Khảo sát Kiến thức- Thái độ- Thực hành trong phòng chống ung thư cổ tử cung của phụ nữ từ 15 đến 49 tuổi ở Thành phố Huế - pdf 26

Link tải luận văn miễn phí cho ae
ĐẶT VẤN ĐỀ
“Ung thư_một căn bệnh chết người”. Hai chữ “ung thư” thường gieo
vào trong chúng ta một nỗi sợ hãi. Xã hội ngày càng phát triển sức khỏe
con người càng đứng trước nhiều mối đe dọa, nguy cơ nguy hiểm hơn. Và
ung thư là một trong số đó. Theo ước tính và thống kê của Tổ chức y tế thế
giới (WHO) thì hàng năm trên toàn cầu có khoảng 9-10 triệu người mới
mắc bệnh ung thư và một nửa trong số đó chết vì căn bệnh này.
Ung thư cổ tử cung (UTCTC) là bệnh phổ biến trong các loại ung thư
đối với phụ nữ trên toàn thế giới chỉ sau ung thư vú. Và nó là nguyên nhân
hàng đầu gây tử vong do ung thư cho phụ nữ. Các số liệu thống kê về
UTCTC cho thấy cứ hàng năm lại có khoảng 466.000 trường hợp UTCTC
mới được phát hiện trên toàn cầu. Gần 80% các trường hợp này là ở các
nước đang phát triển như nước ta.
[tạp chí y học thực hành bộ y tế]
Ung thư cổ tử cung có thể xảy ra với bất kỳ ai và đặc biệt, bệnh
thường tấn công vào phụ nữ ở 35-40
[4]
tuổi trở đi. Đây là giai đoạn cực kỳ
quan trọng trong cuộc đời của một người phụ nữ với nhiều thiên chức lớn
lao: làm vợ, làm mẹ, là người chăm sóc gia đình và hơn thế nữa, ở độ tuổi
này phụ nữ cũng đồng thời đã tạo dựng được sự nghiệp của mình. Nếu
không có các biện pháp can thiệp sàng lọc, dự phòng và điều trị UTCTC
thì trong vòng 20 năm nữa, tỷ lệ mắc mới và tử vong do căn bệnh này sẽ
tăng thêm khoảng 25%.[1] Ước tính năm 2008 trên thế giới có 529.409 ca
mới mắc, 274.883 ca tử vong. Tại Việt Nam, ung thư cổ tử cung là ung thư
thường gặp thứ năm ở phụ nữ với xuất độ chuẩn tuổi là 11,4/100.000, tử
suất là 5,7/100.000. Ước tính năm 2008 có 5.174 ca mới mắc và 2.472 ca
tử vong. Tại thành phố Hồ Chí Minh, ung thư cổ tử cung là ung thư thường
gặp thứ nhì ở nữ với xuất độ chuẩn tuổi 15,4/100.000 vào năm 2008.[2]
Năm 2012, ở Việt Nam đã có gần 6.200 phụ nữ được chẩn đoán mắc mới
ung thư cổ tử cung và đã có trên 2.400 phụ nữ tử vong do ung thư cổ tử
cung, gấp 5-6 lần so với số tử vong bà mẹ liên quan đến thai nghén và sinh
đẻ trong cùng thời gian.[3]
Từ năm 1984, các nhà khoa học Đức đã khẳng định mối liên quan
giữa nhiễm vi rút gây u nhú ở người - Human Papilloma Virus (HPV) - và
sự hình thành tổn thương tiền ung thư và sau đó là ung thư thật sự tại cổ tử
cung. Tất cả phụ nữ sau khi có quan hệ tình dục đều có khả năng nhiễm
HPV. Trong một số rất ít các trường hợp nhiễm HPV các tuýp nguy cơ
cao, đặc biệt là 2 tuýp HPV 16 và HPV 18, nhiễm trùng tồn tại qua nhiều
năm làm biến đổi cổ tử cung, hình thành tổn thương tiền ung thư và trung
bình sau 10-20 năm có thể tiến triển thành ung thư thật sự. [3] Là bệnh có
thể dự phòng và phát hiện sớm, nhưng hiện nay UTCTC vẫn là bệnh ung
thư thường gặp và gây tử vong hàng đầu ở phụ nữ Việt Nam. ở nước ta,
hàng năm có tới 6.000 phụ nữ phát hiện bị UTCTC và cứ mỗi ngày thì có 9
phụ nữ chết vì căn bệnh này. Một trong những lý do dẫn đến tình trạng này
là số phụ nữ tham gia khám định kì để được tầm soát ung thư còn thấp, các
chương trình tầm soát cũng chưa được bao phủ rộng và khi phát hiện tổn
thương tiền ung thư thì cũng chưa được điều trị kịp thời, đúng phác đồ và
hiệu quả. Các chuyên gia y tế khẳng định, UTCTC nguy hiểm nhưng có
thể phòng ngừa được và có thể điều trị thành công nếu được phát hiện sớm.
Do đó, tiêm vacxin, khám tầm soát UTCTC sàng lọc và điều trị tổn thương
tiền ung thư là các phương pháp dự phòng cần được khuyến khích áp dụng.
Hiện nay, các chương trình sàng lọc được triển khai tại nhiều quốc
gia Bắc Âu, Canada, Mỹ đã làm giảm đáng kể tỷ lệ tử vong do UTCTC. Tại
Việt Nam, chương trình phòng chống ung thư đã được triển khai từ năm
2008. Một trong những mục tiêu ưu tiên của các chương trình này là xây
dựng mô hình sàng lọc phát hiện sớm ung thư tại cộng đồng, bao gồm
UTCTC . Hiện tại, chương trình sàng lọc phát hiện sớm UTCTC đã được
triển khai ở nhiều tỉnh, thành phố trong cả nước. Tuy nhiên, hiệu quả
của các hoạt động sàng lọc còn hạn chế. Thực tế cho thấy số trường hợp
UTCTC vẫn gia tăng rõ rệt, đặc biệt tỷ lệ các trường hợp phát hiện ở giai
đoạn muộn chiếm đa số . UTCTC là bệnh có thể phòng ngừa được, do đó
kiến thức và thực hành về phòng ngừa UTCTC của phụ nữ là yếu tố quan
trọng để đạt được các mục tiêu của chương trình. Nâng cao kiến thức và
thực hành phòng bệnh UTCTC đúng cho đối tượng có nguy cơ sẽ là biện
pháp can thiệp cộng đồng có hiệu quả lâu dài nhằm giảm gánh nặng
bệnh tật.[2][4] Thấy được vai trò và ý nghĩa quan trọng của việc chủng
ngừa, phát hiện sớm bệnh ung thư cổ tử cung ở phụ nữ chúng tui quyết
định tiến hành đề tài nghiên cứu: “ Khảo sát Kiến thức- Thái độ- Thực
hành trong phòng chống ung thư cổ tử cung của phụ nữ từ 15 đến 49
tuổi ở Thành phố Huế” với 3 mục tiêu sau:
1. Xác định mức độ hiểu biết và thái độ của đối tượng về bệnh ung
thư cổ tử cung làm cơ sở xây dựng các chương trình can thiệp
truyền thông tại nước ta.
2. Đánh giá những hành vi của đối tượng liên quan đến việc phòng
chống bênh ung thư cổ tử cung.
3. Đưa ra những giải pháp thích hợp để phòng chống ung thư cổ tử
cung hiệu quả.
Chương I
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1. SƠ LƯỢC VỀ UNG THƯ CỔ TỬ CUNG
1.1. Khái niệm
Ung thư cổ tử cung là sự biển đổi ác tính của các lớp biểu mô cổ tử
cung, 95% ung thư xuất phát từ lớp biểu mô lát tầng. Đây là bệnh lý ác tính
thường gặp ở phụ nữ, đứng hang đầu trong các ung thư đường sinh dục nữ.
[12]
1.2. Các yếu tố nguy cơ
- Nhiễm virus, đặc biệt là nhiễm HPV. HPV đã được xác định là
nguyên nhân gây ung thư cổ tử cung. Đã có trên 100 type HPV tuy nhiên
chỉ có 4 type chính (nguy cơ cao) liên quan đến ung thư cổ tử cung là các
type 16, 18, 31,35.
- Hành vi tình dục như quan hệ tình dục sớm, quan hệ với nhiều người


YWC5PMjtZ3nz48P
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status