Khảo sát tình hình sử dụng thuốc điều trị mất ngủ tại Bệnh viện Lão khoa Trung ương - pdf 26

Link tải luận văn miễn phí cho ae
Khảo sát tình hình sử dụng thuốc điều trị mất ngủ tại bệnh viện lão khoa TW
Khảo sát một số đặc điểm lâm sàng bệnh mất ngủ. Khảo sát tình hình sử dụng thuốc điều trị bệnh mất ngủ tại bệnh viện Lão Khoa Trung ương trong thời gian từ tháng 10/2010 đến 04/2011
ĐẶT VẤN ĐÈ
Dân sổ trên thế giới ngày càng già đi, biểu hiện bằng tỷ lệ người già ngày
một tăng, đặc biệt là ở các nước phát triển và một số nước đang phát triển; 214
triệu người năm 1950, 345 triệu người năm 1975, và đoán đến năm 2025 là
1121 triệu người.
Mất ngủ là một triệu chứng hay gặp ở người cao tuổi. Do người cao tuổi
thường có những thay đổi lớn về mặt sinh lý, trí nhớ giảm sút, khả năng tập
trung tư tưỏTig giảm, tình trạng bệnh tật không điển hình nên gây khó khăn rất
nhiều trong công tác chăm sóc sức khỏe, phòng bệnh và điều trị [6].
Theo các nghiên cứu dịch tễ, tỷ lệ mất ngủ ở người cao tuổi dao động từ 2%
đến 4 %. Mất ngủ có liên quan với các trạng thái thể chất và tâm thần, ở người
già, mất ngủ tăng theo độ tuổi, giới tính nữ, đơn thân và thu nhập thấp. Mất
ngủ có thể làm tăng nguy cơ rối loạn tâm thần, có thể dẫn đến bệnh tật, đem
lại các khoản phí trực tiếp (đi khám bác sỹ, thuốc men) hay gián tiếp (giảm
hiệu quả công việc...) đặt ra một bài toán kinh tể cho xã hội [33].
Trên thế giới đã có rất nhiều nghiên cứu về mất ngủ nói chung cũng như
mất ngủ trên người cao tuổi nói riêng, song ở Việt Nam số đề tài nghiên cứu
về mất ngủ còn rất ít. Chính vì vậy tui thực hiện đề tài “ Khảo sát tình hình sử
dụng thuốc điều trị mất ngủ tại bệnh viện Lão Khoa Trung ương” với mục
tiêu sau;
1. Khảo sát một số đặc điểm lâm sàng bệnh mất ngủ.
2. Khảo sát tình hình sử dụng thuốc điều trị bệnh mất ngủ tại bệnh viện Lão
Khoa Trung ương trong thời gian từ tháng 10/2010 đến 04/2011.
CHƯOnVG I: TỎNG QUAN
1.1. Vài ghi nhận về giấc ngủ [5]:
Giấc ngủ không phải là sự ngưng nghỉ hoạt động hoàn toàn mà là một dạng
đặc biệt của hoạt động cơ thể giúp cơ thể phục hồi năng lưọng đã tiêu hao khi
thức.
Thời lượng trung bình của giấc ngủ là 8 tiếng nhưng không nhất thiết phải
luôn luôn như vậy. Dấu hiệu cho biết ngủ đủ là có sự sảng khoái, tươi tỉnh,
thoải mái khi thức giấc vào ban ngày.
ở người lớn giấc ngủ kéo dài trung bình khoảng 8 giờ, trải qua hai trạng
thái khác nhau: giấc ngủ chậm hay giấc ngủ thường chiếm khoảng 75% thời
gian ngủ, đi đôi với các sóng chậm trên não chia thành 4 giai đoạn I, II, III, IV
với độ sâu tăng dần. Giấc ngủ nhanh hay giấc ngủ nghịch thưòng tiếp nối giấc
ngủ chậm, chiếm khoảng 25% thời gian ngủ. Hoạt động điện não gần giống
như lúc thức với sự hình thành của các giấc mơ. Giấc ngủ nhanh thưòng kết
hợp với các cơn máy mắt và rung cơ ở mắt, ngón tay hay ngón chân, có liên
quan với hoạt động mê, mộng mị. Hai loại giấc ngủ này nối tiếp nhau trong
đêm tạo thành nhiều chu kỳ, có khoảng 4 - 6 chu kỳ mỗi đêm, mỗi chu kỳ dài
độ 9 0 - 120 phút, với sự khởi đầu bằng giấc ngủ chậm[5].
1.2. Rối loạn giấc ngủ [6]
Rối loạn giấc ngủ là tình trạng thay đổi cả về thời lượng và chất lượng giấc
ngủ. Người bệnh có thể ngủ ít, mất ngủ hay ngủ nhiều quá. Tuy nhiên đa số
rối loạn giấc ngủ ở người cao tuổi là ngủ ít, mất ngủ. Người bệnh có thể lâm
vào tình trạng khó vào giấc, hay tỉnh giấc, ngủ không sâu, hay ngủ mê...và do
đó thường có cảm giác mệt mỏi, uể oải, ngủ gà vào ban ngày.
Cách xếp loại giấc ngủ còn đang diễn tiến. Gần đây một ban của Liên hiệp
các trung tâm nghiên cứu rối loạn ngủ đề nghị một xếp loại dựa chính vào
bệnh cảnh lâm sàng, trong đó có mất ngủ (phụ lục 7).
1.3. Mất ngủ
1.3.1. Định nghĩa [6]:

/file/d/0Bz7Zv9 ... sp=sharing
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status