Tạo động lực làm việc cho giảng viên tại trường Cao đẳng nghề công nghiệp Thanh Hóa - pdf 26

Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết nối

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Giáo dục luôn là vấn đề quan tâm hàng đầu của mỗi quốc gia. Với một cơ sở
đào tạo tạo thì hai nhân tố có vai trò quan trọng là người dạy và người học. Số liệu
thống kê hiện nay cho thấy đội ngũ giảng viên tại các trường đại học và cao đẳng
nhìn chung vẫn còn đang thiếu. Xuất phát điểm của các trường cao đẳng hiện nay là
thấp (hầu hết nâng cấp từ các trường trung cấp công nghiệp, trung cấp nghề). Đang
có một khoảng cách lớn giữa xuất phát điểm về nhân lực với xu hướng phấn đấu trở
thành Trường Đại học trong tương lai nên nâng cao đào tạo trình độ đạt chuẩn nâng
cấp nhà trường lên đại học là nhu cầu cấp bách.
Một trong những điều kiện để nâng cấp trường cao đẳng thành trường đại học là
đạt một tỷ lệ nhất định về nhân lực có trình độ thạc sĩ trở lên. Các trường đang rất thiếu
đội ngũ này. Chính sách thu hút nhân lực có trình độ cao, có nhiều kinh nghiệm trong
công tác giảng dạy, quản lý đang được các trường cao đẳng thực hiện để rút ngắn thời
gian chuẩn bị điều kiện về nguồn nhân lực cấp đại học. Điều này có thể tạo ra một dòng
chảy chất xám từ những trường không tạo ra nhiều động lực để giữ chân cán bộ, giảng
viên sang các trường khác có nhiều động lực và cơ hội để phát triển cá nhân hơn. Vì thế
các trường đang có nhân lực có trình độ cao cần có giải pháp tạo và nâng cao động
lực để khuyến khích, động viên CB, GV gắn bó lâu dài với nhà trường.
Đa số các GV ở các trường cao đẳng hiện nay đang giảng dạy liên môn, có
liên quan đến chế độ về phụ cấp, giờ giảng... nên chú trọng yếu tố này để có giải
pháp nâng cao đông lực thúc đẩy bằng yếu tố vật chất một cách hợp lý. Việc nghiên
cứu động lực làm việc cho CBCNV là việc làm rất quan trọng nhằm góp phần nâng
cao chất lượng đào tạo. Nhận thức được vấn đề này, Trường Cao đẳng nghề Công
nghiệp Thanh Hóa đã có nhiều biện pháp nâng cao động lực thúc đẩy cán bộ, công
nhân viên chức và đã có nhiều kết quả. Tuy nhiên công tác này vẫn còn nhiều vấn
đề phải được hoàn thiện. Đó là lí do tác giả chọn đề tài “Tạo động lực làm việc cho
giảng viên tại Trường Cao đẳng nghề Công nghiệp Thanh Hóa” làm đề tài
nghiên cứu cho luận văn tốt nghiệp của mình.
Các câu hỏi đặt ra trong nghiên cứu:
Để thực hiện mục tiêu nghiên cứu của đề tài đã nêu trên, các câu hỏi được đặt ra
cho vấn đề nghiên cứu đó là:
- Những nhân tố nào ảnh hưởng đến tạo động lực làm việc cho giảng viên?
- Tác động của tạo động lực làm việc tới hoạt động giảng dạy của giảng viên như
thế nào? Kết quả giảng dạy? kết quả nghiên cứu?
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1 Mục đích
Đề xuất được một số giải pháp hoàn thiện hoạt động tạo động lực cho giảng
viên tại Trường Cao đẳng Nghề Công nghiệp Thanh Hóa.
2.2 Nhiệm vụ
- Nghiên cứu về hệ thống hóa các vấn đề có tính lý luận về quản lý nhân lực,
động lực thúc đẩy giảng viên làm việc và các yếu tố tác động đến tạo động lực làm
việc cho giảng viên.
- Xác định được khung lý thuyết về tạo động lực làm việc cho giảng viên tại các
Trường Cao đẳng Nghề.
- Phân tích được thực trạng tạo động lực cho giảng viên tại Trường Cao đẳng
Nghề Công nghiệp Thanh Hóa.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1 Về đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là Tạo động lực cho giảng viên tại Trường Cao
đẳng Nghề Công nghiệp Thanh Hóa.
3.2 Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi về nội dung
+ Nghiên cứu tạo động lực cho giảng viên theo mô hình kết hợp các công cụ tạo
động cơ, động lực theo tính chất của động cơ, động lực.
+ Chỉ nghiên cứu tạo động lực cho giảng viên (chứ không nghiên cứu tạo động lực cho
Cán bộ Quản lý và Cán bộ Công chức của Nhà trường).
- Phạm vi về thời gian
Các số liệu thứ cấp được thu thập giai đoạn 2010 – 2014; Số liệu sơ cấp được
thu thập vào tháng 2/2015.
4. Đóng góp của luận văn
 Về phương diện lý luận: Hệ thống hóa lý thuyết về tạo động lực, làm rõ các vấn
đề liên quan tới hoạt động tạo động lực trong trường cao đẳng nghề
 Về phương diện thực tiễn: Phân tích tạo động lực làm việc cho giảng viên các kết
quả đạt được, hạn chế và nguyên nhân hạn chế. Đề xuất giải pháp cụ thể hoàn thiện
tạo động lực tại Trường Cao đẳng nghề Công nghiệp Thanh Hóa.
5. Bố cục luận văn
Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn bao gồm 4 chương
Chương 1: Tổng quan nghiên cứu, cơ sở lý luận và kinh nghiệm thực tiễn về tạo
động lực làm việc cho giảng viên tại các Trường Cao đẳng Nghề.
Chương 2: Phương pháp nghiên của luận văn
Chương 3: Phân tích thực trạng tạo động lực làm việc cho giảng viên tại Trường
Cao đẳng nghề Công nghiệp Thanh Hóa.
Chương 4. Đề xuất một số giải pháp hoàn thiện hoạt dộng tạo động lực làm việc
cho giảng viên tại Trường Cao đẳng nghề Công nghiệp Thanh Hóa đến năm 2020.

uDJZmH90O5LB5MS
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status