Thực trạng và một số yếu tố liên quan đến nuôi con bằng sữa mẹ trong 6 tháng đầu của bà mẹ có con dưới 24 tháng tuổi tại xã Ngọc Hồi, huyện Thanh Trì, Hà Nội - pdf 26

Link tải luận văn miễn phí cho ae

viii
TÓM TẮT NGHIÊN cứu
Nuôi con bằng sữa mẹ (NCBSM) giúp cho trẻ có hệ miễn dịch tốt, sức đề kháng cao và giảm nguy cơ suy dinh dưỡng (SDD) ở trẻ nhỏ. Nuôi con bằng sữa mẹ hoàn toàn (NCBSMHT) trong 6 tháng đầu theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế Thế giới và NCBSM trong những năm tháng tiếp theo là một phương pháp tự nhiên, kinh tế và hiệu quả nhất để bảo vệ sức khỏe bà mẹ và trẻ em. Kết quả điều tra của Viện Dinh dưỡng năm 2010 cho thấy tỷ lệ trẻ bú mẹ ở Việt Nam khá cao (90%), tỷ lệ cho con bú sớm trong 1 giờ đầu sau sinh là 76,2%, nhưng chỉ có 19,6% trẻ được nuôi hoàn toàn bằng sữa mẹ trong 6 tháng đầu [25].

Với mục đích điều tra thực trạng cho trẻ bú sớm sau sinh và NCBSMHT trong 6 tháng đầu, nghiên cứu: “Thực trạng và một số yếu tố liên quan đến nuôi con bằng sữa mẹ trong 6 tháng đầu của các bà mẹ có con dưới 24 tháng tuổi tại xã Ngọc Hồi, huyện Thanh Trì, Hà Nội năm 2014” đã được triển khai từ tháng 12/2013 đến tháng 5/2014. Đây là nghiên cứu mô tả cắt ngang có phân tích kết hợp định tính và định lượng với số mẫu 359 bà mẹ có con dưới 24 tháng tuổi của toàn xã được hỏi bằng bộ câu hỏi được thiết kế sẵn; phỏng vấn sâu được tiến hành trên các đối tượng CBYT, CTV dinh dưỡng, cán bộ Hội Phụ nữ, mẹ chồng, người chồng; thảo luận nhóm có trọng tâm trên 2 nhóm bà mẹ có con 0-5 tháng tuổi và từ 6 - 23 tháng tuổi.

Kết quả nghiên cứu cho thấy: Tỷ lệ ĐTNC có “kiến thức đạt về NCBSM” rất thấp (15,9%). Khoảng 2/3 (68%) số bà mẹ biết nên cho trẻ bú sớm sau sinh và tỷ lệ các bà mẹ cho con bú sớm trong vòng 1 giờ sau sinh cũng tương đương (66,6%). Lý do chính các bà mẹ cho con bú muộn là thiếu kiến thức về NCBSM và phương pháp sinh (mổ đẻ). Tỷ lệ bà mẹ hiểu đúng về định nghĩa NCBSMHT trong 6 tháng đầu tương đối thấp (46,5%); Tuy có 67,1% các bà mẹ trong nghiên cứu biết trẻ dưới 6 tháng chỉ nên cho bú sữa mẹ hoàn toàn nhưng tỷ lệ trẻ được bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu ở ĐTNC rất thấp, 28%. Nguyên nhân cho trẻ ăn thêm ngoài sữa mẹ trước 6 tháng tuổi là không có kiến thức (thông tin NCBSMHT trong 6 tháng đầu): những bà mẹ nhận được thông tin về NCBSMHT trong 6 tháng đầu có thực hành tốt hơn.
Để cải thiện thực hành cho bú sớm và NCBSMHT trong 6 tháng đầu cần tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục truyền thông về NCBSM cho phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ và cộng đồng, cần tổ chức tuyên truyền và tập huấn cho CBYT xã, CTV dinh dưỡng và cán bộ Hội phụ nữ... nhằm nâng cao kiến thức và kỳ năng tư vấn về NCBSM, nuôi dưỡng và chăm sóc trẻ nhỏ. cần tăng cường thực hiện các quy định về chăm sóc sức khỏe sinh sản trong việc hỗ trợ cho trẻ bú sớm ngay sau sinh tại các bệnh viện.
ĐẶT VẤN ĐÈ

Nuôi con bằng sữa mẹ là một biện pháp quan trọng hàng đầu nhằm giúp cho trẻ phát triển toàn diện cả về thể chất, tinh thần và trí tuệ. Lợi ích của việc NCBSM đối với sức khỏe trẻ em, bà mẹ, gia đình và xã hội đã được thừa nhận. Sữa mẹ cung cấp cho trẻ những chất dinh dưỡng cần thiết, những kháng thể chống bệnh tật giúp trẻ khoẻ mạnh [18]. Cho trẻ bú mẹ có thể làm giảm tỷ lệ mắc và mức độ nghiêm trọng của các bệnh nhiễm trùng và do đó làm giảm nguy cơ tử vong sơ sinh. Theo ước tính của Quỳ Nhi đồng Liên hợp quốc (UNICEF), bú mẹ trong 6 tháng đầu sẽ làm giảm 1,3 triệu ca tử vong ở trẻ em dưới 5 tuổi mỗi năm trên toàn thế giới. Tại Việt Nam, NCBSM sẽ góp phần làm giảm 13% ca tử vong của trẻ em dưới 5 tuổi. Cho trẻ bú sớm sau sinh và bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu sẽ làm giảm 22% các ca tử vong sơ sinh tại Việt Nam [66]. Ngoài ra những trẻ được bú mẹ hoàn toàn và được nuôi bằng sữa mẹ khi trưởng thành có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường type II, béo phì, tăng huyết áp, mắc các bệnh tim mạch, rối loạn lipid máu thấp hơn nhóm trẻ được nuôi bằng sữa ngoài [59]. Đối với người mẹ, NCBSMHT trong 6 tháng đầu còn có thể hạn chế có thai trở lại sớm [3]. Bên cạnh đó, cho bú sớm còn giúp bà mẹ co hồi tử cung, giảm mất máu sau sinh và NCBSM còn có tác dụng giảm nguy cơ mắc ung thư vú, ung thư buồng trứng sau này [2].

Trên thế giới, tỷ lệ cho con bú sớm ở nhiều khu vực là rất thấp: Đông Âu -Trung Á (17%), châu Á Thái Bình Dương (33%), Mỹ La Tinh - Caribe - Bắc và Đông Phi (50%) [36]. Tỷ lệ NCBSMHT trong 6 tháng đầu là 39% tuy nhiên có sự khác biệt rõ rệt giữa các nước và các khu vực [77]. Tại các nước trong khu vực Đông Nam Á, tỷ lệ bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu cũng không cao, Đông Timor là 30,7%, ở Philippines 33,5%, ở Indonesia 39,5%, riêng Campuchia thì tỷ lệ này lại rất cao chiếm 68% [56, 76]. Ở Việt Nam, theo kết quả của Viện Dinh dưỡng năm 2010 tỷ lệ NCBSMHT trong 6 tháng đầu không cao (19,6%) [25].

Các nghiên cứu trên thế giới đã chỉ ra rằng thực hành NCBSM bị ảnh hưởng bởi chủng tộc, khu vực sống [35, 68], các nghi lễ văn hóa, tôn giáo, trình độ học vấn, điều kiện kinh tế và áp lực của gia đình đối với việc nuôi dưỡng và phát triển của tò

Jwj6xGVceYzXmNj

xem thêm
THỰC TRẠNG VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN ĐẾN VIỆC NUÔI CON HOÀN TOÀN BẰNG SỮA MẸ TRONG 6 THÁNG ĐẦU CỦA CÁC BÀ MẸ CÓ CON TỪ 6-12 THÁNG Ở QUẬN CẦU GIẤY, HÀ NỘI

Thực trạng và một số yếu tố liên quan đến nuôi con bằng sữa mẹ trong 6 tháng đầu của bà mẹ có con dưới 24 tháng tuổi tại xã Ngọc Hồi, huyện Thanh Trì, Hà Nội
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status