Xây dựng cơ chế quản lý tài chính của Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam - pdf 26

Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết nối
Tổng quan về tập đoàn kinh doanh, cơ chế quản lý tài chính trong các tập đoàn kinh doanh và kinh nghiệm xây dựng cơ chế quản lý tài chính của một số tập đoàn kinh doanh trên thế giới. Phân tích thực trạng cơ chế quản lý tài chính của Tổng công ty Bưu chính Viễn thông Việt Nam qua việc tìm hiểu cơ chế huy động vốn; cơ chế quản lý, sử dụng vốn và tài sản; cơ chế quản lý doanh thu, chi phí và cơ chế quản lý và phân phối lợi nhuận. Đề xuất một số giải pháp nhằm xây dựng cơ chế quản lý tài chính cho phù hợp khi chuyển sang tập đoàn đối với Tổng công ty Bưu chính - Viễn thông Việt Nam
Luận văn ThS. Quản trị kinh doanh -- Khoa Kinh tế Đại học Quốc gia Hà Nội, 2006
MỞ ĐẦU
1. Sự cần thiết của đề tài
Tổng công ty Bƣu chính Viễn thông Việt Nam là Tổng công ty nhà nƣớc
đƣợc thành lập lại theo quyết định số 249/TTg ngày 29/4/1995 của Thủ tƣớng
Chính phủ, hoạt động chuyên ngành Bƣu chính – Viễn thông nhằm tăng cƣờng
khả năng tích tụ, tập trung, nâng cao sức cạnh tranh trong điều kiện hội nhập kinh
tế quốc tế. Qua gần 10 năm hoạt động, Tổng công ty đã phát triển thành doanh
nghiệp nhà nƣớc chủ lực trong xây dựng cơ sở hạ tầng thông tin cho đất nƣớc,
kinh doanh các dịch vụ Bƣu chính – Viễn thông đa dạng. Tuy nhiên, hoạt động
SXKD của Tổng công ty cũng đã bộc lộ nhiều tồn tại yếu kém nhƣ: mô hình tổ
chức vẫn theo kiểu hành chính, nặng về cơ chế xin- cho; các cơ chế quản lý kinh
tế nội bộ chƣa theo kịp sự phát triển của Tổng công ty và các đơn vị thành viên
về qui mô, năng lực mạng lƣới và trình độ công nghệ; khối các đơn vị hạch toán
tập trung quá lớn (chiếm 90% doanh thu) tập trung điều hành SXKD tại bộ máy
quản lý của Tổng công ty dẫn đến hạn chế chức năng động, sáng tạo, tạo tâm lý ỷ
lại và sức ỳ lớn đối với các đơn vị thành viên. Bên cạnh đó, nhiều qui trình tạo
dịch vụ và cung cấp dịch vụ, mặc dù đã có những điều chỉnh, bổ sung nhƣng vẫn
ở tình trạng chắp vá, thiếu đồng bộ dẫn đến hạn chế sức sản xuất và làm chậm tốc
độ, khả năng cung cấp dịch vụ ra thị trƣờng của Tổng công ty; các hoạt động
kinh doanh và công ích chƣa tách biệt, gây khó khăn cho việc thực hiện hạch
toán theo dịch vụ. Đặc biệt là Tổng công ty chƣa phát huy, khai thác đƣợc thế
mạnh của mình trên thƣờng trƣờng, chƣa tƣơng xứng với tiềm năng và nguồn vật
lực đƣợc Nhà nƣớc đầu tƣ và trang bị…
Để khắc phục những tồn tại yếu kém trên, Tổng công ty Bƣu chính Viễn
thông Việt Nam đã xây dựng đề án thành lập Tập đoàn Bƣu chính – Viễn thông
Việt nam nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, nâng cao khả năng cạnh
tranh và tiến tới hội nhập quốc tế. Để thực hiện đƣợc mục tiêu đó, Tổng công ty
Bƣu chính Viễn thông Việt Nam cần có những cơ chế, chính sách phù hợp cho
Tập đoàn Bƣu chính - Viễn thông, trong đó cơ chế quản lý tài chính có vai trò
đặc biệt quan trọng bởi nó tác động đến toàn bộ quá trình sản xuất kinh doanh.
Xuất phát từ lý do trên, đề tài: Xây dựng cơ chế quản lý tài chính của tập
đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam đƣợc lựa chọn nghiên cứu.
2. Tình hình nghiên cứu
Trƣớc xu hƣớng chuyển đổi sang Tập đoàn kinh doanh tại một số Tổng
công ty lớn nhƣ Tổng công ty Bƣu chính Viễn thông Việt Nam, Tổng công ty
Hàng Hải, Tổng công ty Hàng không Việt nam, Tổng công ty Bảo Hiểm Việt
nam, Tổng công ty Than Việt nam… các chuyên gia kinh tế đã có rất nhiều công
trình, bài báo nghiên cứu cơ chế tổ chức nói chung và cơ chế tài chính nói riêng
của Tập đoàn kinh doanh. Trong lĩnh vực Bƣu chính Viễn thông cũng có nhiều
công trình đã nghiên cứu về Cơ chế tài chính của Tổng công ty Bƣu chính Viễn
thông Việt nam theo mô hình mới. Tuy nhiên lúc đó tập đoàn vẫn chƣa đƣợc
thành lập và chƣa có mô hình chính thức vì thế nên khi nghiên cứu cơ chế tài
chính chƣa có sự thống nhất. Ngày 9-1-2006 Thủ tƣớng chính phủ đã có Quyết
định 06/2006/QĐ-Ttg về việc thành lập công ty mẹ – Tập đoàn Bƣu chính Viễn
thông Việt Nam. Theo đó tập đoàn Bƣu chính Viễn thông Việt Nam đã có mô
hình chính thức. Nhƣ vậy việc nghiên cứu cơ chế tài chính của tập đoàn Bƣu
chính Viễn thông Việt Nam đã thực sự có sở cứ để nghiên cứu một cách sâu sắc
hơn. Chính vì lý do đó tác giả đã đƣa vấn đề này để nghiên cứu trong luận văn
thạc sỹ của mình.
Trong nội dung luận văn của mình tác giả chuyên sâu nghiên cứu lý luận cơ
bản về cơ chế tài chính của tập đoàn, phân tích rõ thực trạng cơ chế quản lý tài
chính của Tổng công ty Bƣu chính Viễn thông Việt Nam và đề xuất một số nội
dung đổi mới cơ chế quản lý tài chính của Tổng công ty khi chuyển sang tập
đoàn.
3. Mục đích nghiên cứu
- Hệ thống hóa và xác định những luận cứ khoa học góp phần xây dựng cơ
chế quản lý tài chính trong Tập đoàn kinh doanh.
- Trên cơ sở mô hình tập đoàn Bƣu chính- Viễn thông đƣợc TTCP phê
duyệt, luận văn đề xuất những nội dung cơ bản để xây dựng và hoàn thiện cơ chế
quản lý tài chính của Tập đoàn Bƣu chính- Viễn thông.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
+ Đối tƣợng nghiên cứu: Tập đoàn Bƣu chính Viễn thông Việt Nam.
+ Phạm vi nghiên cứu: Luận văn chỉ nghiên cứu những nội dung cơ bản
trong cơ chế quản lý tài chính của Tập đoàn Bƣu chính Viễn thông VN.
5. Phương pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng các phƣơng pháp duy vật biện chứng, duy vật lịch sử,
phƣơng pháp phân tích thống kê, hệ thống, phân tích, tổng hợp, so sánh… để
nghiên cứu
6. Dự kiến những đóng góp mới của luận văn
- Làm sáng tỏ cơ sở lý luận về tập đoàn kinh doanh và cơ chế quản lý tài
chính trong các Tập đoàn kinh doanh.
- Phân tích rõ thực trạng cơ chế quản lý tài chính của Tổng công ty Bƣu
chính- Viễn thông Việt nam, lý giải những tồn tại của cơ chế quản lý tài chính
đối với Tổng công ty Bƣu chính- Viễn thông Việt nam và sự cần thiết phải
chuyển sang hình thức tập đoàn kinh doanh.
- Đề xuất một số giải pháp nhằm xây dựng cơ chế quản lý tài chính cho phù
hợp khi chuyển sang tập đoàn đối với Tổng công ty Bƣu chính- Viễn thông Việt
nam.
7. Bố cục của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, đề tài gồm các chƣơng sau :
Chƣơng 1: Một số vấn đề lý luận về cơ chế quản lý tài chính trong các
tập đoàn kinh doanh.



24LSPwb27b5N1TE
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status