Phân tích mô hình quản trị công mới ở một số nước phát triển và liên hệ tình hình thực tế tại Việt Nam - pdf 26

Link tải luận văn miễn phí cho ae
MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU 1
CHƯƠNG 1 2
MÔ HÌNH QUẢN TRỊ CÔNG MỚI TẠI CÁC NƯỚC PHÁT TRIỂN 2
1.1. Quản trị công mới. 2
1.2. Một số đặc trưng của mô hình quản trị công mới 2
1.2.1. Hiệu quả hoạt động quản lý 2
1.2.2. Phi quy chế hóa 2
1.2.3. Phi tập trung hóa 3
1.2.4. Áp dụng một số yếu tố của cơ chế thị trường 4
1.2.5. Gắn bó với chính trị, với chính phủ, nhà nước và nền hành chính nhà nước 4
1.2.6. Tư nhân hóa một phần các hoạt động của nhà nước trên cơ sở thực hiện được các mục tiêu và pháp luật nhà nước, đặc biệt là các dịch vụ công. 5
1.2.7. Hành chính công không tách khỏi hành chính tư và vận dụng nhiều phương pháp quản lý doanh nghiệp vào thực tiễn hoạt động của mình 5
1.2.8. Xu hướng quốc tế hóa 5
1.2.9. Hiện đại hóa nền hành chính 6
1.3. Các nội dung cấu thành quản trị công mới 6
1.3.1. Tính chuyên nghiệp của các nhà quản lý và của nền hành chính 6
1.3.2. Quan niệm về các giá trị cần hướng tới của một nền hành chính hiện đại. 7
1.3.3. Mô hình tổ chức quản trị phẳng hơn 7
1.3.4. Đánh giá hiệu quả thực thi và tiêu chuẩn thực thi công vụ 8
1.3.5. Tiêu chuẩn hòa chất lượng dịch vụ công 9
1.3.6. Cạnh tranh và áp dụng các kỹ thuật quản lý của khu vực tư 11
1.3.7. Lý thuyết phi tập trung hóa 12
1.3.8. Phi quy chế hóa 12
1.4. Những ưu điểm và hạn chế của quản trị công mới 13
1.4.1. Ưu điểm của quản trị công mới 13
1.4.2. Những hạn chế của quản trị công mới 17
1.5. Những thành tựu của quản trị công mới ở các nước phát triển 18
1.5.1. Anh- New Zealand 18
1.5.2. Cộng hòa liên bang Đức 20
1.5.3. Nhật Bản 22
1.5.4. Hoa kỳ 22
CHƯƠNG 2 25
LIÊN HỆ THỰC TẾ VIỆT NAM 25
2.1. Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2001 – 2010 25
2.1.1. Nội dung 25
2.1.2. Những kết quả đạt được. 26
2.1.3. Những bất cập, hạn chế còn tồn tại 27
2.2. Đề xuất- kiến nghị 30
KẾT LUẬN 35
TÀI LIỆU THAM KHẢO 36

LỜI NÓI ĐẦU
Vào thập niên 80 và những năm đầu những năm 90 của thê kỷ XX, rất nhiều quốc gia trên thế giới đặt vấn đề xem xét lại khu vực công về quy mô và khả năng điều hành sự phát triển của đất nước, đặc biệt một số nước như Anh, Mỹ. Các cuộc cải cách lớn trong khu vực công diễn ra. Tác động của các cuộc cải cách này không chỉ là những thay đổi lớn đơn thuần mà đó chính là những thay đổi trong nhận thức của xã hội về vai trò của khu vực công và cách thức điều hành. Cách tiếp cận hướng đến kết quả đầu ra, hiệu quả quản lý, phân cấp, phân quyền, áp dụng các yếu tố của thị trường vào nền hành chính trở thành một xu thế lớn của các nền hành chính ở các nước phát triển. Những thay đổi lớn này chính là sự dịch chuyển từ mô hình hành chính công sang mô hình quản trị công mới.
Tại Việt Nam, cùng với sự phát triển của đời sống kinh tế - xã hội, yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế, nền công vụ đã từng bước được đổi mới. Xu hướng hội nhập, dân chủ hóa mọi mặt đời sống nhà nước và xã hội, mục tiêu xây dụng nhà nước xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân đã đặt ra yêu cầu cần nhìn nhận lại vai trò của nhà nước và bản chất của hoạt động hành chính. Bộ máy hành chính phải trở thành các cơ quan xã hội, từ bỏ địa vị cai trị để hình thành các thiết chế phục vụ xã hội, phục vụ nhân dân. Việc cán bộ, công chức phục vụ cho những lợi ích hợp pháp của nhân dân cũng là vì nhân dân chính là những người đóng thuế nuôi dưỡng bộ máy đó. Với cách nhìn nhận như vậy thì nhân dân là khách hàng của nền hành chính, họ là người đánh giá khách quan và công tâm nhất về sự phục vụ của nhà nước, của bộ máy hành chính.
Những đổi mới trong nền công vụ của nước ta trong những năm qua đã góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước trên các phương diện, góp phần vào sự phát triển chung của đất nước. Tuy nhiên nền hành chính của nước ta nhìn chung vẫn còn nhiều dấu ấn của hành chính công truyền thống, mô hình quản trị công mới chưa được thể hiện rõ trong các hoạt động công vụ. Yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế đòi hỏi nền hành chính cần sự chuyển đổi mạnh mẽ, vận động theo mô hình quản trị công mới.

CHƯƠNG 1
MÔ HÌNH QUẢN TRỊ CÔNG MỚI TẠI CÁC NƯỚC PHÁT TRIỂN
1.1. Quản trị công mới.
Quản trị công mới với ý nghĩa là lý thuyết về mô hình hành chính công theo các tiêu hiện đại, chủ động, năng động, nhạy bén, thích nghi cao nhằm đáp ứng các yêu cầu quản lý và dịch vụ tối đa trong các điều kiện kinh tế thị trường phát triển mạnh mẽ và những mối quan hệ quốc tế ngày càng phụ thuộc chặc chẽ lẫn nhau.
Về bản chất, Quản trị công mới là một cách tiếp cận mới đối với hành chính công truyền thống. Mục tiêu chính của quản trị công là nâng cao chất lượng của hoạt động quản lý nhà nước, hướng tới xây dựng một nền hành chính năng động, linh hoạt trong điều hành, giám sát và quản lý các chủ thể khác nhau của xã hội nhằm phục vụ tốt hơn các quyền và lợi ích của khu vực công cộng.
1.2. Một số đặc trưng của mô hình quản trị công mới
1.2.1. Hiệu quả hoạt động quản lý
Trong mô hình quản trị công mới, vai trò của khoa học quản lý và các nhà quản lý nhất là các nhà quản lý theo lối quản trị doanh nghiệp được đề cao và chính nó là yếu tố quyết định việc đạt được mục tiêu của quản lý. Nếu trong mô hình hành chính truyền thống, các nhà hành chính chủ yếu là làm nhiệm vụ thi hành mệnh lệnh và làm theo các quy tắc có sẵn thì ngày nay với tư cách là nhà quản lý, họ phải tính toán, dự toán, sáng tạo, năng động để đạt được mục tiêu. Vì mục tiêu phải đạt là hiệu quả của hoạt động quản lý, các nhà hành chính bên cạnh việc quan tâm đến chu trình, phương pháp mà còn quan tâm đến mục đích có đạt được không, cụ thể là hiệu quả được lượng hóa, đánh giá bằng các chỉ tiêu đánh giá dựa trên so sánh kết quả/chi phí.
1.2.2. Phi quy chế hóa



U2Ma5Csk5e678tp
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status