Vai trò của đầu tư trực tiếp nước ngoài với phát triển kinh tế vùng đồng bằng sông Hồng - pdf 26

Link tải luận văn miễn phí cho ae
MỞ ĐẦU
1. Sự cần thiết của đề tài:
Trong quá trình phát triển kinh tế hiện nay, vốn đầu tư trực tiếp nước
ngoài (FDI) là một bộ phận quan trọng trong cơ cấu nguồn vốn đầu tư của bất
kì một quốc gia hay địa phương nào. Việt Nam là một nước đang phát triển,
trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nên nhu cầu về vốn là rất lớn,
do đó vấn đề thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài là hết sức cần thiết. Theo
các nghị quyết của đại hội Đảng, từ đại hội Đảng lần thứ VI đến nay, kinh tế
có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài là một bộ phận quan trọng của nền kinh tế
thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta, được khuyến khích phát
triển lâu dài, bình đẳng với các thành phần kinh tế khác. Do đó, sử dụng hiệu
quả nguồn vốn FDI là chủ trương quan trọng của các địa phương trên cả nước
để mở rộng quan hệ hợp tác kinh tế quốc tế, làm đòn bẩy khai thác có hiệu
quả nguồn lực trong nước, thúc đẩy phát triển bền vững về kinh tế của các địa
phương nói riêng và kinh tế cả nước nói chung. Điều này được biểu hiện qua
nỗ lực của chính quyền các địa phương trong việc tạo dựng môi trường kinh
doanh thuận lợi, nâng cao chất lượng điều hành kinh tế và thúc đẩy mạnh mẽ
cải cách hành chính,…
Vùng Đồng bằng Sông Hồng (ĐBSH) có vị trí, vai trò đặc biệt quan
trọng trong sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của cả nước. Đồng bằng sông
Hồng (ĐBSH) gồm 11 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, bao gồm: Hà
Nội, Bắc Ninh, Hà Nam, Hải Dương, Hải Phòng, Hưng Yên, Nam Định, Ninh
Bình
, Quảng Ninh, Thái Bình, Vĩnh Phúc. Vùng ĐBSH hội tụ rất nhiều các
điều kiện và lợi thế để phát triển công nghiệp, dịch vụ, đi đầu trong sự nghiệp
công nghiệp hoá, hiện đại hoá; đặc biệt phát triển công nghiệp công nghệ cao,
công nghiệp điện tử, tin học, công nghiệp dầu khí và sản phẩm hoá dầu; phát
triển dịch vụ cao cấp, dịch vụ du lịch, dịch vụ viễn thông, tài chính, ngân
hàng; nghiên cứu, ứng dụng và triển khai khoa học và công nghệ, đào tạo
nguồn nhân lực có trình độ cao...
Theo số liệu thống kê, tính đến tháng 5/2015 đã có khoảng 59 quốc gia
và vùng lãnh thổ có dự án đầu tư vào Vùng ĐBSH. Lũy kế các dự án còn hiệu
lực đến hết tháng 5/2015, toàn vùng đã thu hút được 5.536 dự án đầu tư trực
tiếp nước ngoài, với tổng số vốn đăng ký đạt hơn 66 tỷ USD. Tính đến nay,
vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đóng vai trò rất quan trọng đối với phát triển
kinh tế vùng đồng bằng sông Hồng trên rất nhiều lĩnh vực kinh tế và xã hội
như: thúc đẩy tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế; thúc đẩy xuất khẩu
hàng hoá, đóng góp vào thu ngân sách của toàn vùng, tạo việc làm và phát
triển thị trường lao động, chuyển giao công nghệ....
Mặc dù đầu tư trực tiếp nước ngoài đã đạt được những kết quả quan
trọng nêu trên, song việc sử dụng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tại các tỉnh
đồng bằng sông Hồng thời gian qua còn nhiều bất cập, bộc lộ một số hạn chế
như sau: (1) Tỷ lệ dự án sử dụng công nghệ cao còn thấp, chưa thu hút được
công nghệ nguồn; (2) Chưa chú ý đến hiệu quả sử dụng tài nguyên đất đai,
khoáng sản... còn diễn ra ở nhiều địa phương. Nhiều dự án chưa được thẩm tra,
xem xét kỹ các khía cạnh công nghệ, lao động, môi trường lao động... dẫn đến
chất lượng dự án chưa cao; (3) Những hạn chế vốn có của hoạt động đầu tư như
chuyển giá; không đảm bảo quyền lợi chính đáng của người lao động về giờ làm
việc, tiền lương, phúc lợi, dẫn đến việc đình công, bãi công; vi phạm pháp luật
về môi trường; (4) Việc quản lý vốn thiếu chặt chẽ, giải ngân chậm so với thời
hạn quy định; đặc biệt tại nhiều dự án xuất hiện tình trạng tham ô làm thất thoát,
rò rỉ vốn…
Do đó, có thể thấy rằng việc tìm hiểu, nghiên cứu về những kết quả đã
đạt được; tìm ra những hạn chế cần khắc phục nhằm nâng cao vai trò của vốn
đầu tư trực tiếp nước ngoài tại vùng đồng bằng sông Hồng trong thời gian tới
3
là thực sự cần thiết. Trên cơ sở đó, tác giả chọn đề tài: “Vai trò của đầu tư
trực tiếp nước ngoài với phát triển kinh tế vùng đồng bằng sông Hồng”.
Luận văn được thực hiện nhằm trả lời cho câu hỏi nghiên cứu tổng quát
sau đây: Những kết quả (thành tựu và hạn chế) và giải pháp nhằm nâng cao
vai trò của đầu tư trực tiếp nước ngoài với phát triển kinh tế vùng đồng bằng
sông?
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu:
2.1. Mục đích nghiên cứu
Phân tích làm rõ kết quả, hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế;
trên cơ sở đó đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao vai trò của FDI đối với
phát triển kinh tế vùng đồng bằng sông Hồng trong thời gian tới.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Tổng quan một số vấn đề lý luận và thực tiễn liên quan đến đầu tư
trực tiếp nước ngoài.
- Phân tích, đánh giá vai trò của FDI đối với phát triển kinh tế vùng
đồng bằng sông Hồng, đặc biệt là trong giai đoạn 2009-2014, chỉ ra những
thành tựu và hạn chế của FDI đối với phát triển kinh tế của vùng.
- Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao vai trò của FDI đối với phát
triển kinh tế vùng trong thời gian tới.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
3.1. Đối tượng nghiên cứu:
Nghiên cứu vai trò của đầu tư trực tiếp nước ngoài đối với phát triển
kinh tế các tỉnh đồng bằng sông Hồng trong giai đoạn 2009-2014.
3.2. Phạm vi nghiên cứu:
- Về nội dung: Những kết quả (thành tựu và hạn chế) của FDI đối với
phát triển kinh tế vùng đồng bằng sông Hồng trong giai đoạn 2009 - 2014 và
các giải pháp nhằm nâng cao vai trò của FDI đối với phát triển kinh tế toàn
vùng trong thời gian tới.
+ Về không gian: Giới hạn trong phạm vi các tỉnh, thành trong vùng
đồng bằng sông Hồng.
+ Về thời gian: Đề tài tập trung nghiên cứu khoảng thời gian từ 2009
đến 2014.
4. Những đóng góp của luận văn:
- Làm rõ những đóng góp của FDI ở vùng đồng bằng sông Hồng; đánh
giá các biện pháp, chính sách đã thực hiện tại các địa phương nhằm nâng cao
vai trò của FDI tại vùng đồng bằng sông Hồng.
- Đề xuất một số giải pháp nhằm tăng cường vai trò của FDI trong việc
phát triển kinh tế của vùng đồng bằng sông Hồng trong thời gian tới.


Gm2u2Bhq7RXTRo1
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status