Giải pháp tăng cường công tác quản lý các khoản thu từ đất trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc - pdf 26

Link tải luận văn miễn phí cho ae
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu
Thu ngân sách Nhà nước từ đất đai là một nguồn thu quan trọng của
Ngân sách Nhà nước. Việc quản lý các khoản thu từ đất đai đã khẳng định
được vai trò của Nhà nước là thay mặt sở hữu toàn dân về đất đai, thay mặt
người dân để quản lý và khai thác tốt nhất nguồn lực đất đai vào nhiệm vụ
phát triển kinh tế-xã hội của cả nước nói chung và từng địa phương nói riêng.
Đồng thời, việc quản lý các khoản thu từ đất đai điều tiết được quan hệ cung
cầu của thị trường đất đai vốn rất nhạy cảm và phức tạp, vừa nhằm tăng
cường quản lý đất đai bằng công cụ kinh tế vừa huy động tối đa nguồn vốn
một cách công khai, dân chủ. Do đây là nội dung khá nhạy cảm, nguồn tiền
thu về lại lớn nên việc quản lý các khoản thu từ đất cũng là một nhiệm vụ khá
khó khăn và phức tạp.
Với vị trí là một tỉnh thuộc vùng kinh tế trọng điểm của trung du Bắc
Bộ, Vĩnh Phúc nằm ở vị trí thuận lợi có nhiều điều kiện để phát triển những
ưu thế về đất đai để tạo nguồn thu cho ngân sách Nhà nước. Các khoản thu từ
đất vừa là nguồn thu cho tỉnh Vĩnh Phúc, vừa đảm bảo nguồn kinh phí thực
hiện các dự án đầu tư phát triển hạ tầng trên địa bàn tỉnh để hoàn thành các
nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội của địa phương.
Tuy nhiên, trong thực tế việc quản lý các khoản thu từ đất đai trên địa
bàn tỉnh Vĩnh Phúc cũng không còn ít những tồn tại như vẫn còn tình trạng
chậm nộp tiền sử dụng đất, nợ đọng tiền thuế nhà đất và tiền thuê đất còn
nhiều. Chính vì vậy, là một cán bộ đang công tác tại Phòng Quản lý các
khoản thu từ đất - Cục Thuế tỉnh Vĩnh Phúc, tác giả đề tài nhận thấy việc
nghiên cứu đề tài: "Giải pháp tăng cƣờng công tác quản lý các khoản thu
từ đất trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc" là cần thiết, mang ý nghĩa khoa học và
thực tiễn cao.
2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
Mục tiêu nghiên cứu chung: Giúp cho công tác quản lý các khoản thu
từ đất trên cả phạm vi toàn tỉnh Vĩnh Phúc được tốt hơn.
Mục tiêu nghiên cứu cụ thể: Trên cơ sở hệ thống hoá một số cơ sở lý luận
và một số bài học kinh nghiệm thực tiễn của các tỉnh trên cả nước về công tác quản lý
các khoản thu từ đất để phân tích, đánh giá thực trạng quản lý các khoản thu
từ đất ở tỉnh Vĩnh Phúc trong thời gian qua. Từ đó, đề xuất một số giải pháp
đối với Cục thuế tỉnh Vĩnh Phúc và kiến nghị với các cấp, ngành có liên quan
nhằm tăng cường công tác quản lý các khoản thu từ đất trên địa bàn tỉnh Vĩnh
Phúc cho đến năm 2020.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của đề tài
Đối tượng nghiên cứu: Công tác quản lý các khoản thu từ đất trên địa
bàn tỉnh.
Phạm vi nghiên cứu:
+ Phạm vi nghiên cứu về mặt không gian: Nghiên cứu công tác quản lý
các khoản thu từ đất trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc và được thực hiện thông qua
Cục thuế tỉnh Vĩnh Phúc.
+ Phạm vi nghiên cứu về mặt thời gian: Nghiên cứu công tác quản lý
các khoản thu từ đất trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc trong vòng 5 năm gần đây,
từ năm 2008 đến năm 2012.
4. Ý nghĩa khoa học, thực tiễn của đề tài
Quản lý các khoản thu từ đất là một lĩnh vực quan trọng trong công tác
quản lý nhà nước hiện nay và nguồn thu từ đất đai là một khoản thu cho Ngân
sách nhà nước. Việc áp dụng quản lý các khoản thu từ đất vào thực tế tại
mỗi địa phương khác nhau bởi điều đó tùy thuộc vào hoàn cảnh cụ
thể, vào điều kiện phát triển của thị trường tại nơi đó. Chính vì vậy,
việc nghiên cứu đề tài "Giải pháp tăng cƣờng công tác quản lý các khoản
thu từ đất trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc" nhằm góp phần tăng cường công
tác quản lý các khoản thu từ đất là rất quan trọng và có ý nghĩa khoa học và
thực tiễn cao.
5. Những đóng góp mới của đề tài
Trước đây đã có những công trình nghiên cứu về công tác quản lý thuế
và công tác quản lý đất đai như:
Công trình nghiên cứu “Giải pháp huy động cho Ngân sách nhà nước
từ đất đai trên địa bàn thành phố Hà Nội”, luận văn thạc sỹ kinh tế của tác
giả Dương Thị Phương Nhung (2010) - Học viện tài chính. Luận văn trình bày
thực trạng và một số tồn tại trong công tác quản lý đất đai, các nguồn thu ngân
sách từ đất đai và đưa ra một số biện pháp nhằm tăng cường nguồn huy nguồn
thu động và quản lý thu ngân sách nguồn thu từ đất đai của Hà Nội. Tuy nhiên,
thời gian nghiên cứu của công trình này mới chỉ dừng lại đến năm 2010.
Công trình nghiên cứu “Tăng cường vai trò Nhà nước về việc phát triển
nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu hiện đại hoá ngành thuế ở Việt Nam”, luận văn
thạc sĩ của tác giả Phạm Đức Thắng (2006). Đề tài trình bày thực trạng nguồn
nhân lực ngành thuế Việt Nam, đề xuất một số giải pháp tăng cường vai trò Nhà
nước với việc phát triển nguồn nhân lực để đáp ứng yêu cầu hiện đại hoá ngành
thuế. Thời gian nghiên cứu của đề tài cho đến năm 2006, trước khi Việt Nam gia
nhập WTO.
Công trình nghiên cứu “Đánh giá việc thực hiện quy hoạch sử dụng đất
giai đoạn 1998-2010 huyện Yên Dũng, tỉnh Bắc Giang”, luận văn thạc sỹ của
tác giả Nguyễn Thị Bích Hồng (2008). Đề tài đánh giá tình hình sử dụng đất
thực tế theo quy hoạch sử dụng đất trên phạm vi huyện Yên Dũng đến năm 2010,


x4C8kYT2LuQRhV8
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status