NGHIÊN CỨU CHỌN TẠO GIỐNG LÚA CHỊU NÓNG BẰNG CHỈ THỊ PHÂN TỬ CHO CÁC TỈNH Ở PHÍA NAM - pdf 26

Link tải luận văn miễn phí cho ae
Thuộc “Chương trình trọng điểm phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học
trong lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn đến năm 2020.”
Mã số:
Thuộc dự án KH&CN;
Đề tài độc lập;
7 Lĩnh vực khoa học
Tự nhiên; Nông, lâm, ngư nghiệp;
Kỹ thuật và công nghệ; Y dược.
8 Chủ nhiệm đề tài
Họ và tên: BÙI CHÍ BỬU
1
Bản Thuyết minh này dùng cho hoạt động nghiên cứu ứng dụng và phát triển công nghệ thuộc 4 lĩnh vực
khoa học nêu tại mục 7 của Thuyết minh. Thuyết minh được trình bày và in trên khổ A4
Ngày, tháng, năm sinh: 1953 Nam/ Nữ: Nam.
Học hàm, học vị: GS. TS
Chức danh khoa học: Nghiên cứu viên cao cấp Chức vụ: Viện Trưởng
Điện thoại:
Tổ chức: 08-39103316 Nhà riêng: 08-39870461 Mobile: 0913135660
Fax: 08-38297650 E-mail: [email protected]
Tên tổ chức đang công tác: Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp miền Nam
Địa chỉ tổ chức: 121 Nguyễn Bỉnh khiêm, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh
Địa chỉ nhà riêng: 59/21, P. 11, Q. Gò Vấp, TP. Hồ chí Minh
9 Thư ký đề tài
Họ và tên: Th.S Trương Quốc Ánh
Ngày, tháng, năm sinh: 11 tháng 06 năm 1969 Nam/ Nữ: Nam
Học hàm, học vị: Thạc Sỹ
Chức danh khoa học: Nghiên cứu viên Chức vụ: Phó Phòng Công nghệ Sinh học
Điện thoại:
Tổ chức: 08 – 39103316 Nhà riêng: 0650 –3754554 Mobile: 0913141502
Fax: 08 – 38297650 E-mail: [email protected]
Tên tổ chức đang công tác: Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp miền Nam
Địa chỉ tổ chức: 121 Nguyễn Bỉnh khiêm, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh
Địa chỉ nhà riêng: 16A/4 Đồng An, xã Bình Hòa, huyện Thuận An, tỉnh Bình Dương
10 Tổ chức chủ trì đề tài
Tên tổ chức chủ trì đề tài: Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp miền Nam
Điện thoại: 08-38297889 Fax: 08-38297650
E-mail : [email protected]
Website: http://iasvn.org
Địa chỉ: 121 Nguyễn Bỉnh Khiêm, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh
Họ và tên thủ trưởng tổ chức: GS.TS. Bùi Chí Bửu
Số tài khoản: 060.19.00.000.42
Ngân hàng: Kho bạc nhà nước TP. Hồ Chí Minh
Tên cơ quan chủ quản đề tài: Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
11 Các tổ chức phối hợp chính thực hiện đề tài (nếu có)
Tổ chức 1:
Tên cơ quan chủ quản Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp Duyên hải Nam Trung bộ
Điện thoại : 056. 3844626
Địa chỉ: 317 Nguyễn Thị Minh Khai – Tp. Quy Nhơn – Bình Định
Họ và tên thủ trưởng tổ chức: TS Hoàng Minh Tâm
Tổ chức 2 :
2
Tên cơ quan chủ quản : Viện Lúa Đồng bằng Sông Cửu Long
Điện thoại : 0710. 3861378
Địa chỉ : Thới Lai, Tp. Cần Thơ
Họ và tên thủ trưởng tổ chức: TS Lê Văn Bảnh
12
Các cán bộ thực hiện đề tài
(Ghi những người có đóng góp khoa học và chủ trì thực hiện những nội dung chính thuộc tổ chức
chủ trì và tổ chức phối hợp tham gia thực hiện đề tài, không quá 10 người kể cả chủ nhiệm đề tài)
Họ và tên, học hàm học
vị
Tổ chức
công tác
Nội dung công việc
tham gia
Thời gian làm
việc cho đề tài
Số tháng quy đổi
2
1
GS. TS Bùi Chí Bửu Viện KHKT NN
miền Nam
Chủ trì, tạo và đánh giá vật liệu
lai, phân tích di truyền số lượng,
xây dựng và thiết kế các chỉ thị
phân tử, đánh giá và khảo
nghiệm các dòng triển vọng, báo
cáo tiến độ hàng năm, báo cáo
giữa kỳ và báo cáo nghiệm thu.
30
2
GS.TS. Nguyễn Thị Lang Viện Lúa Đồng
Bằng Sông Cửu
Long
Thu thập và đánh giá vật liệu,
khảo nghiệm các dòng triển
vọng. Thực hiện QTL và fine
mapping
20
3
TS. Lưu Văn Quỳnh Viện KHKT
Nông nghiệp
Duyên hải Nam
Trung bộ
Thu thập đánh giá nguồn vật
liệu, đánh giá kiểu hình, khảo
nghiệm các dòng triển vọng.
20
4
Th.S. Nguyễn Viết Cường Viện KHKT NN
miền Nam
Thu thập và đánh giá kiểu hình,
lai tạo quần thể hồi giao, khảo
nghiệm các dòng triển vọng.
20
5
Th.S. Trương Quốc Ánh Viện KHKT NN
miền Nam
Thư ký đề tài, thu thập đánh giá
nguồn vật liệu, thu thập số liệu
tổng hợp báo cáo, tham gia khảo
nghiệm các dòng triển vọng.
24
6
ThS. Bùi Phú Nam Anh Viện KHKT NN
miền Nam
Khai thác cơ sở dữ liệu
database, thiết kế marker phân
tử, xây dựng bản đồ di truyền
ứng dụng trong phân tích QTL
và fine mapping.
24
7
ThS. Lê Công Thiện Viện KHKT NN
miền Nam
Đánh giá vật liệu lai, lai tạo xây
dựng quần thể phân ly ứng dụng
cho phân tích QTL, đanh giá
kiểu hình.
24
8 KS Lý Hậu Giang Viện KHKT NN
miền Nam
Đánh giá kiểu gene, khảo sát đa
dạng di truyền ứng dụng chương
trình NTSYSpc, phân tích tương
tác kiểu gene và môi trường qua
các điểm khảo nghiệm các dòng
triển vọng
24
2
Một (01) tháng quy đổi là tháng làm việc gồm 22 ngày, mỗi ngày làm việc gồm 8 tiếng
3
9
CN Đậu Thị Kim Dung Viện KHKT NN
miền Nam
Các thí nghiệm trong phòng, ly
trích ADN, phản ứng PCR, điện
di sản phẩm PCR ứng dụng
trong lập bản đồ QTL và fine
mapping quần thể con lai chứa
gene chống chịu nóng.
24
II. MỤC TIÊU, NỘI DUNG KH&CN VÀ PHƯƠNG ÁN TỔ CHỨC
THỰC HIỆN ĐỀ TÀI
13 Mục tiêu của đề tài ( Bám sát và cụ thể hoá định hướng mục tiêu theo đặt hàng - nếu có)
Chọn tạo được giống lúa chịu nóng phục vụ cho sản xuất nông nghiệp ở các tỉnh phía Nam,
thông qua chỉ thị phân tử và phân tích QTL (quantitative trait loci).
Mục tiêu cụ thể:
- Xác định được bản đồ QTL gen quy định tính trạng chống chịu nóng ở điều kiện nhiệt
độ 37 – 40
o
C vào thời kỳ trổ bông.
- Xác định chỉ thị phân tử liên kết với gene chống chịu nóng để ứng dụng được kỹ thuật
MAS trong cải thiện giống lúa chống chịu nóng.
- Chọn tạo được giống chống chịu nóng phù hợp với điều kiện canh tác của các tỉnh phía
Nam.


3vK9iOc582lOEFV
[hr:12ne1j3m][/hr:12ne1j3m]
I. ĐẶT VẤN ĐỀ*
Ảnh hưởng của stress do nhiệt độ cao được
thấy rõ nhất ở giai đoạn lúa ra hoa khi nhiệt độ
môi trường trên 35oC. Sự ra hoa, thụ phấn và sự
phát triển ống phấn sẽ bị kìm hãm dẫn đến việc
gây ảnh hưởng đến khả năng phát triển của hạt
(Morita và ctv. 2005; Peng và ctv., 2004; Zhu và
ctv., 2005). Nếu nhiệt độ môi trường liên tục cao
hơn 35oC trong 5 ngày sẽ dẫn đến bất thụ ở hoa và
không có hạt. Ngược lại, stress do nhiệt độ cao
xảy ra ở giai đoạn đầy hạt (grain filling) sẽ dẫn
đến thiệt hại về mặt kinh tế qua giảm sút sản lượng
và chất lượng hạt (Zhu và ctv., 2005). Chất lượng
hạt giảm thể hiện qua cảm quan bên ngoài của hạt
trước và sau khi xay và nấu do cấu trúc
amylopectin, độ đàn hồi và dẻo của hạt bị biến đổi
(Asaoka và ctv. 1985; Cheng và ctv., 2003). Giai
đoạn chín của hạt thóc dưới điều kiện nhiệt độ cao
sẽ làm cho hạt bị bạc bụng và khối lượng hạt sẽ
giảm. Điều này đã được bà Melissa Fritzland
(IRRI) đã thông báo từ đầu năm 2007 trong hội
thảo khoa học về thay đổi khí hậu ảnh hưởng đến
phẩm chất gạo tại IRRI.
Zhu và ctv. (2005) đã tiến hành nghiên cứu ở
giai đoạn làm đầy hạt trên cây lúa với quần thể
BIL (backcross inbred lines) từ tổ hợp lai
Nipponbare/Kasalth. Kết quả cho thấy có 3 QTL
nằm trên nhiễm sắc thể số 1, 4, 7 kiểm soát tính
trạng chống chịu stress do nhiệt độ cao. QTL
định vị tại quãng giữa hai marker C1100 - R1783
trên nhiễm sắc thể số 4 cho thấy: Không bị sự tác
động của môi truờng (tương tác QTL  môi
trường) và không có ảnh hưởng tương tác không
alen (epistasis).
Zhang và ctv. (2009) cho thấy các chỉ thị
phân tử SSR (simple sequence reapeat) như
RM3735 trên nhiễm sắc thể số 4 và RM3586
trên nhiễm sắc thể số 3 tương tác chặt chẽ với
tính trạng chống chịu stress do nhiệt độ cao. Hai
chỉ thị phân tử được khuyến cáo sử dụng trong
tạo chọn giống lúa có kiểu hình chống chịu nhiệt
độ cao.
Ko và ctv. (2007) phân lập gen kháng nóng
(thermo - tolerance genes: TTOs) trong hạt ngô,
rồi tiến hành dòng hóa thành TTO6 (cDNA). Nó
mã hóa một protein có kích thước phân tử 11 -
kDa, có chuỗi trình tự amino acid tương đồng với
protein của gen GASA4 trong cây mô hình
Arabidopsis. Họ lập kế hoạch chuyển gen này
vào cây lúa để cải tiến tính chống chịu nóng.
Wu và ctv. (2009) thành công trong thực
hiện chuyển gen OsWRKY11 vào cây lúa, nó thể
hiện trên giai đoạn mạ, trong điều kiện promoter
là HSP101, điều khiển được cả hai loại hình
stress do khô hạn và do nóng.
Yokotani và ctv. (2008) cũng thành công
trong việc chuyển gen OsHsfA2e của cây mô
hình Arabidopsis vào cây lúa; thể hiện được gen
ở mức độ RNA trong điều kiện bị stress do nhiệt
độ cao.


PCEJm90M912b1iM
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status