Hoàn thiện quy hoạch cán bộ thuộc Sở Giao thông vận tải Phú Thọ - pdf 26

Link tải luận văn miễn phí cho ae
1. Tính cấp thiết của đề tài
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nhấn mạnh: “Can bô ̣ là cai gôc của mo ̣i công viê ̣c, công việc thành công hay thất bại đều do cán bộ tốt hay kém”. Hội nghị lần thứ 3 Ban chấp hành Trung ƣơng Đảng khóa VIII khẳng định: “cán bộ là nhân tố quyết định sự thành bại của cách mạng gắn liền với vận mệnh của Đảng, của đất nƣớc, của chế độ, là khâu then chốt trong công tác xây dựng Đảng”. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX, X, và XI cũng nhấn mạnh: “xây dựng đội ngũ cán bộ, trƣớc hết là đội ngũ cán bộ lãnh đạo và quản lý các cấp, vững vàng về chính trị, gƣơng mẫu về đạo đức, trong sáng về lối sống, có trí tuệ kiến thức và năng lực hoạt động thực tiễn, gắn bó với nhân dân”.
Công tác cán bộ đã đƣợc Đảng ta lãnh đạo, chỉ đạo, triển khai khá đồng bộ ở tất cả các khâu, trong đó quy hoạch cán bộ là một khâu quan trọng. Làm tốt công tác quy hoạch cán bộ sẽ từng bƣớc nâng cao chất lƣợng, số lƣợng, cơ cấu đội ngũ cán bộ, bảo đảm tính liên tục, kế thừa, phát triển, đáp ứng cả nhiệm vụ trƣớc mắt và lâu dài trong công cuộc xây dựng và phát triển đất nƣớc.
Trong công cuộc đổi mới đất nƣớc, Đảng cộng sản Việt Nam luôn coi công tác QHCB làm tiền đề cho việc đào tạo, bồi dƣỡng cán bộ, công chức, nhằm có đƣợc đội ngũ cán bộ lãnh đạo có đủ tầm trong công cuộc CNH, HĐH đất nƣớc và đẩy nhanh công tác cải cách hành chính, nâng cao chất lƣợng phục vụ nhân dân.
Sở giao thông vận tải Phú Thọ hiện nay gồm 7 phòng, ban tham mƣu giúp việc, 3 ban quản lý dự án, 3 đơn vị sự nghiệp, với gần 500 cán bộ, công chức, viên chức thực hiện quản lý nhà nƣớc về giao thông vận tải ở địa phƣơng. Sở giao thông vận tải Phú Thọ đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển kinh tế - xã hội của Tỉnh Phú thọ, nhất là về xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông và vận tải. q
Với nhiệm vụ quan trọng đó, việc xây dựng đội ngũ cán bộ công chức thuộc Sở giao thông vận tải Phú Thọ góp phần quyết định mức độ hoàn thành nhiệm vụ giao thông vận tải trong công cuộc cải cách và CNH, HĐH đất nƣớc. Để đảm bảo nguồn cán bộ kế cận có chất lƣợng cao, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ của Sở giao thông vận tải Phú Thọ, đòi hỏi thực hiện tốt công tác cán bộ, nhất là công tác quy hoạch, tạo nguồn cán bộ lãnh đạo có chất lƣợng cao.
Xuất phát từ yêu cầu khách quan của quá trình đổi mới và phát triển đất nƣớc, cũng nhƣ yêu cầu phát triển kinh tế xã hội ở địa phƣơng, yêu cầu thực tiễn đặt ra đối với đội ngũ cán bộ lãnh đạo Sở giao thông vận tải Phú Thọ, tác giả chọn đề tài: “Hoàn thiện quy hoạch cán bộ thuộc Sở giao thông vận tải Phú Thọ” làm luận văn Thạc sỹ chuyên ngành Quản lý kinh tế tại Trƣờng đại học kinh tế - Đại học quốc gia Hà Nội.
Câu hỏi nghiên cứu là: Công tác quy hoạch đội ngũ cán bộ công chức là gì? Tại sao phải hoàn thiện công tác QHCB? Sở giao thông vận tải tỉnh Phú Thọ cần làm gì để hoàn thiện công tác QHCB giai đoạn 2015 – 2020, tầm nhìn đến năm 2025?
2. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn
Mục đích: Đánh giá thực trạng QHCB thuộc Sở giao thông vận tải Phú Thọ trong giai đoạn hiện nay. Đề xuất những giải pháp chủ yếu, góp phần hoàn thiện công tác QHCB tại Sở GTVT Phú Thọ giai đoạn 2015 – 2020, tầm nhìn đến năm 2025.
Nhiệm vụ của luận văn:
- Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về QHCB.
- Khảo sát, phân tích thực trạng QHCB thuộc Sở Sở giao thông vận tải Phú Thọ trong giai đoạn hiện nay. Dự báo và đề xuất giải pháp hoàn thiện công tác QHCB tại Sở GTVT Phú Thọ cho thời kỳ tới năm 2020, tầm nhìn 2025.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
Đối tƣợng nghiên cứu là công tác QHCB Sở GTVT tỉnh Phú Thọ, cụ thể là nội dung, quy trình và tiêu chí đánh giá quy hoạch cán bộ.
Phạm vi nghiên cứu:
-Phạm vi về không gian: Luận văn tập trung nghiên cứu tại Sở GTVT Phú Thọ.
-Phạm vi về thời gian: Các số liệu tài liệu nghiên cứu đƣợc thu thập từ năm 2011 đến nay.
-Phạm vi về nội dung nghiên cứu: Luận văn tập trung nghiên cứu công tác QHCB từ cấp trƣởng phòng và tƣơng đƣơng trở lên thuộc các đơn vị sự nghiệp, các ban quản lý dự án.
4. Ý nghĩa của luận văn
Luận giải cơ sở lý luận và thực tiễn về công tác QHCB và sự cần thiết phải QHCB đáp ứng yêu cầu sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế.
Đánh giá thực trạng đội ngũ cán bộ công chức và công tác QHCB lãnh đạo ngành GTVT Phú Thọ giai đoạn 2011 – 2015, đề xuất các giải pháp có tính khả thi nhằm hoàn thiện QHCB để tạo nguồn cán bộ có chất lƣợng cao thuộc ngành GTVT Phú Thọ quản lý trong giai đoạn tiếp theo.
Có thể sử dụng làm tài liệu nghiên cứu, tham khảo cho các cơ quan quản lý, hoạch định chính sách, các sở giao thông vận tải về công tác QHCB, đào tạo, bồi dƣỡng, luân chuyển, bổ nhiệm, bố trí, sắp xếp đội ngũ cán bộ lãnh đạo quản lý.
5. Cấu trúc của luận văn
Luận văn gồm có: Phần mở đầu, phần kết luận và có 4 chƣơng nhƣ sau: Chƣơng 1. Tổng quan tình hình nghiên cứu, cơ sở lý luận và thực tiễn
về quy hoạch cán bộ
Chƣơng 2. Phƣơng pháp nghiên cứu
Chƣơng 3. Thực trạng công tác quy hoạch cán bộ Sở giao thông vận tải Phú Thọ giai đoạn 2011 – 2015
Chƣơng 4. Giải pháp hoàn thiện công tác quy hoạch cán bộ thuộc Sở giao thông vận tải Phú Thọ giai đoạn 2015 – 2020, tầm nhìn đến năm 2025.


4ZBlpB66BlVm43w
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status