Hoàn thiện quy trình thực hiện hợp đồng xuất khẩu mặt hàng mộc sang thị trường EU của Tổng Công ty lâm nghiệp Việt nam - pdf 26

Link tải luận văn miễn phí cho ae

PHẦN II : NỘI DUNG

Chương I
Lý luận chung về hợp đồng xuất khẩu
và về quy trình thực hiện hợp đồng xuất khẩu

I. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU

1. Khái niệm về hoạt động xuất khẩu
Hoạt động xuất khẩu hàng hoá là việc bán hàng hoá hữu hình cho một quốc gia khác trên cơ sở dùng tiền tệ làm phương tiện thanh toán. Tiền tệ ở đây là ngoại tệ đối với một quốc gia hay đối với cả hai.
Hoạt động xuất khẩu là hình thức cơ bản của ngoại thương, nó nằm trong lĩnh vực lưu thông hàng hoá của quá trình tái sản xuất mở rộng nhằm mục đích liên kết sản xuất và tiêu dùng của nước này với nước khác. Và khi trao đổi vượt ra khỏi phạm vi bên giới quốc gia, các nước đều nhận được nhiều lợi ích hơn, họ bắt đầu quan tâm đến việc mở rộng hoạt động này.
Hoạt động kinh doanh xuất khẩu đóng vai trò quan trọng, quyết định sự phát triển nền kinh tế xã hội của mỗi quốc gia. Hoạt động này cho phép một nước mở rộng khả năng sản xuất và tiêu dùng của mình. Nó cho phép tiêu dùng tất cả các mặt hàng với số lượng nhiều hơn khả năng sản xuất trong nước khi thực hiện chế độ tự cung tự cấp, không trao đổi buôn bán hàng hoá.
Như vậy có thể hoạt động xuất khẩu là hoạt động có tính tất yếu, đặc biệt là xu hướng khu vực hoá và toàn cầu hoá như hiện nay trên thế giới, khi mà biên giới kinh tế giữa các quốc gia đang dần bị xoá nhoà. Sự chuyên môn hoá sản xuất những sản phẩm có lợi để xuất khẩu và từ đó nhập khâủ những sản phẩm bất lợi hơn sẽ giúp cho việc sử dụng tốt nhất, hiệu quả nhất nguồn lực của mọi quốc gia.Bên cạnh đó nó còn làm tăng sản lượng sản phẩm, tạo điều kiện mở rộng khả năng tiêu dùng cuả mỗi quốc gia.
2. Ý nghiã và vai trò của hoạt động xuất khẩu
Xuất khẩu hàng hoá là hoạt động buôn bán hàng hoá trên phạm vi quốc tế. Nó không phải là hành vi buôn bán riêng lẻ mà là cả một hệ thống các quan hệ mua bán trong nền thương mại có tổ chức ở bên trong và bên ngoài nhằm tiêu thụ sản phẩm hàng hoá sản xuất của doanh nghiệp nói riêng và cả nước nói chung để thu ngoại tệ, qua đó có thể thúc đẩy sản xuất hàng hoáphát triển , chuyển đổi cơ cấu kinh tế, ổn định và từng bước nâng cao mức sống cho nhân dân. Do vậy, có thể nói hoạt động kinh doanh xuất khẩu là hoạt động mang lại hiệu quả đột biến cao.
Đối với các quốc gia, đặc biệt là các quốc gia đang phát triển hay kém phát triển như Việt Nam thì xuất khẩu đóng một vai trò hết sức quan trọng, thể hiện:
- Hoạt động xuất khẩu tạo nguồn dự trữ ngoại tệ quan trọng để đảm bảo nhu cầu nhập khẩu: trong thương mại xuất khẩu không chỉ để thu ngoại tệ về mà với mục đích đảm bảo nhu cầu nhập khẩu hàng hoá dịch vụ khác nhằm thoả mãn nhu cầu tiêu dùng, tăng trưởng nền kinh tế và tiến tới xuất siêu tích luỹ ngoại tệ.
- Hoạt động xuất khẩu phát huy lợi thế so sánh đất nước: để xuất khẩu được các doanh nghiệp kinh doanh xuất khẩu phải lựa chọn những ngành nghề, mặt hàng có chi phí nhỏ. Họ phải dựa vào những ngành hàng, những mặt hàng khai thác được lợi thế của đất nước về tương đối lẫn tuyệt đối.
- Hoạt động xuất khẩu góp phần làm chuyển dịch cơ cấu kinh tế, định hướng sản xuất, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế
- Hoạt động xuất khẩu còn nhằm giải quyết công ăn việc làm cho người lao động, tạo thu nhập và tăng mức sống: về ngắn hạn để tập trung phát triển các ngành xuất khẩu thì cần có thêm lao động còn để xuất khẩu có hiệu quả thì phải tận dụng được lợi thế về lao động nhiều. Hoạt động xuất khẩu có phát triển không những tạo công ăn việc làm cho người lao động mà còn tăng thêm thu nhập, ổn định cuộc sống, thúc đẩy kinh tế xã hội phát triển.
- Hoạt động xuất khẩu tạo thị trường tiêu thụ rộng lớn hơn và cũng khó tính hơn cho sản xuất trong nước. Thông qua xuất khẩu hàng hoá trong nước phải cạnh tranh về chất lượng và gía cả với hàng hoá trên thị trường quốc tế. Điều này buộc các nhà doanh nghiệp phải nâng cao khả năng quản lý, tận dụng tối đa lợi thế của mình. Và quốc gia xuất khẩu cũng phải tự nâng cao tiêu chuẩn quy định đối với hàng xuất khẩu.
- Hoạt động xuất khẩu cũng là cơ sở để mở rộng và phát triển quan hệ kinh tế đối ngoại. Cụ thể hơn, xuất khẩu và công nghiệp sản xuất hàng xuất khẩu thúc đẩy các quan hệ tín dụng quốc tế, đầu tư quốc tế, vận tải, bảo hiểm….và ngược lại các quan hệ này tạo điều kiện thuận lợi để ngoại thương phát triển nhanh hơn.
- Hoạt động xuất khẩu còn phát huy cao độ chức năng động, sáng tạo cũng như trình độ nghiệp vụ của các cán bộ nghiệp vụ xuất nhập khẩu cũng như các đơn vị kinh doanh, các doanh nghiệp trong nước.


Tx64Ea807397Mrx
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status