Đánh giá thực trạng xâm nhập mặn và đề xuất giải pháp sử dụng đất hiệu quả ở vùng ven biển huyện Tiên Lãng thành phố Hải Dương - pdf 26

Link tải luận văn miễn phí cho ae
MỞ ðẦU
Tính cấp thiết của ñề tài
Nông nghiệp là một hoạt ñộng có từ xa xưa của loài người và ngày nay
hầu hết các nước trên thế giới, dù ñã phát triển, ñang hay kém phát triển ñều
quan tâm ñến sản xuất nông nghiệp. Có thể nói, sản xuất nông nghiệp là cơ sở
ban ñầu ñể ñáp ứng nhu cầu lương thực, thực phẩm, làm bàn ñạp ñể phát triển
của các ngành sản xuất khác và ổn ñịnh xã hội. Ngày nay trước sự bùng nổ về
dân số và thiên tai, dịch bệnh…, ñể ñảm bảo an ninh lương thực nông nghiệp
ñã phải sử dụng hóa chất BVTV, phân hóa học, chất kích thích sinh trưởng…
gây ra ô nhiêm môi trường. Mặt khác hoạt ñộng sản xuất nông nghiệp hiện nay
còn gặp rất nhiều khó khăn do biến ñổi khí hậu (BðKH) như sự xâm mặn của
nước biển là hậu quả của nước biển dâng (NBD), ñất ñai suy thoái do bão, lụt,
hạn hán gia tăng… ñã làm suy giảm năng suất, chất lượng cây trồng, vật nuôi.
Vì vậy phát triển nông nghiệp bền vững ñã trở thành một vấn ñề toàn cầu.
Việt Nam là một nước nông nghiệp. Nông nghiệp là ngành kinh tế quan
trọng nhất sản xuất ra gần 1/4 GDP, với 70% dân số tham gia. Trong những
năm qua nông nghiệp Việt Nam ñã có những bước phát triển ñáng kể, sản
xuất lương thực, ñặc biệt là lúa tăng lên liên tục cả về diện tích và năng suất,
ñã trở thành một trong những nước xuất khẩu gạo hàng ñầu thế giới. Cũng
như các nước khác, do tốc ñộ gia tăng dân số cao cùng với quá trình công
nghiệp hóa – ñô thị hóa mở rộng, diện tích ñất nông nghiệp bị thu hẹp dần. ðể
phát triển, sản xuất nông nghiệp ñã phải thâm canh tăng vụ, lạm dụng hóa
chất BVTV, phân hóa học, chất kích thích sinh trưởng...
Ngoài ra, hoạt ñộng sản xuất nông nghiệp các vùng ven biển nước ta hiện nay
còn gặp khó khăn do biến ñổi khí hậu (BðKH) và nước biển dâng (NBD). Hiện
tượng nhiễm mặn ñất sản xuất nông nghiệp mở rộng làm suy giảm năng suất
cây trồng, vật nuôi.
Tiên Lãng, Hải Phòng là một huyện ven biển, sản xuất nông nghiệp chủ
yếu trồng lúa nước, rau, một số loại cây công nghiệp và nuôi trồng thủy sản,
cung cấp lương thực, thực phẩm cho thành phố Hải Phòng. ðứng trước những
khó khăn chung nói trên, ñể nâng cao hiệu quả của sản xuất nông nghiệp, việc
tìm ra những giải pháp canh tác thích ứng với Biến ñổi khí hậu và hướng tới
mục tiêu bền vững là một yêu cầu cấp bách hiện nay.
Xuất phát từ vấn ñề nêu trên ñược sự hướng dẫn trực tiếp của PGS.TS.
ðoàn Văn ðiếm, chúng tui tiến hành nghiên cứu ñề tài: “ðánh giá thực
trạng xâm nhập mặn và ñề xuất giải pháp sử dụng ñất hiệu quả ở
vùng ven biển huyện Tiên Lãng, thành phố Hải Phòng”
Mục ñích và yêu cầu nghiên cứu
Mục ñích nghiên cứu
- ðánh giá thực trạng xâm nhập mặn, tài nguyên ñất bị nhiễm mặn
(Land resources salinity) và ảnh hưởng của chúng ñối với sản xuất nông
nghiệp ở vùng ven biển huyện Tiên Lãng.
- ðề xuất các giải pháp sử dụng ñất có hiệu quả cho vùng ven biển
huyện Tiên Lãng, thành phố Hải Phòng.
Yêu cầu của ñề tài
- ðánh giá ñược ñiều kiện tự nhiên - kinh tế - xã hội và tình hình sản
xuất nông nghiệp ở vùng ven biển huyện Tiên Lãng, thành phố Hải Phòng.
- ðánh giá ñược hiệu quả của các loại hình sử dụng ñất hiện nay (trên
phương diện kinh tế, xã hội và môi trường) ở ñịa phương.
- ðánh giá ñược thực trạng tài nguyên ñất bị nhiễm mặn và ảnh hưởng
của chúng ñối với sản xuất nông nghiệp.
- ðề xuất một số giải pháp sử dụng ñất hiệu quả và hợp lý, thích ứng
với tình trạng nhiễm mặn hiện nay ở vùng ven biển huyện Tiên Lãng, thành
phố Hải Phòng.
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Tổng quan về tài nguyên ñất bị ñất nhiễm mặn
1.1.1. Các khái niệm về ñất nhiễm mặn
Xâm nhập mặn là một hiện tượng tự nhiên xảy ra ở các vùng ñất, cửa
sông, mạch nước ngầm tiếp giáp với biển. Xâm nhập mặn xảy ra khi có sự
khác biệt về năng lượng dòng chảy (cả thế năng và ñộng năng) cũng như khối
lượng riêng giữa dòng nước ngọt và nước mặn. Xâm nhập mặn, do tỷ trọng
nước biển “lớn” hơn nước sông nên khi năng lượng dòng triều (nước mặn)
không ñủ lớn ñể dồn ép hoàn toàn nước ngọt về phía thượng lưu thì lúc ñó
nước mặn sẽ chảy về phía thượng lưu, còn nước ngọt sẽ chảy về phía hạ lưu
(tức là xuất hiện dòng chảy 2 chiều). ðất mặn là loại ñất có chứa nhiều muối
tan (>1%). Những loại muối tan thường gặp: NaCl, Na2SO4, CaCl2, MgCl2,
NaHCO3... Những loại muối này có nguồn gốc nguyên thủy của chúng là từ
các thành phần khoáng của núi lửa.
1.1.2. Nguyên nhân gây mặn
Khi dòng chảy trên sông yếu hơn dòng chảy từ biển do thuỷ triều tác
ñộng cộng thêm các yếu tố vật lý ảnh hưởng thì xâm nhập mặn xảy ra. ðây là
nguyên nhân chính tạo nên sự nhập mặn.
Sự hình thành ñất mặn là kết quả tác ñộng của nhiều yếu tố : ñá mẹ, ñịa
hình trũng, mực nước ngầm mặn ở nông, khí hậu khô hạn và sinh vật ưa
muối.
Sự phong hoá các khoáng là nguyên nhân gián tiếp gây ra ñộ mặn cho
ñất. Tuy vậy, trong một số ít trường hợp lượng muối tích tụ ngay tại ñó, ở một
số nơi tồn tại những mỏ muối là nguyên nhân chính gây ra ñộ mặn. Hầu hết
ñất bị mặn do muối từ nơi khác di chuyển ñến và nước là thể mang chính. ðại
dương là nguồn gốc nói trên tạo ra ñất mặn, trong ñó vật liệu sơ khai là do

JHy8a4jeC7Zo34e
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status