó
có người dân đồng bằng sông nước Cửu Long.
Người Việt có câu “Vô tửu bất thành lễ” để nhấn mạnh tầm quan trọng của rượu
trong lễ nghi giao tiếp. Mỗi địa phương trên đất nước ta đều có những loại rượu rất đặc
trưng và trở thành niềm tự hào của người dân xứ sở. Một số rượu nổi tiếng như Làng
Vân, Mẫu Sơn, Thổ Hà, Tạnh Xá, Nga Sơn, Kim Long, Làng Chuồn, Đá Bạc, Bồng
Sơn, Bầu Đá, Gò Đen, Phú Lễ, Xuân Thạnh, Tân Lộc, Văn Điển, Bó Nặm, Trương Xá,
táo mèo Sapa,... Nguyên liệu để nấu rượu thường là gạo, nếp. Ngoài ra nguồn nguyên
liệu tinh bột từ khoai lang cũng được dùng để lên men rượu. Rượu Shochu là một loại
rượu chưng cất của Nhật Bản. Loại rượu này thường được chưng cất từ lúa mạch,
khoai lang hay gạo. Rượu Shochu đang ngày càng nổi tiếng ở các nước trên thế giới vì
hương vị dễ chịu và dễ uống, hơn nữa tận dụng được các nguồn nguyên liệu tinh bột từ
khoai lang tạo nên sản phẩm đặc trưng.
Ở Đồng bằng Sông Cửu Long, khoai lang được trồng ở nhiều nơi với năng suất
khá cao, đặc biệt là ở huyện Bình Minh và Bình Tân, tỉnh Vĩnh Long. Nhằm tận dụng
nguồn nguyên liệu khoai lang dồi dào và rẻ tiền, bước đầu thử nghiệm lên men rượu
đế từ khoai lang với bột nấm mốc Amylomyces rouxii và bột nấm men Saccharomyces
cerevisiae, do đó đề tài “Nghiên cứu quy trình sản xuất rượu đế từ khoai lang” được
thực hiện.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu của đề tài là khảo sát khả năng lên men của bột nấm mốc và bột nấm
men thuần trên các loại nguyên liệu gạo và khoai lang khác nhau để chọn ra loại gạo
và khoai lang tốt nhất và đồng thời khảo sát về tỷ lệ phối trộn giữa bột mốc và bột men
thuần trong quy trình lên men rượu đế từ khoai lang.

Để thực hiện mục tiêu trên đề tài dự kiến thực hiện theo các bước sau:
 Khảo sát tỷ lệ bột mốc và bột men khi chủng vào nguyên liệu.
 Khảo sát ảnh hưởng của nguyên liệu tấm và gạo trong quy trình sản xuất
rượu đế từ khoai lang.
 Khảo sát ảnh hưởng của nguyên liệu khoai lang trong quy trình sản xuất
rượu đế từ khoai lang.
 Thử nghiệm sản xuất rượu đế từ khoai lang ở quy mô phòng thí nghiệm và
nông hộ.


42jzN88Tn12sJf9
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status