Đặc điểm hình thái của một số loài ốc nước ngọt thuộc họ Lymnaeidae ở một số huyện trong các tỉnh Vĩnh Long, Đồng Tháp và Thành phố Cần Thơ - pdf 26

Link tải luận văn miễn phí cho ae
Đặc điểm hình thái của một số loài ốc nước ngọt thuộc họ Lymnaeidae ở một số huyện trong các tỉnh Vĩnh Long, Đồng Tháp và Thành phố Cần Thơ và gây nhiễm ấu trùng sán lá gan trên ốc

TÓM LƯỢC
Qua thời gian thực hiện đề tài từ tháng 08 năm 2014 đến tháng 12 năm 2014 tại các
huyện Trà Ôn (Vĩnh Long), Lấp Vò (Đồng Tháp), Bình Thủy, Ninh Kiều (Cần Thơ)
tui ghi nhận kết quả như sau: Bằng phương pháp thu thập và định danh 549 ốc nước
ngọt thuộc họ Lymnaeidae ở các địa điểm Trà Ôn (Vĩnh Long), Lấp Vò (Đồng
Tháp), Ninh Kiều, Bình Thủy (Cần Thơ) tui đã xác định 2 loài ốc Lymnaea
swinhoei và Lymnaea viridis có tỷ lệ phân bố tại các địa điểm khảo sát lần lượt là
89,25% và 10,75%. Cả 2 loài Lymnaea swinhoei và Lymnaea viridis đều là ký chủ
trung gian của các loài sán lá gây bệnh trên động vật và người. Mổ khảo sát 50 ốc
loài Lymnaea swinhoei xác định tỷ lệ nhiễm chung các loại ấu trùng sán lá ở ốc
Lymnaea swinhoei tại huyện Lấp Vò, tỉnh Đồng Tháp là 34,00%. Với tỷ lệ nhiễm ấu
trùng sán lá cả 3 giai đoạn sporocyst, redia và cercaria là 6,00 %. Gây nhiễm ấu
trùng sán lá gan giai đoạn miracidum cho 40 ốc Lymnaea swinhoei với 2 nghiệm
thức miracidium vừa mới nở, hoạt động mạnh và miracidium nở sau 24 giờ; kết quả
có 18 ốc nhiễm ấu trùng sán lá gan các giai đoạn sporocyst, redia và cercaria với tỷ
lệ ốc nhiễm ấu trùng sán lá gan ở cả 2 nghiệm thức là 45,00 %.
CHƯƠNG 1 ĐẶT VẤN ĐỀ
Việt Nam là một nước nằm trong khu vực khí hậu nhiệt đới, có thảm thực vật
phong phú và đa dạng thích hợp cho nhiều loài ký sinh trùng phát triển, ký sinh và
gây bệnh. Bệnh sán lá gan (Fasciolosis) là một bệnh ký sinh trùng phổ biến ở gia
súc nhai lại như trâu, bò, dê, cừu,...và cả ở người. Bệnh gây thiệt hại lớn cho ngành
chăn nuôi đại gia súc và ảnh hưởng đến sức khỏe người bị nhiễm sán.
Bệnh sán lá gan (Fasciolosis) phổ biến ở khắp các châu lục và nhiều nước trên thế
giới. Ở Việt Nam, bệnh được phát hiện ở khắp các tỉnh thành trong cả nước. Phan
Địch Lân (1994) đã điều tra 7359 trâu, bò ở 26 tỉnh miền Bắc Việt Nam kết quả
thấy: trâu, bò ở vùng đồng bằng nhiễm sán lá gan cao nhất, sau đó đến vùng trung
du, vùng ven biển và miền núi.
Theo Phạm Văn Khuê và cs (1996), Kaufmann (1996), ký chủ trung gian của sán lá
Fasciola là các loài ốc nước ngọt họ Lymnaeidae: Lymnaea auricularia, Lymnaea
swinhoei, Lymnaea viridis, Galba truncatula, Radix ovata,…
Đồng bằng sông Cữu Long là vùng đồng bằng với hệ thống sông ngòi, kênh rạch
chằng chịt là điều kiện thuận lợi cho các loài ốc nước ngọt – ký chủ trung gian của
sán lá Fasciola sinh sống và phát triển. Đó là điều kiện cho bệnh sán lá gan trên trâu,
bò phát triển gây thiệt hại cho ngành chăn nuôi đại gia súc của vùng. Để tìm hiểu rõ
hơn về ký chủ trung gian, chu trình sinh học của bệnh sán lá gan trên bò và được sự
hướng dẫn của thầy cô bộ môn Thú Y, khoa Nông Nghiệp và Sinh Học Ứng Dụng,
trường Đại học Cần Thơ chúng tui tiến hành đề tài: “Đặc điểm hình thái của một
số loài ốc thuộc họ Lymnaeidae ở một số huyện trong các tỉnh Vĩnh Long, Đồng
Tháp và thành phố Cần Thơ và gây nhiễm ấu trùng sán lá gan trên ốc”.

Mục tiêu của đề tài:
 Định danh, phân loại một số loài ốc thuộc họ Lymnaeidae tại huyện Trà Ôn
(tỉnh Vĩnh Long), huyện Lấp Vò (tỉnh Đồng Tháp) và quận Ninh Kiều, quận Bình
Thủy (thành phố Cần Thơ).
 Khảo sát tỷ lệ nhiễm ấu trùng sán lá ở ốc Lymnaea swinhoei trong điều kiện
tự nhiên.
 Theo dõi quá trình phát triển của ấu trùng sán lá gan trong ốc Lymnaea
swinhoei.

i2QqA9WUi52X5Zg
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status