Ví dụ về xây dựng chủ đề tích hợp liên môn - pdf 26

link tải luận văn miễn phí cho ae
XÂY DỰNG CÁC CHỦ ĐỀ LIÊN MÔN
Ở TRƯỜNG PHỔ THÔNG (THCS, THPT)

1. Một trong những định hướng đổi mới căn bản trong chương trình và sách giáo khoa sau năm 2015 là chuyển từ chương trình chú trọng cung cấp kiến thức và kỹ năng sang hướng đến hình thành năng lực cho học sinh.
2. Về lý luận cũng như thực tiễn của thế giới cho thấy, dạy học tích hợp là phương án tốt để góp phần hình thành năng lực cho người học.
Dạy học tích hợp là quá trình trong đó học sinh phải huy động kiến thức, kỹ năng thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau để giải quyết các nhiệm vụ học tập, thông qua đó hình thành và phát triển những kiến thức kỹ năng mới và rèn luyện được những năng lực cần thiết.
3. Người ta đã đề xuất và thực hiện các hình thức và mức độ tích họp khác nhau ở chương trình giáo dục phổ thông. Trong chương trình trung học cơ sở sau năm 2015, chúng ta dự định xây dựng một số môn học mới theo mô hình sau:
Môn khoa học tự nhiên






Môn khoa học xã hội


Theo mô hình trên, nội dung các phân môn Vật lý, Hóa học, Sinh học, Lịch sử, Địa lý, Các vấn đề xã hội được xây dựng thành các chương trình phân môn độc lạp trong môn khoa học tự nhiên hay khoa học xã hội.Trong quá trình học tập, học sinh được học các chủ đề liên môn.Các chủ đề này là sự hội tụ, liên kết nội dung của hai hay ba phân môn thuộc lĩnh vực.Chủ đề liên môn có khi còn liên quan tới cả các lĩnh vực, môn học khác.
4. Những chủ đề liên môn được xác định dựa vào:
- Những nội dung giao nhau giữa các phân môn hay giữa các môn học. Ví dụ chủ đề "Nước trong môi trường xung quanh" là nội dung giao nhau của Vật lý, Hóa học, Sinh học.v.v…; hay chủ đề "Tìm hiểu địa phương" là nội dung giao nhau của Lịch sử, Địa lý, Những vấn đề xã hội, Ngữ văn.v.v…; hay chủ đề "Nghệ thuật dân gian vùng Kinh Bắc" là nội dung giao nhau của Âm nhạc, Mỹ thuật, Lịch sử, Địa lý.v.v…
- Những vấn đề có ý nghĩa toàn cầu hay của Việt nam cần đưa vào nội dung giáo dục của nhà trường phù hợp với đặc trưng của lĩnh vực/ môn học và hoạt động giáo dục. Người ta gọi là chủ đề xuyên môn. Ví dụ vấn đề về biến đổi khí hậu, sức khỏe sinh sản, tiết kiệm năng lượng, giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc.v.v…
- Những nội dung chưa hình thành môn học như kỹ năng sống, một số vấn đề về kinh tế.v.v….
5. Một số chủ đề được giới thiệu trong tài liệu này có tính chất minh họa cho quan điểm chọn lựa chủ đề liên môn, đồng thời gợi ý nội dung, phương pháp và hình thức tổ chức dạy học các chủ đề liên môn của ba lĩnh vực khoa học tự nhiên, khoa học xã hội và nghệ thuật.
Các chủ đề này được xác định dựa vào những nội dung giao nhau của các môn học hiện hành và những vấn đề cần giáo dục mang tính quốc tế, quốc gia và có ý nghĩa đối với cuộc sống của học sinh.
Mỗi chủ đề được cấu trúc gồm các phần chính: mục tiêu, nội dung, phương pháp và hình thức tổ chức dạy học, gợi ý đánh giá. Các chủ đề này được xây dựng trên cơ sở nội dung chương trình của các môn học hiện hành. Do đó khi thực hiện các chủ đề này cần xem xét lại nội dung chương trình môn học hiện hành để có thể giảm bớt hay cắt bỏ những nội dung đã đưa vào các chủ đề liên môn, mà vẫn không làm đảo lộn tính hệ thống và tính logic của các môn học. Mức độ nội dung của các chủ đề này được xác định sao cho giáo viên bộ môn nào đó thuộc lĩnh vực đấy sau khi được bồi dưỡng có thể dạy được và đặc biệt không làm nặng chương trình hiện hành.

Chủ đề 2: Nước trong môi trường xung quanh(6-8 tiết)
A. Mục tiêu
Học xong chủ đề này, học sinh cần:
- Nhận thức rõ được vai trò quan trọng của nước đối với sự sống, đối với sự phát triển của xã hội;
- Biết rằng nước tồn tại ở khắp nơi trong môi trường, ở các trạng thái khác nhau, có thể chuyển từ trạng thái này sang trạng thái khác.
- Nhận thức được rằng nguồn nước ngọt dùng được rất hiếm hoi và đang có nguy cơ thu hẹp do ô nhiễm, ở cả tầm toàn cầu, quốc gia và địa phương, có ý thức bảo vệ nguồn nước và sử dụng nước tiết kiệm. Biết rằng Việt nam nằm trong nhóm nước có nguy cơ thiếu nước.
- Biết tìm hiểu, thu thập thông tin từ nhiều nguồn, xử lí thông tin, biến đổi dưới nhiều dạng (hình ảnh, bảng biểu, đồ thị) để rút ra các kết luận (về nguồn nước, trữ lượng, tình trạng thiếu nước trên thế giới, ở Việt Nam..),
B. Nội dung:
- Sự tồn tại của nước trong tự nhiên: các trạng thái, biến đổi trạng thái, chu trình nước.
- Sự tồn tại của nước trong sinh vật, trong thực phẩm. Dung môi nước.
- Vai trò của nước đối với sự sống, đối với con người.
- Vấn đề thiếu nước sạch trên thế giới, ở Việt Nam và ở địa phương: nguồn nước và ô nhiễm nguồn nước.
- Bảo vệ nguồn nước và sử dụng nước tiết kiệm
C. Chuẩn bị:
Tùy thuộc hình thức tổ chức và phương pháp dạy học chọn lựa mà giáo viên sẽ phải chuẩn bị trước về tư liệu, phương tiện, thiết bị thí nghiệm... Tuy nhiên, dù theo cách nào giáo viên cũng nên tự tìm kiếm, tập hợp tư liệu về các nguồn nước, ô nhiễm nguồn nước, nguy cơ thiếu nước ở Việt Nam... Có thể tham khảo trên trang web của:


/file/d/0Bz7Zv9 ... sp=sharing
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status