Dân số và phát triển tại Việt Nam: Hướng tới một chiến lược mới, 2011-2020 - pdf 26

Link tải luận văn miễn phí cho ae
1.1 Mục tiêu
Chính phủ Việt Nam đang bắt đầu quá trình
xây dựng Chiến lược mới về Dân số và Sức
khỏe sinh sản cho 10 năm tới, 2011-2020.
Quỹ Dân số Liên hợp quốc (UNFPA) đã cam
kết hỗ trợ kỹ thuật cho Chính phủ trong quá
trình xây dựng chiến lược. Văn phòng UNFPA
đã mời nhóm chuyên gia quốc tế và trong
nước xây dựng báo cáo này nhằm xem xét
và phân tích những vấn đề dân số và phát
triển mà Việt Nam đang đối mặt và đưa ra
một số khuyến nghị từ đó giúp Văn phòng
UNFPA cung cấp hỗ trợ kỹ thuật tốt nhất cho
Chính phủ trong quá trình xây dựng chiến
lược mới. Bên cạnh đó, Báo cáo này cũng
sẽ hữu ích đối với các độc giả khác, đặc biệt
là các nhà xây dựng chính sách và chương
trình của Chính phủ và những ai quan tâm
đến chính sách dân số tại Việt Nam.
Báo cáo có ba mục tiêu cụ thể:
• Xem xét các xu hướng dân số hiện nay tại
Việt Nam và đánh giá vai trò của các xu
hướng này tới sự phát triển của quốc gia;
• Rà soát các chính sách dân số hiện hành
tại Việt Nam và đánh giá mức độ đạt được
các mục tiêu;
• Đề xuất một số khuyến nghị về việc điều
chỉnh các chính sách hiện hành và áp
dụng chính sách mới nhằm đáp ứng những
nhu cầu chính sách của giai đoạn 2011 -
2020.
Ba mục tiêu này sẽ lần lượt được đề cập
trong Phần I, II và III của báo cáo.
1.2 Chính sách dân số
Thuật ngữ “chính sách” và “chiến lược” được
sử dụng trong các cuộc thảo luận chính sách
với nhiều nội hàm khác nhau, “chính sách
dân số” cũng được hiểu theo nhiều cách khác
nhau. Định nghĩa sử dụng trong Báo cáo gần
với định nghĩa của Demeny: “Chính sách dân
số có thể định nghĩa là những điều kiện về
mặt thể chế và/hay các chương trình cụ thể
được xây dựng hay điều chỉnh một cách cẩn
trọng, thông qua đó chính phủ có tác động
[hay thích ứng], một cách trực tiếp hoặc
gián tiếp đến các biến động về nhân khẩu
học” (Demeny 2003: 752)1. Tư tưởng căn
bản ở đây là các nhà hoạch định chính sách
sẽ tập trung vào việc tác động vào những
nguyên nhân gốc rễ ảnh hưởng tới những
biến động về nhân khẩu học, chứ không trực
tiếp can thiệp vào các biến động này. “Chính
sách dân số cần tác động vào các thể chế và
cơ chế khuyến khích… đối với các cá nhân
nhằm hướng họ thực hiện những hành vi phù
hợp với lợi ích chung” (Demeny 2003: 754).
Một sự thay đổi trong chính sách có thể là
bất cứ tác động nào, ví dụ như từ việc Chính
phủ quyết định giải thể Ủy ban Dân số, Gia
đình, Trẻ em và thành lập Tổng cục Dân số -
Kế hoạch hóa gia đình, tới việc thay đổi cách
thức thống kê số ca sinh, chết hàng tháng
tại địa bàn xã. Chính sách có thể mang tính
chính thức và thể hiện thành văn bản (Ví dụ:
luật, nghị định) hay mang tính không chính
thức và bất thành văn (Ví dụ: khi “tất cả
mọi người đều biết” cấp trên muốn gì và mỗi
người tự điều chỉnh hành vi của mình cho
phù hợp). Báo cáo này (đặc biệt là ở Phần
Chương 1: Giới thiệu
1 Báo cáo bổ sung cụm từ “thích ứng” để mô tả trường
hợp nhà hoạch định chính sách không được phép tác
động đến một biến động nhân khẩu nào đó nhưng lại
cần có một hoạt động can thiệp chính sách cụ thể để
đảm bảo xã hội thích ứng một cách tốt nhất với thay
đổi đó. Nói cách khác, chính sách dân số (theo quan
điểm của chuyên gia) bao hàm không chỉ việc điều
chỉnh những điều kiện thể chế nhằm tác động đến các
quá trình nhân khẩu học mà cả việc điều chỉnh những
điều kiện thể chế nhằm thích ứng tốt hơn với các quá
trình nhân khẩu học này. Ở phần sau của báo cáo, sẽ
đánh giá điều này quan trọng đối với Việt Nam như thế
nào trong việc đối phó với sự gia tăng dân số do “đà
tăng dân số” (chứ không phải do “mức sinh cao”).

ErbiWRWPzuu9qHP
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status