Thực trạng quản lý rừng bền vững ở Việt Nam - pdf 26

Link tải luận văn miễn phí cho ae
ĐẶT VẤN ĐỀ
Rừng là tài nguyên quý báu của quốc gia, là bộ phận quan trọng của môi trường sinh thái, có giá trị to lớn về kinh tế-xã hội. Do vậy tài nguyên rừng cần được quản lý, bảo vệ và phát triển bền vững và đây cũng là xu thế phát triển lâm nghiệp của thế giới hiện nay.
Việt Nam có tổng diện tích tự nhiên 33,12 triệu ha, trong đó diện tích có rừng 12,61 triệu ha và 6,16 triệu ha đất trống đồi núi trọc là đối tượng của sản xuất lâm nông nghiệp. Như vậy, ngành Lâm nghiệp đã và đang thực hiện hoạt động quản lý và sản xuất trên diện tích đất lớn nhất trong các ngành kinh tế quốc dân. Diện tích đất lâm nghiệp phân bố chủ yếu ở trên các vùng đồi núi của cả nước, đây cũng là nơi sinh sống của 25 triệu cư dân thuộc nhiều dân tộc ít người, có trình độ dân trí thấp, cách canh tác lạc hậu, kinh tế chậm phát triển và đời sống còn nhiều khó khăn.
Tuy diện tích rừng có tăng nhưng chất lượng rừng tự nhiên cũng như rừng
trồng còn thấp, chưa đáp ứng yêu cầu sản xuất và phòng hộ. Hiện trạng diện tích
đất chưa sử dụng toàn quốc còn 6,76 triệu ha, trong đó đất trống đồi núi trọc là 6,16 triệu ha chiếm 18,59% diện tích của cả nước; chủ yếu là đất thoái hóa. Đây là nguồn tài nguyên tiềm năng nhưng đồng thời cũng là thách thức cho phát triển sản xuất lâm nghiệp. Hoạt động sản xuất lâm nghiệp trong giai đoạn vừa qua đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng, đặc biệt công tác bảo vệ và phát triển rừng trên phạm vi toàn quốc đã ngăn chặn được tình trạng suy thoái về diện tích và chất lượng rừng, diện tích rừng tăng từ 9,30 triệu ha năm 1995 lên 11,31 triệu ha năm 2000 và 12,61 triệu ha năm 2005 (bình quân tăng 0,3 triệu ha/năm). Hiện nay bình quân mỗi năm trồng mới được khoảng 200.000 ha rừng. Sản lượng khai thác gỗ rừng trồng đạt khoảng 2.000.000 m3/năm để cung cấp nguyên liệu cho chế biến hàng lâm sản xuất khẩu và tiêu dùng trong nước.
Hoạt động sản xuất của ngành lâm nghiệp đang chuyển đổi mạnh mẽ từ nền lâm nghiệp quốc doanh, theo cơ chế kế hoạch hoá tập trung sang nền lâm nghiệp xã hội hoá với cơ cấu kinh tế nhiều thành phần và hoạt động theo cơ chế của nền kinh tế sản xuất hàng hoá. Do đó, ngành lâm nghiệp đã tham gia tích cực tạo việc làm, cải thiện đời sống cho gần 25% dân số của Việt Nam sống trên địa bàn rừng núi, góp phần bảo đảm an ninh chính trị xã hội, tạo đà phát triển chung cho đất nước trong các năm qua.
Tuy nhiên, thực tế vẫn còn những tồn tại, đặc biệt diện tích rừng tuy có tăng nhưng chất lượng và tính đa dạng sinh học của rừng tự nhiên vẫn tiếp tục bị suy giảm, ở một số nơi diện tích rừng tiếp tục bị tàn phá. Vì vậy, trong Chiến lược phát triển lâm nghiệp giai đoạn 2006 – 2020 đã xác định: Quản lý, sử dụng và phát triển rừng bền vững là nền tảng cho phát triển lâm nghiệp. Theo đó, mục tiêu đến năm 2020 được xác định là: Thiết lập, quản lý, bảo vệ, phát triển và sử dụng bền vững 16,24 triệu ha đất quy hoạch cho lâm nghiệp; nâng tỷ lệ đất có rừng lên 42 - 43% vào năm 2010 và 47% vào năm 2020.
Trong bối cảnh lâm nghiệp Việt Nam như đã nêu trên, quản lý rừng bền vững là định hướng chiến lược quan trọng nhằm phát huy tối đa tiềm năng của ngành góp phần đóng góp vào nền kinh tế quốc dân; cải thiện đời sống người dân vùng rừng núi; bảo tồn đa dạng sinh học và hệ sinh thái rừng. Nhận thức rõ điều này, Nhà nước đã và đang từng bước hoàn thiện khuôn khổ thể chế chính sách và thúc đẩy các hoạt động thực tiễn để quản lý rừng được bền vững.













THỰC TRẠNG QUẢN LÝ RỪNG BỀN VỮNG Ở VIỆT NAM

1. Nhận thức về quản lý rừng bền vững
Trong khi khái niệm “bền vững” được thế giới bắt đầu sử dụng từ những
năm đầu thế kỷ 18 để chỉ lượng gỗ lấy ra khỏi rừng không vượt quá lượng gỗ mà rừng có thể sinh ra, tạo tiền đề cho quản lý rừng bền vững sau này thì ở Việt Nam mãi đến cuối thế kỷ 20 mới dùng khái niệm “Điều chế rừng” để quản lý, kinh doanh lâm nghiệp với hy vọng sản lượng rừng được duy trì ở những lần khai thác tiếp theo. Phương án điều chế rừng đầu tiên của Việt Nam (được thực hiện 7/1989) là Phương án điều chế rừng lâm trường Mã Đà (Đồng Nai) với sự trợ giúp của chuyên gia nước ngoài (Dự án VIE/82/002 do UNDP/FAO trợ giúp) để phát triển
cách điều chế rừng ở Việt Nam. Nhiệm vụ chính là xây dựng một mẫu phương án tiêu chuẩn; hướng dẫn lập kế hoạch điều chế và đưa ra những đề xuất cho việc điều chế rừng lâm trường Mã Đà. Cho đến nay, ngành lâm nghiệp vẫn đang dùng thuật ngữ “Điều chế rừng”, coi nó như một công cụ, một phương pháp truyền thống để quản lý rừng của các chủ rừng. Nghĩa là, tất cả các chủ rừng cho đến nay đều quản lý rừng theo cách lập phương án điều chế được thực hiện theo những quy định tại Quyết định 40/2005/QĐ-BNN, ngày 7/7/2005 của Bộ NN-PTNT về Quy chế khai thác gỗ và lâm sản khác.


pHwo0nLmet4A4Wj
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status