Chính sách xuất khẩu dịch vụ của Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế - pdf 26

Link tải luận văn miễn phí cho ae
Luận văn ThS. Kinh tế thế giới và quan hệ kinh tế quốc tế -- Trường Đại học Kinh tế. Đại học Quốc gia Hà Nội, 2010
Hệ thống hóa những vấn đề lý luận về chính sách xuất khẩu dịch vụ trong điều kiện hội nhập. Nghiên cứu chính sách xuất khẩu dịch vụ của một số nước điển hình như Trung Quốc, Thái Lan để rút ra những bài học kinh nghiệm cho Việt Nam. Phân tích và đánh giá thực trạng chính sách xuất khẩu dịch vụ của Việt Nam, từ đó làm rõ nguyên nhân những tồn tại của chính sách xuất khẩu dịch vụ trong thời gian qua. Trong đó, nhấn mạnh đến các nguyên nhân về chính sách của Nhà nước đối với xuất khẩu dịch vụ. Xây dựng và đề xuất các giải pháp trước mắt và lâu dài nhằm đẩy mạnh xuất khẩu dịch vụ của Việt Nam, đặc biệt là sau khi Việt Nam gia nhập WTO
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài.
Dịch vụ ngày càng giữ vai trò quan trọng chi phối tới mọi hoạt động của xã
hội đặc biệt là các hoạt động kinh tế. Sự phát triển của các ngành dịch vụ cũng kéo
theo sự lớn mạnh không ngừng cả về quy mô và tốc độ của thƣơng mại dịch vụ.
Thƣơng mại dịch vụ đã trở thành một ngành kinh tế mũi nhọn của nhiều quốc gia
đóng góp lớn vào tăng trƣởng kinh tế và tạo công ăn việc làm nhiều hơn bất kỳ lĩnh
vực nào khác.
So với một số nƣớc trong khu vực và thế giới, nhiều ngành dịch vụ của Việt
Nam vẫn chƣa phát triển. Các ngành dịch vụ Việt Nam còn tỏ ra nhiếu yếu kém
nhƣ: trang thiết bị cùng kiệt nàn, lạc hậu; chất lƣợng dịch vụ chƣa cao; trình độ đội ngũ
nhân viên còn nhiều hạn chế dẫn đến năng lực cạnh tranh còn thấp. Chính sách về
thƣơng mại dịch vụ của Việt nam còn tản mát, thiếu đồng bộ và chƣa đƣợc quan
tâm đầy đủ nhƣ chính sách đối với thƣơng mại hàng hoá. Tỷ trọng xuất khẩu dịch
vụ còn rất khiêm tốn do nhiêu nguyên nhân, trong đó, các chính sách xuất khẩu dịch
vụ gần nhƣ bị lãng quên.
Trong điều kiện Việt Nam đã và đang hội nhập sâu vào kinh tế thế giới, các
ngành dịch vụ của Việt Nam cần có những bƣớc chuyển mình kịp thời, tự hoàn
thiện mình cũng nhƣ cần có một chính sách thƣơng mại dịch vụ hoàn chỉnh trong
tƣơng lai để nắm bắt vận hội mới, vƣơn lên hội nhập với các nƣớc trong khu vực và
trên thế giới là một yều cầu rất cấp thiết. Chỉ có một khu vực dịch vụ phát triển bền
vững thì mới có thể nâng cao chất lƣợng dịch vụ, tăng nhanh tỷ trong dịch vụ xuất
khẩu. Do đó, việc nghiên cứu về chính sách xuất khẩu dịch vụ của Việt nam trong
những năm gần đây, đƣa ra những kiến nghị nhằm phát triển các ngành dịch vụ là
một vấn đề có ý nghĩa lý luận và thực tiễn.
Trong bối cảnh đó, tui chọn đề tài: “Chính sách xuất khẩu dịch vụ của Việt
Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế” làm Luận văn Thạc sỹ ngành Kinh tế
thế giới và Quan hệ Kinh tế quốc tế.
2
2. Tổng quan tình hình nghiên cứu
Dịch vụ ngày càng giữ vai trò quan trọng chi phối tới mọi hoạt động của xã
hội đặc biệt là các hoạt động kinh tế. Sự phát triển của các ngành dịch vụ cũng kéo
theo sự lớn mạnh không ngừng cả về quy mô và tốc độ của thƣơng mại dịch vụ.
Thƣơng mại dịch vụ đã trở thành một ngành kinh tế mũi nhọn của nhiều quốc gia
đóng góp lớn vào tăng trƣởng kinh tế và tạo công ăn việc làm nhiều hơn bất kỳ lĩnh
vực nào khác.
Với vai trò ngày càng tăng của dịch vụ, hầu hết các nƣớc phát triển trên thế
giới đều có những chính sách thúc đẩy sự phát triển của khu vực này. Cho đến nay,
trên thế giới cũng đã có một số công trình nghiên cứu về phát triển dịch vụ. Tuy
nhiên, những công trình này cũng chỉ mới nghiên cứu những đặc trƣng và xu hƣớng
phát triển của một số ngành dịch vụ, chứ chƣa phân tích vào khía cạnh chính sách
đối với khu vực dịch vụ.
Ở Việt Nam, các ngành dịch vụ mới chỉ thực sự đƣợc chú ý từ đầu những
năm 1990. Từ đó đến nay, các ngành dịch vụ phát triển còn manh mún, đôi khi
mang tính tự phát do Hệ thống chính sách của Việt nam đối với khu vực dịch vụ
chƣa đƣợc đầy đủ và đồng bộ. Việc nghiên cứu và phân tích chính sách thúc đẩy sự
phát triển của dịch vụ và xuất khẩu dịch vụ chƣa đƣợc quan tâm.
Một số công trình nghiên cứu về dịch vụ và phát triển dịch vụ ở Việt nam có
thể kể đến nhƣ:
1) Đề tài: Sự phát triển thương mại và du lịch Việt Nam đến năm 2000 (đề tài
NCKH cấp Bộ - Vụ thƣơng mại và du lich, Bộ thƣơng mại 1998) chủ yếu nghiên
cứu thực trạng và tình hình thƣơng mại dịch vụ và du lịch Việt Nam giai đoạn 1991
- 1995. Đề ra mục tiêu và chính sách phát triển thƣơng mại dịch vụ và du lịch Việt
Nam thời kỳ 1996 - 2000. Đề tài chƣa đi sâu phân tích khía cạnh chính sách đối với
dịch vụ trong những năm gần đây, nên chƣa làm nổi bật đƣợc tác động của hệ thống
chính sách kinh tế vĩ mô của Việt nam đối cới sự phát triển của lĩnh vực dịch vụ.
2) Đề tài: “Nghiên cứu về chế độ MFN và NT nhằm hoàn thiện và bổ sung
chính sách thương mại hàng hoá và thương mại dịch vụ của Việt Nam” của tác giả
Hoàng Tích Phúc (Đề tài số 2001-78-024 của Vụ Chính sách thƣơng mại đa biên –
Bộ thƣơng mại, 2001) với nội dung nghiên cứu về các quy định quốc tế và khu vực
về MFN và MT, từ đó đƣa ra các khuyến nghị về những lĩnh vực và mức độ Việt
Nam có thể cho các đối tác nƣớc ngoài hƣởng MFN và NT. Tuy nhiên, đề tài chỉ
mới dừng lại ở việc nghiên cứu Quy chế MFN và NT cho thƣơng mại hàng hóa và
dịch vụ nói chung chứ chƣa đề cập đến lĩnh vực xuất khẩu dịch vụ và việc hoàn
thiện chính sách cho xuất khẩu dịch vụ, một hoạt động kinh doanh chƣa tƣơng xứng
với tiềm năng của Việt Nam.
3) Đề tài: Cơ sở khoa học xây dựng định hướng mục tiêu và giải pháp đẩy
mạnh xuất nhập khẩu dịch vụ của Việt Nam giai đoạn 2001 - 2005, tầm nhìn đến
2010” Do Vụ Đa biên- Bộ Thƣơng mại (Nay là Bộ Công Thƣơng) thực hiện 2002.
Đây là đề tài đã đi vào phân tích và làm rõ cơ sở khoa học cho việc đẩy mạnh xuất
khẩu dịch vụ. Tuy nhiên, đề tài chƣa đi sâu phân tích vào khía cạnh chính sách của
xuất khẩu dịch vụ. Bên cạnh đó, do hoàn thành từ 2002, nên các số liệu minh chứng
trong đề tài không còn phù hợp với bối cảnh kinh tế thế giới và Việt Nam hiện nay.
4) Đề tài “Mục tiêu và giải pháp phát triển dịch vụ giai đoạn 2001-2005” của
Vụ Thƣơng mại Đa biên - Bộ Thƣơng mại. Đề tài nói trên mới chỉ dừng lại ở việc
xây dựng mục tiêu và giải pháp để phát triển dịch vụ nói chung, chƣa đi sâu vào
phân tích hoạt động xuất nhập khẩu dịch vụ của Việt Nam. Các chính sách đối với
xuất khẩu dịch vụ trong đề tài rất mờ nhạt.
5) Đề tài “Phát triển khu vực dịch vụ” của Nhóm tác giả thuộc Viện Nghiên
cứu Quản lý Kinh tế Trung ƣơng (Ciem - Đinh Văn Ân, Hoàng Thu Hoà (đồng chủ
biên) NXB Thống kê, 2007). Đây là đề tài nghiên cứu cấp Bộ, đã đƣa ra đƣợc
những đánh giá khá chi tiết về tình hình phát triển dịch vụ của Việt Nam, đồng thời
đề xuất các giải pháp nhằm phát triển các ngành dịch vụ của Việt Nam. Tuy nhiên,
đề tài này chỉ tập trung nghiên cứu về phát triển dịch vụ nói chung, không đi sâu
vào khía cạnh xuất khẩu dịch vụ nên không có những đánh giá về chính sách đối
với xuất khẩu dịch vụ.
6) “Thương mại dịch vụ quốc tế, chính sách và các vấn đề đàm phán đối với
Việt nam”, Dự án VIE/95/024/01/99 tháng 4/2000 của Viện NCQLKT TW. Nội
dung của Dự án này tập trung phân tích về những quy định đối với thƣơng mại dịch
vụ quốc tế trong khuôn khổ của WTO và những vấn đề Việt Nam cần đàm
phán. Tuy nhiên, một số vấn đề mà dự án đã nêu, hiện nay không còn phù hợp do
Việt Nam đã trở thành thành viên chính thức của WTO.
7) Đề tài: “Chiến lược phát triển dịch vụ” của Phòng Thƣơng mại Việt Nam.
Cũng giống nhƣ đề tài (3), (4), đề tài nói trên chủ yếu phân tích đánh giá hoạt động
của lĩnh vực dịch vụ nói chung và đề xuất giải pháp để xây dựng chiến lƣợc cho
việc phát triển dịch vụ của Việt Nam, mà không đi sâu phân tích, đánh giá về hoạt
động xuất khẩu dịch vụ cũng nhƣ chính sách để đẩy mạnh xuất khẩu dịch vụ.
Ngoài ra còn một số các bài báo đăng trên các Tạp chí chuyên ngành khác.
Tuy nhiên, hầu hết các công trình nghiên cứu nói trên chƣa đi vào phân tích, đánh
giá khía cạnh chính sách đối với xuất khẩu dịch vụ, mà chỉ đi vào phân tích, đặc
điểm, xu hƣớng phát triển của khu vực dịch vụ hay chỉ đi sâu nghiên cứu hoạt
động của một số ngành dịch vụ cụ thể nhƣ: tài chính, ngân hàng, du lịch, vận tải,
bƣu chính viễn thông....
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn.
3.1. Mục đích nghiên cứu.
Mục đích nghiên cứu của luận văn là phân tích chính sách xuất khẩu dịch vụ của
Việt nam, đặc biệt ở một số ngành nhƣ: vận tải, du lịch và tài chính – ngân hàng
nhằm đề xuất các giải pháp hoàn thiện chính sách xuất khẩu dịch vụ của Việt nam.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu:
- Hệ thống hóa những vấn đề lý luận chung của chính sách xuất khẩu dịch vụ
trong điều kiện hội nhập.
- Nghiên cứu chính sách xuất khẩu dịch vụ của một số nƣớc điển hình để rút
ra bài học kinh nghiệm cho Việt Nam.
- Phân tích và đánh giá thực trạng chính sách xuất khẩu dịch vụ của Việt
Nam, từ đó làm rõ nguyên nhân của những tồn tại của chính sách xuất khẩu dịch vụ
trong thời gian qua. Trong đó, nhấn mạnh các nguyên nhân về chính sách của Nhà
nƣớc đối với xuất khẩu dịch vụ.
- Xây dựng và đề xuất các giải pháp trƣớc mắt và lâu dài nhằm đẩy mạnh
xuất khẩu dịch vụ của Việt Nam, đặc biệt là sau khi Việt Nam gia nhập WTO.

4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu.
4.1. Đối tượng nghiên cứu của luận văn.
Đối tƣợng nghiên cứu của luận văn là là chính sách xuất khẩu dịch vụ của Việt Nam
trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế.
4.2. Phạm vi nghiên cứu.
- Về thời gian, luận văn giới hạn nghiên cứu chính sách xuất khẩu dịch vụ
của Việt Nam kể từ 1996. Đây là mốc thời gian đánh dấu sự thành công của Đại hội
Đảng toàn quốc lần thứ VIII, khẳng định đƣờng lối tiếp tục đổi mới và Hội nhập,
một tiền đề quan trọng cho việc Việt Nam gia nhập APEC vào năm 1998 và đẩy
mạnh đàm phán gia nhập WTO.
- Về nội dung, luận văn tập trung nghiên cứu về chính sách xuất khẩu dịch
vụ của Việt Nam trong một số ngành có tác động lớn đến GDP, cụ thể là ngành vận
tải, du lịch và dịch vụ tài chính - ngân hàng, mà không đi phân tích toàn bộ các
ngành dịch vụ trong nền kinh tế.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu.
- Luận văn sử dụng sử dụng phƣơng pháp duy vật biện chứng để phân tích
hoạt động của ngành dịch vụ Việt nam trong sự vận động và phát triển của nó.
- Phƣơng pháp duy vật lịch sử, phƣơng pháp thống kê, phân tích - tổng hợp
đƣợc sử dụng nhằm phân tích, đánh giá các số liệu để minh chứng cho các vấn đề
nghiên cứu.
- Bên cạnh đó, phƣơng pháp so sánh và phƣơng pháp case study đƣợc sử
dụng nhằm phân tích và so sánh chính sách xuất khẩu dịch vụ của Việt Nam với
một số nƣớc điển hình để rút ra bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam
6. Những đóng góp mới của luận văn:
Làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn của chính sách xuất khẩu dịch vụ trong nền
kinh tế chuyển đổi và hội nhập
Trên cơ sở phân tích, đánh giá hiện trạng chính sách xuất khẩu dịch vụ, rút ra
các nguyên nhân về mặt chính sách dẫn đến những yếu kém trong xuất khẩu
dịch vụ của Việt Nam thời gian qua.


m6P2UH4eq870ikT
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status