Công Nghệ Xử Lý Khí Thải - Trần Hồng Côn - pdf 26

Link tải luận văn miễn phí cho ae
Ch­¬ng I. ¤ nhiÔm kh«ng khÝ vµ c¸c gi¶I ph¸p gi¶m
thiÓu « nhiÔm
1.1. ¤ nhiÔm kh«ng khÝ
Thế nào là ô nhiễm không khí? Muốn trả lời được câu hỏi này thì cần
phải thống nhất được khái niệm về bầu không khí sạch hay nói cách khác là
thống nhất quy định về thành phần nền của môi trường không khí. Trong bầu
khí quyển của trái đất thì tầng đối lưu là gần mặt đất nhất - tầng của gió bão.
Tại tầng này, các chất ô nhiễm thường xuyên được rửa sạch bởi mưa và tuyết
rơi. Trên tầng bình lưu thì khác. Do sự hấp thụ của lớp ôzôn, sự ổn định và sự
tăng của nhiệt độ theo chiều cao; cho nên các chất ô nhiễm khi thâm nhập vào
tầng này có chiều hướng tồn tại lâu dài hơn. Thực ra sự ô nhiễm không khí
được hiểu chủ yếu như là sự thay đổi bất thường thành phần và nồng độ của
các chất trong tầng không khí gần mặt đất - tầng đối lưu. Do vậy ta có thể
chấp nhận một định nghĩa về ô nhiễm không khí như sau [1, 2]:
“Ô nhiễm không khí có nghĩa là đã có mặt một hay nhiều chất gây ô
nhiễm trong bầu không khí ngoài trời như bụi, khói, hơi, khí hay mùi...với
khối lượng, tính chất và thời gian đủ để gây hại đối với sự sống của người
hay động, thực vật, hay tác hại tới của cải vật chất hay cản trở quá mức
đối với sự tồn tại bình yên của sự sống và của cải vật chất trên trái đất”.
Trong luật về kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí của bang
Arizôna (Mỹ) cũng đưa ra một định nghĩa tương tự [1]: “Ô nhiễm không khí
có nghĩa là sự có mặt của một hay nhiều chất ô nhiễm hay sự phối hợp của
chúng trong không khí ngoài trời với khối lượng và thời gian đủ để gây hại
hay có chiều hướng gây hại đối với sự sống của người, động, thực vật hoặc
của cải vật chất”.
Nhưng đi kèm v ới định nghĩa này có liệt kê các chất ô nhiễm đó là
khói, hơi, than gi ấy, bụi, mồ hóng, cáu gét, khói than, các khí, mù, mùi, tia
phóng xạ, các hóa chất độc hại hay bất kỳ vật chất nào trong không khí ngoài
trời. Đồng thời định nghĩa này còn quan tâm đến xu thế gây hại nữa.
Như vậy trong thực tế có hai nguồn gây ra ô nhiễm không khí, đó là
nguồn ô nhiễm tự nhiên và nguồn ô nhiễm nhân tạo ngắn liền với các hoạt
động của con người [3, 4].
- Nguồn ô nhiễm tự nhiên: Các hoạt động tự nhiên có thể làm tăng hàm
lượng bụi tại một thời điểm và ở một không gian nào đó như gió lốc, bão sa
mạc mang theo bụi đất cát trên mặt đất tung vào bầu không khí. Núi lửa hoạt
động có thể phun vào bầu khí quyển một lượng bụi và khí khổng lồ. Nhưng
hiện tượng như trên xẩy ra không liên tục, trong một khoảng thời gian ngắn
và phát tán ra m ột vùng rộng lớn làm giảm nhanh hàm lượng c hất gây ô
nhiễm.Các hiện tượng phân hủy, thối rữa xác động thực vật xẩy ra thường
xuyên trong t ự nhiên đưa vào bầu không khí các khí độc hại. Nhưng hiện
tượng này đã kéo dài đều đặn theo thời gian phát triển của hành tinh chúng ta
nên hàm lượng của các c hất độc hại thường nằm ở giới hạn nền. Nhưng nếu
hiện tượng trên xẩy ra sau một thảm hoạ nào đó không thường xuyên và cục
bộ thì nó sẽ thải vào không khí một lượng khí độc hại vượt quá giới hạn nền
trong khoảng thời gian và không gian giới hạn trong và xung quanh khu vực
xẩy ra thảm họa sẽ gây ra sự ô nhiễm không khí.
Các hiện tượng sấm chớp, mây mưa, bức xạ trong hệ mặt trời và vũ trụ,
thông qua các phản ứng phân hủy hay kết hợp các chất tồn tại trong không
khí tạo ra các chất có hại làm mất cân bằng vốn có của bầu không khí cũng
được coi là sự ô nhiễm.
Nhìn chung ô nhiễm không khí do thiên nhiên tạo ra về khối lượng là
rất lớn song thường phân bố trong một không gian rộng và khá đồng đều nên
ít gây nguy hại.
Mặt khác các sinh vật trên mặt đất, qua hàng ngàn vạn năm đã quen với
những thay đổi nói trên và đã thích ứng được.
-Nguồn ô nhiễm nhân tạo. Các nguồn ô nhiễm nhân tạo nguy hiểm ở
chỗ rất dễ xẩy ra hiện tượng cục bộ với nồng độ cao gây tác hại đến con
người, các sinh vật và của cải vật chất nằm trong vùng ô nhiễm. Các nguồn và
các chất gây ô nhiễm không khí do nhân tạo được khái quát trên bảng 1.1.
B¶ng 1.1. C¸c nguån vµ c¸c chÊt g©y « nhiÔm kh«ng khÝ chñ yÕu
Chất ô nhiễm Nguồn ô nhiễm
1 2
Oxit các bon (CO,
CO2)
-Các nhà máy nhiệt điện
-Các ngành công nghiệp đốt nhiên liệu làm năng lượng.
-Giao thông vận tải.
-Các lò đốt rác và dân dụng
-Phân hủy, lên men yếm khí
Bụi than, tro
-Các cơ sở khai thác và chế biến than đá, than gỗ
-Đốt SP nông nghiệp sau thu hoạch và dân dụng.
-Các nhà máy nhiệt điện.
-Các cơ sở sản xuất gốm, sứ
Bụi Berili -ChÕ hãa quÆng vµ luyÖn kim.
Bụi uranium -Chế hóa quặng.
Hợp chất chứa
các kim loại có
độc tính cao
-Các cơ sở luyện kim
-Các cơ sở sản xuất hóa chất
-Các cơ sở sản xuất thuốc trừ dịch hại
-Sử dụng các sản phẩm thuốc trừ dịch hại
-Giao thông vận tải



/file/d/0Bz7Zv9 ... sp=sharing
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status