Bài toán đảm bảo an toàn trong hệ phân tán - pdf 26

Link tải luận văn miễn phí cho ae

1. Giới thiệu chung
1.1. Tổng quan về hệ phân tán
1.1.1. Khái niệm hệ phân tán
Hiện nay có nhiều cách định nghĩa hệ phân tán khác nhau. Có người nói “hệ phân tán là tập
hợp các máy tính tự trị được kết nối với nhau bởi một mạng máy tính và được cài đặt phần mềm
tương ứng cho hệ phân tán”. Có người lại định nghĩa “hệ phân tán là một hệ thống có chức năng
và dữ liệu phân tán trên các trạm(máy tính) được kết nối với nhau bởi một mạng máy tính” hay
“hệ phân tán là một tập các máy tính độc lập giá tiếp với người dùng như một hệ thống thống
nhất, toàng vẹn”. Tuy nhiên, dù định nghĩa theo cách này hay cách khác, hệ phân tán vẫn phải
bao gồm những thành phần(máy tính) tự trị, tương tác qua lại với nhau thông qua mạng. Các
máy tính tự trị này trao đổi, làm việc nhằm phục vụ một mục đích chung.
1.1.2. Đặc điểm hệ phân tán
Theo như định nghĩa trên, hệ phân tán có một vài đặc điểm chính sau [6]:
- Đa thực thể (Multiple entities): Một hệ phân tán bao giờ cũng là sự kết hợp của nhiều thực
thể khác nhau. Thực thể ở đây có thể là người dùng, có thể là các máy tính tính toán, cũng
có thể là một hệ thống hoạt động độc lập.
- Không đồng nhất (Heterogeneity)
- Hoạt động song song (Concurrency)
- Chia sẻ tài nguyên (Resource sharing)
1.1.3. Phân loại hệ phân tán
Hệ phân tán có thể được chia thành ba loại chính sau:
- Hệ tính toán phân tán (distributed computing systems): hỗ trợ việc tính toán một cách
phân tán
- Hệ thông tin phân tán (Distributed information systems): hỗ trợ lưu trữ, truy cập và quản
lý dữ liệu một cách phân tán
- Hệ phân tán rộng khắp (Distributed pervasive systems): là thế hệ hệ phân tán hiện nay.
1.1.4. Các kiến trúc của hệ phân tán
Có thể thiết kế một hệ phân tán theo 4 kiến trúc khác nhau [6] lần lượt là “client-server”,
“multinode systems”, “P2P” và “service oriented systems”. Client-server là kiến trúc được biết
tới nhiều nhất trong các kiến trúc của hệ phân tán. Kiến trúc này bao gồm hai thành phần là
server và client. Server có nhiệm vụ cung cấp các dịch vụ cho client hay một nhóm các clients.
Các client không cần quan tâm đến việc xử lý nghiệp vụ. Chức năng này sẽ được server đảm
nhiệm. Khi cần các thao tác xử lý nghiệp vụ, client sẽ hỏi server để có được kết quả cần thiết.
Trong kiến trúc client-server, chỉ tồn tài một server xử lý nghiệp vụ, phục vụ các client. Mở
rộng hơn, kiến trúc multinode systems, server được chia thành nhiều phần nhỏ (nodes). Qua đó,
3
hỗ trợ quá trình xử lý song song nhằm nâng cao hiệu suất, chống lỗi và đảm bảo việc đáp ứng
nhiều client hơn (tính chất mở rộng)
Khác với hai kiến trúc đã đề cập trước, P2P (peer-to-peer) là mô hình ở đó không có sự phân
cấp. Trong kiến trúc này, tất cả các máy (nodes) đều có chung một cấp độ và không còn khái
niệm client cũng như server. Một máy tham gia vào hệ thống trao đổi với các máy khác sẽ có vai
trò thay đổi phụ thuộc vào yêu cầu của bài toán cần thực hiện, phụ thuộc vào thời điểm xử lý
công việc. Có thể hiểu, máy đó tại thời điểm A đóng vai trò như một server để xử lý một nghiệp
vụ nào đó, nhưng tại thời điểm B khác lại đóng vai trò như một client yêu cầu dịch vụ từ một
máy khác.Ưu điểm của kiến trúc này là khả năng mở rộng (có thể hình dung là không giới hạn)
và khả năng chịu lỗi cao. Tuy nhiên kiến trúc này lại yêu cầu việc giải quyết bài toán bảo mật
một cách cẩn thận và thấu đáo
Cuối cùng, kiến trúc hướng dịch vụ (Service oriented architechture - SOA) được xây dựng
trên mô hình client-server nhưng tập trung lấy dịch vụ làm trung tâm. Một dịch vụ có thể hiểu là
một phần hoạt động tự chủ của một phần mêm với chức năng được định sẵn.
1.2. Tổng quan về bài toán đảm bảo an toàn trong hệ
phân tán.
Quá trình thiết kế và cài đặt một hệ phân tán đòi hỏi phải cân nhắc nhiều các vấn đề khác
nhau như sự đồng bộ, sự thống nhất về mặt dữ liệu, khả năng chống lỗi cũng như bài toán bảo
mật, an toàn thông tin…vv Trong đó, bài toán đảm bảo an toàn trong hệ phân tán là một trong
những vấn đề quan trọng và khó khăn nhất. Trong những phần tiếp theo, nhóm sẽ trình bày về
các vấn đề để của đảm bảo an toàn trong hệ phân tán. Để người đọc hiểu rõ, nhóm sẽ trình bày
một số khái niệm cơ bản trong phần 1.2.1 dưới đây. Từ đó, nhóm sẽ đề cập đến các vấn đề
thường gặp để đảm bảo an toàn trong hệ phân tán ở phần 1.2.2


98FjJ2yoC71Y4NB
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status