Chính sách tỷ giá của Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế - pdf 26

Link tải luận văn miễn phí cho ae
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Nhƣ chúng ta đã biết, tỷ giá hối đoái là một công cụ kinh tế vĩ mô chủ
yếu để điều tiết cán cân thƣơng mại quốc tế theo mục tiêu đã định trƣớc của
một quốc gia. Tỷ giá hối đoái có lịch sử phát triển gắn liền với sự ra đời, tồn
tại và phát triển của thƣơng mại quốc tế và quan hệ kinh tế quốc tế. Tỷ giá hối
đoái cũng có thể làm thay đổi vị thế và lợi ích của các nƣớc trong quan hệ
kinh tế quốc tế.
Khi Việt Nam đã gia nhập tổ chức thƣơng mại thế giới WTO cũng là lúc
thị trƣờng tiền tệ còn khá non trẻ của Việt Nam phải chịu rất nhiều áp lực về
chính sách ổn định tỷ giá và chiến lƣợc phát triển thị trƣờng này. Quá trình
quản lý tỷ giá trong thời gian qua có thể nói là khá thành công đối với các nhà
hoạch định chính sách, đã giúp cho thị trƣờng tiền tệ tránh đƣợc những cú sốc
do khủng hoảng tài chính trong khu vực và thế giới .
Sau khi gia nhập Tổ chức Thƣơng Mại Thế Giới (WTO) năm 2007, nền
kinh tế Việt Nam nói chung và hoạt động kinh tế đối ngoại nói riêng đón nhận
nhiều cơ hội nhƣng cũng đối mặt với không ít thách thức. Đó là tình trạng
thâm hụt cán cân thƣơng mại ngày càng gia tăng, cán cân vốn đặc biệt là
nguồn vốn ngắn hạn bị biến động mạnh. Thực trạng cán cân thanh toán tổng
thể cộng với tác động tiêu cực của khủng hoảng tài chính 2008 đã ảnh hƣởng
đến tài chính tiền tệ ở Việt Nam.
Trong lĩnh vực tiền tệ, Ngân hàng Nhà Nƣớc (NHNN) đã liên tục điều
chỉnh chính sách tiền tệ, vừa thắt chặt tiền tệ nhằm kiềm chế lạm phát vào đầu
năm 2008 thì đến cuối năm 2008 lại nới lỏng để chống suy thoái kinh tế. Các
công cụ lãi suất, dự trữ bắt buộc, tín dụng, quản lý ngoại hối ... đƣợc điều
chỉnh một các linh hoạt. Chính sách tiền tệ đã góp phần đáng kể trong thực
hiện mục tiêu kinh tế vĩ mô trong những năm vừa qua. Trong điều kiện nƣớc
ta hiện nay, việc đúc kết những kinh nghiệm quý giá từ những thành công và
cả những thất bại của các nƣớc và lựa chọn một chính sách tỷ giá hối đoái phù
hợp, thực sự có hiệu quả, cùng với một số chính sách vĩ mô khác thúc đẩy nền
kinh tế phát triển bền vững là một vấn đề hết sức quan trọng .
Hơn nữa trong bối cảnh các nền kinh tế ngày càng xích lại gần nhau hơn
do xu hƣớng khu vực hóa, toàn cầu hóa thì các hàng rào bảo hộ mậu dịch
trong nƣớc nhƣ quota, thuế quan ... cũng phải dần đƣợc nới rộng và bãi bỏ.
Do đó, việc tìm tòi nghiên cứu những công cụ thay thế, hỗ trợ cho chính sách
ngoại thƣơng và bảo hộ nền sản xuất trong nƣớc của các quốc gia mang một ý
nghĩa hết sức quan trọng, mà một trong những công cụ hữu hiệu mang tính
chất quyết định là chính sách điều hành tỷ giá hối đoái của quốc gia đó.
Xuất phát từ nhu cầu đó, đề tài “Chính sách tỷ giá của Viêt Nam trong
bối cảnh hội nhâp kinh tế quốc tế” đã đƣợc lựa chọn cho nghiên cứu trong
Luận văn này.
2. Câu hỏi nghiên cứu
Các câu hỏi sẽ đƣợc làm rõ trong luận văn:
- Điều hành chính sách tỷ giá của Việt Nam trong quá trình hội nhập
kinh tế quốc tế đã đạt đƣợc những kết quả gì?
- Điều hành chính sách tỷ giá của Việt Nam trong quá trình hội nhập
kinh tế quốc tế phải đối mặt với những khó khăn – hạn chế nào?
- Việt Nam nên có những chính sách gì để tăng cƣờng hiệu quả của hoạt
động điều hành chính sách tỷ giá của Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh
tế quốc tế?
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
 Mục đích nghiên cứu: Trên cơ sở nghiên cứu những vấn đề cơ bản về
hoạt động điều hành chính sách tỷ giá của Việt Nam trong bối cảnh hội nhập
kinh tế quốc tế, Luận văn phân tích, đánh giá về việc điều hành chính sách tỷ
giá của Việt Nam, từ đó rút ra những kết quả đạt đƣợc, những khó khăn hạn
chế cần đƣợc khắc phục, trên cơ sở đó đề xuất những giải pháp nhằm tăng
cƣờng hiệu quả việc điều hành chính sách tỷ giá .
 Nhiệm vụ nghiên cứu :
 Hệ thống hóa lý luận về tỷ giá hối đoái
 Đánh giá việc điều hành chính sách tỷ giá của Việt Nam trong quá trình
hội nhập kinh tế quốc tế
 Đƣa ra một số hàm ý chính sách giúp nâng cao hiệu quả điều hành
chính sách tỷ giá của Việt Nam trong bối cảnh hội nhập Kinh tế quốc tế mới.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
 Đối tƣợng nghiên cứu: Hoạt động điều hành chính sách tỷ giá của Việt
Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế .
 Phạm vi nghiên cứu: Quá trình thực hiện điều hành chính sách tỷ giá
của Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế, từ sau khi gia nhập
WTO đến 2013.


g9vu5e2q94Wxm6m
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status