So sánh hiệu quả của Olanzapin và Haloperidol trong điều trị bệnh tâm thần phân liệt tại bệnh viện tâm thần trung ương 1 - pdf 26

Link tải luận văn miễn phí cho ae
Tóm tắt luận văn
I- Mục tiêu: So sánh hiệu quả của olanzapin và haloperidol trong điều trị bệnh tâm
thần phân liệt với 2 mục tiêu chính:
- So sánh tác dụng lâm sàng của olanzaPhần mềm và haloperidol trong điều trị
- So sánh tác dụng không mong muốn của hai thuốc
II- Đối tượng và phương pháp nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: gồm 90 bệnh nhân tâm thần phân liệt, chẩn đoán theo
ICD-10. Chia ngẫu nhiên làm 2 nhón, một nhóm dùng olanzapin, một nhóm dùng
haloperidol. Thời gian nghiên c ứu 60 ngày
- Phưcmg pháp nghiên cứu: tiến cứu can thiệp có đối chứng.
- Chỉ tiêu nghiên cứu: đánh giá hiệu quả của 2 thuốc dựa vào thang đánh giá BPRS
qua các mức giảm điểm
+ Đánh giá sự thuyên giảm các triệu chứng dương tính và âm tính
+ Đánh giá tác dụng không mong muốn hai thuốc
III- Ket quả nghên cứu:
- Hiệu quả điều trị của hai thuốc:
+ Với các triệu chứng dương tính, hiệu quả điều trị của hai thuốc là tương đưcmg
nhau.
+ Với các triệu chứng âm tính, hiệu quả điều trị của olanzapin cao hơn so với
haloperidol.
+ Có đáp ứng tốt nhóm dừng olanzaPhần mềm 45.7%, nhóm dừng haloperidol 15.6%
- Tác dụng không mong muốn của hai thuốc: nhóm dùng olanzapin có tỉ lệ xuất
hiện các tác dụng không mong muốn cũng như mức độ biểu hiện đều có xu hướng
thấp hom và nhẹ hơn so với nhóm dùng haloperidol. Cụ thể:
+ Hội chứng Pakinson do thuốc, chứng bồn chồn đứng ngồi không yên, các rối
loạn loạn động cấp và bất động ở nhóm điều trị bằng haloperidol có tỉ lệ cao hơn và
mức độ nặng hơn so vói nhóm điều trị bang olanzapin.
+ Olanzapin gây buồn ngủ nhiều hơn haloperidol.
+ Cả hai thuốc đều gây tăng cân trên bệnh nhân nghiên cứu nhưng olanzapin gây
tăng cân nhiều hơn haloperidol (tương ứng 3. lkg và 1.3kg).
ĐẶT VẤN ĐỂ
Tâm thần phân liệt là một trong những bệnh loạn thần nặng khá phổ biến ỏ
nước ta cũng như trên thế giói. Theo các số liệu thống kê của Tổ chức Y tế thế giới,
số bệnh nhân tâm thần phân liệt chiếm 0,6 - 1,5 % dân số [9]. Ở Việt Nam, theo báo
cáo của chương trình quốc gia năm 2002 về điều tra cơ bản từ 61 tỉnh thành trong cả
nước, tỷ lệ mắc bệnh tâm thần phân liệt là 0,3-1% dân số (trung bình 0,47%).
Tâm thần phân liệt thường khởi phất ở lứa tuổi trẻ từ 16-30 tuổi (50% trước
tuổi 25), nam sớm hơn nữ, tỷ lệ tái phát cao (95-98%). Bệnh có khuynh hướng tiến
triển mạn tính, làm mất tính đồng nhất giữa cấc mặt hoạt động tâm thần [24]. Nếu
không được phát hiện sớm, điều trị đúng và kịp thời, bệnh nhân dẽ dẫn đến tan rã
nhân cách, sa sút trí tuệ, mất sức lao động, không còn khả năng tự chăm sóc bản
thân và khi đó trỏ thành gánh nặng cho gia đình và xã hội [25].
Năm 1958, viện bào chế Janssen tìm ra một hoạt chất ngăn chặn tác dụng
kích thích của amphetamin và có tác dụng điều trị tâm thần phân liệt ở người, đó là
haloperidol. Từ khi được đưa vào điều trị từ năm 1958 đến nay, nó vẫn được sử
dụng nhiều để điều trị bệnh tâm thần phân liệt, có tác dụng tốt trên các triệu chứng
dương tính như hoang tưởng và ảo giác. Nhược điểm của haloperidol là có nhiều
tác dụng không mong muốn như hội chứng ngoại tháp, các rối loạn vận động...làm
cho bệnh nhân dễ bỏ thuốc, tỷ lệ tái phát cao. Những năm gần đây ngành hoá dược
đã tổng hợp được nhiều loại thuốc an thần kinh thế hệ mới, trong đó có olanzapin.
Từ năm 1996, thuốc này bắt đầu được đưa vào điều trị ở Mỹ và nhiều nghiên cứu
lâm sàng cho thấy nó có nhiều ưu điểm so với haloperidol như tác dụng tốt trên cả
triệu chứng dương tính và âm tính và đặc biệt là ít tác dụng không mong muốn trên
hệ vận động hơn. Tuy nhiên, tác dụng điều tri và tác dụng không mong muốn của
olanzapin cũng như đặc tính dược động học của thuốc khấc biệt giữa cấc nghiên
cứu ở cấc quốc gia và cấc nhóm chủng tộc bệnh nhân khấc nhau. Ở Việt Nam, do
olanzapin mới chỉ xuất hiện khoảng vài năm gần đây và chưa được sử dụng rộng
rãi trong điều tri, nên chưa có một nghiên cứu nào đánh giá, so sánh hiệu quả của
nó với những thuốc đã và đang được sử dụng phổ biến trong điều trị TIPL một
cách hệ thống.

l4P12q2O0kq947x
xem thêm
PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH DÙNG THUỐC AN THẦN KINH TRONG ĐIỀU TRỊ TÂM THẦN PHÂN LIỆT TẠI BỆNH VIỆN TÂM THẦN TRUNG ƯƠNG
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status