Xây dựng bộ công cụ đánh giá năng lực tư duy của học sinh trong phần di truyền hoc - sinh học 12 - pdf 26

Link tải luận văn miễn phí cho ae
PHẦN 1. MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Trong tình hình xã hội hiện nay, với sự bùng nổ của công nghệ thông tin,
khoa học phát triển như vũ bão đã tác động mạnh mẽ và làm thay đổi lớn lao đến
các lĩnh vực của đời sống xã hội. Trước yêu cầu đổi mới của thời đại, đòi hỏi phải
đổi mới nội dung, phương pháp dạy học để đáp ứng mục tiêu giáo dục mới đó là
không chỉ nhằm trang bị cho HS những kiến thức, kĩ năng đã có của nhân loại mà
chú trọng đến vận dụng kiến thức, kĩ năng vào cuộc sống, đặc biệt quan tâm đến
phát triển năng lực sáng tạo, năng lực tư duy, năng lực giải quyết vấn đề phù hợp
với hoàn cảnh.
Trong dạy học, dù là theo xu hướng tập trung vào người học, thì giáo viên
vẫn luôn đóng vai trò rất quan trọng. Do đó chất lượng giáo dục còn phải thể hiện ở
việc GV lựa chọn các phương pháp, phương tiện và tổ chức dạy học có hiệu quả
nhằm nâng cao chất lượng học của HS. Trên thực tế thì phương pháp dạy học của
GV phụ thuộc vào hình thức và phương pháp đánh giá kết quả giáo dục. Từ trước
đến nay, phương pháp dạy học thường luôn biến đổi để phù hợp với đánh giá giáo
dục, nhất là trong đánh giá kết quả học tập. Như vậy, muốn đổi mới phương pháp
dạy học của GV thì cần thay đổi cách đánh giá kết quả học tập, giáo dục.
Trong quá trình dạy học, kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh là
một khâu quan trọng, không chỉ xác định thành tích học tập mà còn cung cấp tư liệu
cho quá trình xây dựng mục tiêu dạy học. PGS.TS Nguyễn Công Khanh đã chỉ
ra: “Muốn đổi mới căn bản toàn diện chương trình SGK phổ thông từ năm 2015,
“mắt xích” cần tập trung, nỗ lực nhiều nhất, đầu tư nhiều thời gian, trí tuệ, tiền
bạc nhất chính là khâu đổi mới cách thức kiểm tra đánh giá. Đây sẽ là động lực thúc
đẩy các quá trình khác như đổi mới phương pháp dạy học, đổi mới cách thức tổ
chức hoạt động dạy học, đổi mới quản lý...”. Chương trình giáo dục phổ thông sau
năm 2015 được xây dựng theo hướng phát triển năng lực người học, do đó cách
thức đánh giá kết quả giáo dục phù hợp là đánh giá năng lực người học.
Theo tổ chức OECD (tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế), năng lực tư duy
là một trong 9 năng lực cốt lõi cần được đánh giá khi kết thúc quá trình học tập của
học sinh phổ thông. Tuy nhiên, hiện nay, việc đánh giá năng lực tư duy của học sinh
ở các trường phổ thông còn chưa được quan tâm đúng mức, chưa thực sự phát huy
vai trò của kiểm tra, đánh giá là nhằm thúc đẩy tính tích cực, tạo ra sự phát triển,
nâng cao năng lực của người học. Việc kiểm tra, đánh giá thường do giáo viên bộ
môn tự quyết định, chưa có sự thống nhất trong phương pháp đánh giá. Hơn nữa,
giáo viên sử dụng hầu như rất hạn chế các hình thức đánh giá, phần lớn những đánh
giá dựa vào viết luận, làm các bài tập như kiểm tra 15 phút, 1 tiết… và thông qua
một số câu hỏi trắc nghiệm hay tự luận mà chính giáo viên cũng không rõ mình
định đánh giá kỹ năng hay năng lực gì ở học sinh.
Xuất phát từ những lí do trên chúng tui đã lựa chọn nghiên cứu đề tài:
“ Xây dựng bộ công cụ đánh giá năng lực tư duy của học sinh trong phần Di
truyền học - Sinh học 12”
2. Mục đích nghiên cứu
Xây dựng các công cụ đánh giá năng lực tư duy của học sinh trong phần Di
truyền học - Sinh học 12.
3. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để thực hiện được mục đích trên thì nhiệm vụ nghiên cứu được đề ra như
sau:
- Hệ thống hóa cơ sở lí luận về kiểm tra, đánh giá.
- Hệ thống hóa cơ sở lí luận về năng lực, tư duy, năng lực tư duy; về việc
đánh giá năng lực năng lực tư duy của học sinh trong trường THPT hiện nay.
- Tìm hiểu về các công cụ được sử dụng để đánh giá trong dạy học.
- Lựa chọn và sử dụng các công cụ nhằm đánh giá năng lực tư duy của học
sinh trong dạy học phần Di truyền học - Sinh học 12.
- Tham vấn chuyên gia nhằm đánh giá chất lượng, tính hiệu quả của bộ công
cụ đã xây dựng.
4. Đối tƣợng, khách thể nghiên cứu
4.1. Đối tƣợng nghiên cứu
Các công cụ được sử dụng nhằm đánh giá năng lực tư duy của học sinh trong
dạy học phần Di truyền học - Sinh học 12.
4.2. Khách thể nghiên cứu
Học sinh học phần Di truyền học - Sinh học 12.
5. Phạm vi nghiên cứu
Do hạn chế về thời gian và năng lực thực hiện nên đề tài chỉ dừng lại ở việc
đánh giá năng lực tư duy của học sinh trong phần Di truyền học - Sinh học 12.
6. Giả thuyết khoa học
Nếu xây dựng bộ công cụ đánh giá năng lực tư duy học sinh trong phần Di
truyền học, sau đó lựa chọn sắp xếp và sử dụng phù hợp thì sẽ đánh giá chính xác
năng lực tư duy của học sinh trong dạy học sinh học, từ đó làm cơ sở cho việc đổi
mới phương pháp dạy học, nâng cao chất lượng dạy học ở trường phổ thông.
7. Đóng góp của đề tài
7.1. Về lí thuyết
Đề tài góp phần bổ sung và hoàn thiện cơ sở lí luận về năng lực, năng lực tư
duy, về đánh giá năng lực tư duy của học sinh THPT.
7.2. Về thực tiễn
- Đề tài xây dựng được bộ công cụ đánh giá năng lực tư duy của học sinh
trong dạy học phần Di truyền học theo các mức độ tư duy khác nhau.
- Tham vấn chuyên gia về khả năng ứng dụng và hiệu quả sử dụng của bộ
công cụ.
8. Phƣơng pháp nghiên cứu
Để thực hiện đề tài, chúng tui sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau đây:
- Phương pháp nghiên cứu lý thuyết: nghiên cứu cơ sở lý luận có liên quan
đến đề tài.
- Phương pháp điều tra: tìm hiểu thực trạng kiểm tra, đánh giá của GV ở
trường phổ thông và rút ra một số nhận xét về việc đánh giá năng lực tư duy của học
sinh trong dạy học phần Di truyền học ở trường phổ thông hiện nay.
- Phương pháp tham vấn chuyên gia: sử dụng phiếu tham vấn chuyên gia để
đánh giá khả năng và hiệu quả sử dụng của bộ công cụ.


1aey3WLlY2w7uUZ
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status