Ứng dụng lý thuyết thẻ điểm cân bằng trong quản trị đại học tại Trường Đại học Kinh tế - ĐHQGHN - pdf 26

Link tải luận văn miễn phí cho ae
1. Tính cấp thiết của đề tài
Khái niệm Balanced Scorecard (Thẻ điểm cân bằng - BSC) được đưa ra bởi tiến sĩ Robert Kaplan tại trường kinh doanh Harvard và David Norton vào khoảng những năm đầu của thập niên 90. Đây là một hệ thống xây dựng kế hoạch và quản trị chiến lược, được sử dụng tại các tổ chức kinh doanh, phi lợi nhuận và chính phủ nhằm định hướng hoạt động kinh doanh theo tầm nhìn và chiến lược của tổ chức, nâng cao hiệu quả truyền thông nội bộ và bên ngoài, theo dõi hiệu quả hoạt động của Tổ chức so với mục tiêu để ra. Ngoài những chỉ số tài chính đo lường hiệu quả hoạt động truyền thống, BSC còn tích hợp thêm các chỉ số không thuộc về tài chính, cho phép các nhà quản lý có một cái nhìn cân bằng hơn về hoạt động của Tổ chức. Hệ thống này giúp tổ chức triển khai những chiến lược trên giấy thành những “mệnh lệnh hành động”, nghĩa là nó giúp tạo ra các mô hình không chỉ đo lường hiệu quả hoạt động mà còn giúp hoạch định những công việc cần thực hiện và đánh giá, cho phép các nhà quản trị thực sự triển khai được các chiến lược của mình.
Ở Việt Nam nói riêng và trên thế giới nói chung, giáo dục mà tâm điểm là giáo dục đại học luôn là vấn đề quan tâm đặc biệt của toàn thể xã hội. Hơn thế nữa, do tính chất vô biên của tri thức và vai trò là động lực chính thúc đẩy sự phát triển của mọi quốc gia, giáo dục đại học luôn luôn là lĩnh vực nhạy cảm đối với sự hội nhập quốc tế ngày càng mạnh mẽ. Cũng như trong các doanh nghiệp, các trường đại học hiện nay đang bị tác động dưới nhiều áp lực về yêu cầu mở rộng phạm vi hoạt động, mở rộng quy mô đào tạo, mở rộng các mối quan hệ hợp tác nhưng vẫn phải nâng cao chất lượng nhằm thích ứng với tình hình mới, xây dựng và phát triển trường đại học trở thành một có sở đào tạo có uy tín hơn. Tuy nhiên, thực hiện chiến lược phát triển như thế nào, quản lý chiến lược đó theo lý thuyết nào với những tiêu chí cụ thể ra sao để có thể theo kịp xu thế phát triển của các trường Đại học trong khu vực và trên thế giới hiện nay vẫn đang là vấn đề trăn trở của không ít các nhà quản lý giáo dục Đại học Việt Nam.
Tại trường Đại học Kinh tế - ĐHQGHN hiện nay, việc thực thi chiến lược phát triển chưa có hệ thống xây dựng nhiệm vụ chuẩn hóa cũng như các tiêu chuẩn đánh giá cụ thể mà mới chỉ dừng lại ở việc xây dựng kế hoạch theo chỉ tiêu và đánh giá theo số lượng với phương pháp tổng hợp số liệu là chủ yếu. Tuy nhiên, với tầm nhìn “Trở thành đại học theo định hướng nghiên cứu được xếp hạng ngang tầm với các đại học tiên tiến trong khu vực Châu Á” đã được nêu lên trong chiến lược phát triển đến năm 2020 của nhà trường, nhu cầu có một công cụ hỗ trợ công tác quản trị trường đại học trong môi trường hiện nay đã trở thành nhu cầu bức thiết.
Xuất phát từ lý do trên, tác giả chọn đề tài “Ứng dụng thẻ điểm cân bằng trong quản trị đại học tại trường Đại học Kinh tế - ĐHQGHN” với mong muốn Thẻ điểm cân bằng sẽ hỗ trợ nhà trường trong công tác quản trị thực hiện chiến lược trong thời đại mới. Trong phạm vi nghiên cứu của luận văn, tác giả tập trung nghiên cứu ứng dụng thẻ điểm cân bằng như một công cụ hỗ trợ thực thi chiến lược trên tất cả các phương diện.
Nội dung của luận văn nhằm mục đích trả lời các câu hỏi nghiên cứu sau: Câu hỏi tổng quát: “Thẻ điểm cân bằng sẽ mang la ̣i nhưng lợi ich gì khi được áp
dụng tại trường Đại học Kinh tế - ĐHQGHN?”
Để trả lơi cho câu hỏi tổng quát trên, đề tài tập trung giải quyết các câu hỏi cụ thể sau:
Câu hỏi 1: Vì sao thẻ điểm cân bằng lạ i là phương pháp toàn diê ̣n nh ằm hỗ trợ quá trình quản trị chiến lược trong giáo dục đại học?
Câu hỏi 2: Thực trạng ứng dụng thẻ điểm cân bằng tại trường Đại học Kinh tế - ĐHQGHN hiện nay như thế nao?
Câu hỏi 3: Thẻ điểm cân bằng được ứng dụng như thế nao đ ể phù hợp với yêu cầu của tại trường Đại học Kinh tế - ĐHQGHN?
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Mục tiêu của đề tài là giơi thiê ̣u thẻ điểm cân bằng vơi tư cach là mô ̣t phương pháp đo lường thành quả hoạt động của tổ chức để đi ̣nh hương cho viê ̣c ưng dụng lý thuyết này vào thực tiễn . Trên cơ sở nghiên cứu các lý luận liên quan đến vấn đề sử dụng Thẻ điểm cân bằng trong quản trị tổ chức và thực trạng của trường Đại học Kinh tế - ĐHQGHN, tác giả rút ra nhận xét về các ưu điểm – nhược điểm, khả năng thành công và các yếu tố đảm bảo thành công khi áp dụng trong nhà trường.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu : Đề tai tâ ̣p trung nghiên cưu viê ̣c áp dụng BSC nhằm hỗ trợ công tác quản trị đại học tại trường Đại học Kinh tế - ĐHQGHN, trên phương diện triển khai thực hiện chiến lược phát triển.
Phạm vi nghiên cứu: Viê ̣c vâ ̣n dụng thẻ điểm cân bằng vao thực tiễn sẽ giải quyết nhiêu vân đề khac nhau ta ̣i trường Đại học Kinh tế - ĐHQGHN như một công cụ hỗ trợ quá trình tổ chức thực hiện chiên lược.
Vì Trường Đại học Kinh tế - ĐHQGHN là đơn vị mới thành lập từ Khoa Kinh tế - ĐHQGHN, phạm vi thời gian tác giả lựa chọn nghiên cứu sẽ là từ khi trường bắt đầu thành lập (năm 2007) đến nay.
4. Những đóng góp mới của luận văn
Luận văn góp phần hệ thống hóa và làm sáng tỏ cơ sở lý luận của lý thuyết thẻ điểm cân bằng trong môi trường giáo dục, đặc biệt là quản trị đại học.
Khái quát và đánh giá thực trạng áp dụng thẻ điểm cân bằng tại trường đại học Kinh tế - ĐHQGHN.
Đề xuất nhằm áp dụng có hiệu quả thẻ điểm cân bằng trong quá trình thực thi chiến lược tại trường, đồng thời nghiên cứu những vướng mắc mà trường có thể gặp phải và đưa ra các giải pháp khắc phục.


eW2muyaoe4IVPUl
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status