Tỷ giá và chính sách điều hành tỷ giá ở Việt Nam hiện nay - pdf 26

Link tải luận văn miễn phí cho ae
LỜI MỞ ĐẦU
Tỷ giá là một phạm trù kinh tế tổng hợp có liên quan đến các phạm trù kinh tế khác và đóng vai trò như là một công cụ có hiệu lực, có hiệu quả trong việc tác động đến quan hệ kinh tế của mỗi nước, đồng thời là yếu tố cực kỳ quan trọng đối với chính sách tiền tệ quốc gia. Đã bao thời nay, chúng ta đã và đang tiếp tục đứng trước một vấn đề có tầm quan trọng đặc biệt này và cố gắng tiếp cận nó, mong tìm ra một nhận thức đúng đắn để từ đó xác định và đưa vào vận hành trong thực tế một tỷ giá hối đoái phù hợp, nhằm biến nó trở thành một công cụ tích cực trong quản lý nền kinh tế ở mỗi nước.
Tỷ giá bị chi phối bởi nhiều yếu tố và rất khó nhận thức, xuất phát từ tính trừu tượng vốn có của bản thân nó. Tỷ giá là cái mà con người cần tiếp cận hàng ngày, hàng giờ, sử dụng nó trong mọi quan hệ giao dịch quốc tế, trong việc xử lý những vấn đề cụ thể liên quan đến các chính sách kinh tế trong nước và quốc tế. Và do vậy, nhận thức một cách đúng đắn và sử lý một cách phù hợp một cách tỷ giá hối đoái là hết sức cần thiết.
Trong điều kiện nền kinh tế thế giới ngày nay, khi mà quá trình quốc tế hoá đã bao trùm tất cả các lĩnh vực sản xuất kinh doanh và trong cuộc sống, thì sự gia tăng của hợp tác quốc tế nhằm phát huy và sử dụng những lợi thế so sánh của mình đã làm cho việc quản lý đời sống kinh tế của đất nước và là mối quan tâm đặc biệt của chính phủ các nước trong quá trình phục hưng và phát triển kinh tế. Điều đó càng làm cho việc điều chỉnh chính sách tỷ giá trở nên quan trọng. Cũng chính vì thế mà nhóm 01 đã lựa chọn nghiên cứu đề tài: “ Tỷ giá và chính sách điều hành tỷ giá ở Việt Nam hiện nay”.








CHƯƠNG I: LÝ LUẬN CHUNG VỀ TỶ GIÁ VÀ CHÍNH SÁCH TỶ GIÁ

1.1. Định nghĩa và phân loại tỷ giá
1.1.1 Khái niệm
Tỷ giá là giá cả của một đồng tiền này được biểu thị thông qua một số đơn vị của đồng tiền khác.
Ví dụ:
1USD = 21.200 VND
1EUR = 1,7 USD
1.1.2 Phân loại
Dựa vào những căn cứ khác nhau người ta chia ra nhiều loại tỷ giá khác nhau:
a) Căn cứ vào phương tiện chuyển ngoại hối, tỷ giá được chia ra làm hai loại:
- Tỷ giá điện hối: là tỷ giá mua bán ngoại hối mà ngân hàng có trách nhiệm chuyển ngoại hối bằng điện( telegraphic transfer -T/T)
- Tỷ giá thư hối: là tỷ giá mua bán ngoại hối mà ngân hàng có trách nhiệm chuyển ngoại hối bằng thư ( mail transfen M/T)
b) Căn cứ vào chế độ quản lý ngoại hối, tỷ giá hối đoái chia ra các loại
- Tỷ giá chính thức: là tỷ giá do nhà Nước công bố được hình thành trên cơ sở ngang giá vàng.
- Tỷ giá tự do là tỷ giá hình thành tự phát trên thị trường do quan hệ cung cầu qui định .
- Tỷ giá thả nổi là tỷ giá hình thành tự phát trên thị trường và nhà nước không can thiệp vào sự hình thành và quản lý tỷ giá này.
- Tỷ giá cố định là tỷ giá không biến động trong phạm vi thời gian nào đó.
c) Căn cứ vào phương tiện thanh toán quốc tế, tỷ giá được chia ra các loại:
- Tỷ giá séc là tỷ giá mua bán các loại séc ngoại tệ. Tỷ giá hối phiếu trả tiền ngay là tỷ giá mua bán các loại hối phiếu có kỳ hạn bằng ngoại tệ.
- Tỷ giá chuyển khoản là tỷ giá mua bán ngoại hối trong đó việc chuyển khoản ngoại hối không phải bằng tiền mặt, bằng cách chuyển khoản qua ngân hàng.
- Tỷ giá tiền mặt là tỷ giá mua bán ngoại hối mà việc chuyển trả ngoại hối bằng tiền mặt.
d) Căn cứ vào thời điểm mua bán ngoại hối:
- Tỷ giá mở cửa: là tỷ giá vào đầu giờ giao dịch hay tỷ giá mua bán ngoại hối của chuyến giao dịch đầu tiên trong ngày.
- Tỷ giá đóng cửa: là tỷ giá vào cuối giờ giao dịch hay tỷ giá mua bán ngoại hối của chuyến giao dịch cuối cùng trong ngày.
- Tỷ giá giao nhận ngay: là tỷ giá mua bán ngoại hối mà việc giao nhận ngoại hối sẽ được thực hiện chậm nhất trong 2 ngày làm việc.
- Tỷ giá giao nhận có kỳ hạn: là tỷ giá mua bán ngoại hối mà việc giao nhận ngoại hối sẽ được thực hiện theo thời hạn nhất định ghi trong hợp đồng(có thể là 1,2,3 tháng sau).
e) Căn cứ vào nghiệp vụ kinh doanh ngoại hối của ngân hàng tỷ giá chia ra làm hai loại:
- Tỷ giá mua: là tỷ giá mà ngân hàng mua ngoại hối vào.
- Tỷ giá bán: là tỷ giá mà ngân hàng bán ngoại hối ra.
1.2 Các chế độ tỷ giá
1.2.1 Tỷ giá hối đoái cố định bản vị vàng
Theo chế độ bản vị vàng, tỷ giá hối đoái được qui định căn cứ vào hàm lượng vàng của các đồng tiền. Trong điều kiện kinh tế thị trường hiện đại, khi thương mại quốc tế tăng lên cùng với hoạt động đầu cơ, chế độ bản vị vàng này không đáp ứng được nhu cầu phát triển và các nước thôi áp dụng từ năm 1971.
1.2.2 Tỷ giá hối đoái kế hoạch bao cấp
Loại tỷ giá hối đoái này được áp dụng tại các nước Xã hội chủ nghĩa thời kỳ kinh tế kế hoạch hoá tập trung. Tỷ giá hối đoái kế hoạch bao cấp thường chênh lệch nhiều lần so với tỷ giá hối đoái thị trường, không có vai trò là công cụ điều tiết vĩ mô đối với xuất nhập khẩu, loại tỷ giá hối đoái này được áp dụng tại Việt Nam trước năm 1989.
1.2.3 Tỷ giá hối đoái thả nổi tự do

Rs5Uv1Sb52OspeG
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status