Đề cương ôn tập luật dân sự - pdf 26

Link tải luận văn miễn phí cho ae
Chương 1:
KHÁI QUÁT CHUNG LUẬT DÂN SỰ VIỆT NAM
1. ĐỐI TƯỢNG ĐIỀU CHỈNH CỦA LUẬT DÂN SỰ
1.1 Khái niệm đối tượng điều chỉnh của luật dân sự
Đối tượng điều chỉnh của luật dân sự là các quan hệ tài sản và quan hệ nhân thân phát sinh giữa các chủ thể của Luật dân sự nhằm đáp ứng lợi ích vật chất hay lợi ích tinh thần cho chính chủ thể tham gia quan hệ đó cũng như các chủ thể khác.
1.2 Phân loại đối tượng điều chỉnh của Luật dân sự
1.2.1 Các quan hệ tài sản
Quan hệ tài sản hay còn gọi là quan hệ xã hội về tài sản là quan hệ giữa chủ thể này với chủ thể khác có liên quan đến tài sản. Tài sản này có thể là tài sản hữu hình hay tài sản vô hình, tài sản hiện có hay tài sản được hình thành trong tương lai.
Quan hệ tài sản được hình thành một cách khách quan với sự phát triển của lịch sử xã hội loài người
Quan hệ tài sản do Luật dân sự điều chỉnh có các đặc điểm sau:
- Quan hệ tài sản do luật dân sự điều chỉnh luôn liên quan đến tài sản, có thể trực tiếp hay gián tiếp.
- Quan hệ tài sản do luật dân sự điều chỉnh được xác lập bởi các chủ thể của quan hệ pháp luật dân sự với các điều kiện do pháp luật qui định.
- Quan hệ tài sản do luật dân sự điều chỉnh thể hiện ý chí của các chủ thể tham gia quan hệ, ý chí đó phải phù hợp với ý chí của nhà nước:
+ Chủ thể tham gia quan hệ tài sản có toàn quyền định đoạt trong các quan hệ mà mình tham gia. Tuy nhiên, ý chí của chủ thể đó khi tham gia quan hệ phải phù hợp với ý chí của nhà nước.
+ Nhà nước đưa ra các qui định xác định quyền và nghĩa vụ của chủ thể, đó là những qui định mang tính nguyên tắc chung, những qui định mang tính chất cấm đoán và bắt buộc nhất định.
- Trong quan hệ tài sản do luật dân sự điều chỉnh, có sự đền bù ngang giá về lợi ích vật chất đối với các chủ thể tham gia – đây là yếu tố đặc trưng của các quan hệ tài sản do pháp luật dân sự điều chỉnh. Tính đền bù ngang giá có thể bị chi phối bởi rất nhiều yếu tố như tình cảm, phong tục tập quán.
1.1.2 Các quan hệ nhân thân
Quan hệ nhân thân được hiểu là quan hệ phát sinh giữa các chủ thể dân sự liên quan đến một lợi ích tinh thần.
Nếu như ở quan hệ tài sản, có thể có sự dịch chuyển tài sản từ chủ thể này sang chủ thể khác thì trong quan hệ nhân thân, việc dịch chuyển các giá trị tinh thần là không thể thực hiện được.
* Nhóm quan hệ nhân thân không liên quan đến tài sản: là các quan hệ nhân thân xuất phát từ giá trị tinh thần và các giá trị tinh thần này không có nội dung kinh tế, không thể chuyển giao trong giao lưu dân sự (không thể là đối tượng của giao dịch dân sự).
- Các quyền nhân thân gắn liền với chủ thể trong quan hệ hôn nhân và gia đình.
- Quyền nhân thân liên quan đến việc cá biệt hóa cá nhân: Quyền đối với họ tên …
- Quyền nhân thân liên quan đến giá trị của con người trong xã hội
- Quyền nhân thân liên quan đến thân thể con người
- Các quyền nhân thân liên quan đến sự tự do của cá nhân
- Các quyền nhân thân liên quan đến hoạt động lao động, sáng tạo của cá nhân
* Nhóm các quan hệ nhân thân liên quan đến tài sản: Xuất phát từ các giá trị tinh thần ban đầu, các chủ thể sẽ được hưởng các lợi ích vật chất từ việc chuyển quyền đối với kết quả của hoạt động sáng tạo.
- Quyền tác giả
- Quyền liên quan đến quyền tác giả
- Quyền sở hữu công nghiệp
- Quyền đối với cây trồng
* Có ý kiến cho rằng mọi quan hệ nhân thân đều liên quan đến tài sản bởi lẽ:
- Đối với việc chuyển giao các kết quả của hoạt động sáng tạo tinh thần thì chủ thể được hưởng lợi ích vật chất (liên quan đến tài sản)
- Đối với các quyền nhân thân thì khi quyền nhân thân bị xâm, phạm ngoài việc chủ thể xâm phạm phải chấm dứt hành vi xâm phậm, pháp luật còn qui định chủ thể có hành vi xâm phạm phải bồi thường thiệt hại cho người bị xâm phạm (có liên quan đến tài sản)
* Quan hệ nhân thân do luật dân sự điều chỉnh có các đặc điểm sau:
- Các quan hệ nhân thân do Luật dân sự điều chỉnh luôn liên quan đến một lợi ích tinh thần
- Quan hệ nhân thân không xác định được bằng một số tiền cụ thể. Các quan hệ nhân thân không bao giờ là quan hệ tài sản (chỉ có quan hệ nhân thân liên quan đến tài sản và quan hệ nhân thân không liên quan đến tài sản), nên giá trị tinh thần của quan hệ nhân thân không bao giờ trị giá được thành tiền.
- Các lợi ích tinh thần luôn gắn với chủ thể, trừ một số trường hợp pháp luật qui định (ví dụ: quyền công bố phổ biến tác phẩm của tác giả có thể chuyển giao cho người thừa kế của tác giả khi tác giả chết)
- Các lợi ích tinh thần không thể bị hạn chế hay tước bỏ, trừ trường hợp do pháp luật qui định

ISve8Vw8SDh1MTT
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status