Hệ Thống phòng cháy, chữa cháy trong tòa nhà - pdf 26

Link tải luận văn miễn phí cho ae Tìm hiểu về hệ thống phòng cháy chữa cháy FA và hệ thống bơm tự động trong tòa nhà
LỜI MỞ ĐẦU
Tự động hóa, trong những năm gần đây khái niệm này đã trở nên quen thuộc chứ không còn là khái niệm chỉ được sử dụng trong những lĩnh vực chuyên môn kỹ thuật đặc thù. Tự động hóa đã góp mặt trong mọi lĩnh vực từ sản xuất cho đến phục vụ cuộc sống hằng ngày. Mục tiêu của công nghệ tự động hóa là xây dựng một hệ thống mà trung tâm là con người, ở đó con người thực hiện việc đặt ra các yêu cầu còn mọi thao tác thực hiện yêu cầu đó, tùy theo từng lĩnh vực, từng quá trình, được đảm nhận bởi những hệ thống kỹ thuật đặc trưng. Trên thế giới, các hệ thống thông minh, tự động điều khiển đã được áp dụng từ rất sớm và cho thấy những đóng góp quan trọng không thể phủ nhận. Việc xây dựng công trình ngày nay gần như không thể thiếu việc triển khai, áp dụng các hệ thống tự động. Với các công trình xây dựng công nghiệp và dân dụng, các hệ thống kỹ thuật tự động gọi chung là hệ thống tự động hóa tòa nhà đóng một vai trò quan trọng trong việc duy trì một điều kiện làm việc lý tưởng cho công trình, cho con người và các thiết bị hoạt động bên trong công trình. Một hệ thống tự động hoàn chỉnh sẽ cung cấp cho công trình giải pháp điều khiển, quản lý điều kiện làm việc như nhiệt độ, độ ẩm, lưu thông không khí, chiếu sáng, các hệ thống an ninh, báo cháy, quản lý hệ thống thiết bị kỹ thuật, tiết kiệm năng lượng tiêu thụ cho công trình, thân thiện hơn với môi trường.
Ở Việt Nam, những năm gần đây cũng không khó để nhận ra những đóng góp của các hệ thống tự động trong các công trình công nghiệp và dân
dụng. Những khái niệm về quản lý tòa nhà, tiết kiệm năng lượng công trình, bảo vệ môi trường…không còn quá mới mẻ.
Trong cuộc sống của chúng ta luôn tồn tại những khu vực dễ cháy, nên việc lắp đặt hệ thống báo cháy có tầm quan trọng hết sức lớn lao. Nó giúp chúng ta phát hiện nhanh chóng, chữa cháy kịp thời kỳ đầu của vụ cháy đem lại sự bình yên cho mọi người, bảo vệ tài sản cho nhân dân, nhà máy xưởng sản xuất…
Ngày nay, việc phòng cháy chưã cháy trở thành mối quan tâm hàng đầu của nước ta cũng như nhiều nước trên thế giới. Nó trở thành nghiã vụ của mỗi người dân. Trên các phương tiện thông tin đại chúng luôn tuyên truyền giáo dục cho mỗi người dân ý thức phòng cháy chửa cháy, nhằm mục đích hạn chế những vụ cháy đáng tiếc xảy ra.
Cùng với sự phát triển nhanh chóng của hệ thống thông tin điện thoại thì việc báo cháy qua điện thoại ngày càng trở nên phổ biến, nó giúp ta báo kịp thời những thông tin về vụ cháy đến các cơ quan chức năng.
Để có thể tìm hiểu rõ hơn về vấn đề này, chúng em đã được nhận đề tài : “Tìm hiểu về hệ thống phòng cháy chữa cháy FA và hệ thống bơm tự động trong tòa nhà”
Chúng em xin chân thành Thank thầy giáo Ths. Hoàng Duy Khang đã tận tình hướng dẫn chúng em trong quá trình thiết kế đồ án.

Hà Nội, ngày 10 tháng 05 năm 2014
Sinh viên thực hiện

Nhóm 5
MỤC LỤC
Chương I: Giới thiệu chung
1.1 Hệ thống quản lý toàn nhà (BMS)
1.2 Hệ thống phòng cháy, chữa cháy tự động trong tòa nhà
1.3 Giao thức kết nối giữa các hệ thống trong tòa nhà
1.3.1 Các cách truyền dẫn
1.3.2 Các giao thức mạng thường dùng trong hệ thống BMS
Chương II : Sơ đồ cấu tạo, nguyên lý hoạt động của hệ thống phòng cháy trong tòa nhà
2.1 Sơ đồ nguyên lý
2.2 Cấu tạo của hệ thống
2.3 Thiết bị đầu vào
2.4 Trung tâm báo cháy
2.5 Thiết bị đầu ra
2.6 Nguyên lý hoạt động
2.7 Cách thức kết nối hệ thống phòng cháy, chữa cháy với hệ thống quản lý tòa nhà (BMS)
Chương III : Một số hệ thống chữa cháy trong tòa nhà
3.1 Hệ thống chữa cháy bán tự động
3.2 Hệ Thống Chữa Cháy Sprinkler
3.3 Hệ Thống Chữa Cháy FM-200
3.4 Hệ thống chữa cháy bằng khí CO2
3.5 Hệ thống chữa cháy bằng khí Ni tơ (NN100)
3.6 Hệ thống chữa cháy Dry Chemical
Chương IV : Hệ thống bơm chữa cháy trong tòa nhà và các tiêu chuẩn kỹ thuật
4.1 Hệ thống bơm chữa cháy trong tòa nhà
4.2 Các tiêu chuẩn kỹ thuật của hệ thống báo cháy trong tòa nhà
4.2.1 TCVN 5738-1993
4.2.2 2 Yêu cầu thiết kế các bộ phận trong hệ thống theo tiêu chuẩn TCVN 5738:2000
Chương V : Hệ thống bơm tự động trong tòa nhà
5.1 Động cơ bơm, phân loại và cấu tạo
5.2 Cảm biến mức nước và biến tần sử dụng trong hệ thống bơn tự động
5.3 Nguyên lý hoạt động của hệ thống bơm tự động
Chương VI : Kết luận







CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU CHUNG
1.1 Hệ thống quản lý tòa nhà ( BMS )
Hệ thống quản lý toà nhà BMS (Building Management System) là hệ thống điều khiển và quản lý cho các hệ thống kỹ thuật trong toà nhà như hệ thống điện, hệ thống cung cấp nước sinh hoạt, hệ thống điều hoà thông gió, hệ thống thông báo môi trường, hệ thống an ninh, hệ thống báo cháy - chữa cháy, giúp cho việc vận hành một toà nhà trở nên hiệu quả, kịp thời. Với các yêu cầu như vậy hệ thống BMS có các chức năng chính như:
- Quản lý tín hiệu cảnh báo.
- Giám sát & điều khiển toàn bộ toà nhà.
- Đặt lịch hoạt động cho thiết bị.
- Quản lý dữ liệu gồm soạn thảo chương trình, quản lý cơ sở dữ liệu, chương trình soạn thảo đồ hoạ, lưu trữ và sao lưu dữ liệu.
- Báo cáo, tổng hợp thông tin.
Hệ thống BMS có đầy đủ các chức năng đáp ứng được việc giám sát được môi trường không khí, môi trường làm việc của con người. Ngoài ra hệ thống còn có khả năng kết nối các hệ thống kỹ thuật như an ninh, báo cháy, qua cổng giao diện mở của hệ thống với các ngôn ngữ giao diện theo tiêu chuẩn quốc tế.
Hệ thống BMS bao gồm đầy đủ các chức năng điều khiển - Tổng hợp thông tin - Lưu trữ dữ liệu & thông báo sự cố, đưa ra những tín hiệu thông báo kịp thời trước khi có những sự cố gây nên những ảnh hưởng tới hoạt động của hệ thống kỹ thuật nói chung.
Hệ thống BMS linh hoạt, có khả năng mở rộng với các giải pháp sẵn sàng đáp ứng với mọi yêu cầu
Với nhiệm vụ như vậy, hệ thống BMS bao gồm:


nm0ozdMA2rjsu44
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status