Ứng dụng mô hình quản lý chất lượng tổng thể TQM (Total Quality Management) trong quản lý chất lượng đào tạo tại trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội - pdf 26

Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết nối

Một trong những yếu tố quan trọng nhất của ngành công nghiệp dịch vụ công
cộng của cộng đồng là Giáo dục. Chính Giáo dục và chất lượng giáo dục đã tạo ra
giá trị lâu bền và đảm bảo sự phát triển bền vững của cả xã hội. Ý thức được điều
đó, hàng thập kỉ qua việc đảm bảo chất lượng cao và tiêu chuẩn trong giáo dục đã
trở thành mối quan tâm lớn của các tổ chức giáo dục và chính phủ các nước.
Từ thực tiễn của việc nâng cao chất lượng giáo dục, người ta đã nghiên cứu và
đưa ra nhiều mô hình quản lý và đánh giá chất lượng giáo dục, trong đó mô hình
quản lý chất lượng tổng thể toàn diện gọi tắt là TQM đang dành được sự quan tâm
và áp dụng của nhiều trường đại học trên thế giới.
Ở Việt Nam chính hội nhập và cạnh tranh trên quy mô toàn cầu đang tác động
mạnh mẽ vào hệ thống Giáo dục đại học của Việt Nam. Nói tới cạnh tranh là nói tới
chất lượng, chất lượng là đòn bẩy để nâng cao sức cạnh tranh của một tổ chức, là
điều kiện tồn tại của trường đại học. Do đó, TQM đang được nhiều trường đại học
ở Việt Nam lựa chọn thử nghiệm, áp dụng.
Trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội là một trường ngoài công
lập không có sự hỗ trợ nào từ phía Nhà nước. Trước bối cảnh cạnh tranh đầy khốc
liệt đó Nhà trường luôn quan tâm tới cải tiến chất lượng đào tạo để tồn tại và phát
triển. Hiện tại, nhà trường đang áp dụng mô hình quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn
ISO 9001:2000. Bên cạnh những thành tựu đạt được nhà trường vẫn còn gặp nhiều
khó khăn, nhiều bất cập từ mô hình này. Chính vì vậy, tác giả đã lựa chọn đề tài
”Ứng dụng mô hình quản lý chất lượng tổng thể TQM trong quản lý chất lượng đào
tạo tại trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội” để nhằm đề xuất một mô
hình quản lý chất lượng mới – mô hình TQM. Những đóng góp của đề tài:
- Hệ thống hoá một cách khái quát nhất những vấn đề lý luận và thực tiễn để
nhằm nâng cao quản lý chất lượng đào tạo đại học.
- Dựa trên cơ sở lý luận và thực tiễn từ Nhà trường. Tác giả tìm hiểu, phân tích
thực trạng của Nhà trường. Từ mô hình HTQLCL đang áp dụng tác giả tìm hiểu,
phân tích, đánh giá những ưu nhược điểm, nguyên nhân từ hệ thống; chỉ ra những
thành tựu cũng như khó khăn ở từng khâu, từng bộ phận của hệ thống quản lý chất
lượng hiện có.
- Trên cơ sở đó, đề xuất những phương pháp, giải pháp khắc phục nhược
điểm. Cụ thể là đề xuất giải pháp ứng dụng mô hình TQM trên một mô hình đã sẵn
có là mô hình ISO nhằm hoàn thiện và cải tiến chất lượng hơn nữa.
- Kết quả nghiên cứu của luận văn là tài liệu tham khảo, là cơ sở cho Nhà
trường có thể áp dụng trong thời gian tới.
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
1. Lý do chọn đề tài........................................................................................... 1
2. Câu hỏi của học viên đối với vấn đề nghiên cứu.......................................... 3
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu................................................................ 4
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu................................................................. 5
5. Phương pháp nghiên cứu............................................................................... 5
6. Kết cấu luận văn............................................................................................ 6
Chƣơng 1: Cơ sở lý luận và tổng quan tình hình nghiên cứu về quản lý
chất lƣợng đào tạo........................................................................................... 9
1.1. Tổng quan về dịch vụ và dịch vụ đào tạo ............................................... 9
1.1.1. Dịch vụ.................................................................................................... 9
1.1.2. Dịch vụ đào tạo ..................................................................................... 11
1.2. Chất lượng và chất lượng đào tạo......................................................... 13
1.2.1. Khái niệm chất lượng............................................................................ 13
1.2.2. Khái niệm chất lượng đào tạo đại học .................................................. 14
1.2.3. Các nhân tố ảnh hưởng tới chất lượng đào tạo đại học ........................ 15
1.2.4. Đánh giá chất lượng đào tạo đại học .................................................... 15
1.3. Một số khái niệm khác về Chất lượng giáo dục đại học ...................... 16
1.4. Quản lý chất lượng toàn diện trong dịch vụ đào tạo............................. 16
1.4.1. Quản lý chất lượng................................................................................ 16

1.4.2. Quản lý chất lượng đào tạo................................................................... 23
1.4.3. Quản lý chất lượng tổng thể (TQM)..................................................... 25
1.4.4. So sánh TQM và ISO 9000................................................................... 36
1.4.5. Một số những thái cực cần tránh khi thực hiện TQM .......................... 39
Chƣơng 2: Phƣơng pháp luận và thiết kế nghiên cứu............................... 40
2.1. Tổng quan về phương pháp nghiên cứu ............................................... 41
2.1.1. Phương pháp thu thập dữ liệu............................................................... 41
2.1.2. Phương pháp xử lý số liệu .................................................................... 41
2.2. Quy trình nghiên cứu ............................................................................ 42
2.2.1. Xác định hệ thống chất lượng............................................................... 42
2.2.2. Phân tích thực trạng quản lý chất lượng đào tạo tại trường
ĐHKD&CNHN............................................................................................... 43
Chƣơng 3: Thực trạng từ hệ thống quản lý chất lƣợng đào tạo hiện tại
của trƣờng Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội............................. 48
3.1. Giới thiệu chung về trường ĐHKD&CNHN........................................ 48
3.1.1. Quá trình hình thành và phát triển ........................................................ 48
3.1.2. Cơ cấu tổ chức ...................................................................................... 52
3.1.3. Loại hình và quy mô đào tạo ................................................................ 57
3.2. Hệ thống quản lý chất lượng của trường ĐHKD&CNHN ................... 60
3.2.1. Quá trình xây dựng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO
9001:2000........................................................................................................ 60
3.2.2. Mô hình Hệ thống quản lý chất lượng (HTQLCL) .............................. 61
3.2.3. Hệ thống văn bản tài liệu ISO............................................................... 63
3.2.4. Những thành quả và tồn tại từ hoạt động quản lý chất lượng theo tiêu
chuẩn ISO 9001:2000...................................................................................... 64
3.3. Đánh giá và phân tích chất lượng đào tạo ............................................ 66
3.3.1. Đội ngũ giảng viên làm trong công tác giảng dạy ở các bộ môn trong
trường............................................................................................................... 66
3.3.2. Chất lượng đào tạo qua đánh giá của sinh viên hiện tại đang học tại
trường .............................................................................................................. 72
Chƣơng 4: Một số giải pháp áp dụng TQM tại trƣờng Đại học
Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội ....................................................... 79
4.1.Đề xuất giải pháp triển khai TQM...................................................... 79
4.2.Các giải pháp đề xuất............................................................................ 80
4.2.1.Giải pháp 1: Xây dựng nhóm chất lượng tại các bộ phận qua đó
phát huy được trí tuệ của tập thể ............................................................... 80
4.2.2. Giải pháp 2: Sử dụng một số công cụ thống kê của TQM trong việc
phân tích vấn đề ở mọi lĩnh vực, mọi bộ phận................................................ 83
4.2.3. Giải pháp 3: Thực hiện một chương trình cải tiến chất lượng rộng khắp
ở mọi bộ phận.................................................................................................. 89
4.2.4. Giải pháp 4: Tăng cường các khoá đào tạo cho toàn thể cán bô, nhân
viên, giảng viên ............................................................................................... 90
4.2.5. Giải pháp khác ...................................................................................... 96
KẾT LUẬN .................................................................................................. 102
TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................................... 104
PHỤ LỤC
1. Lý do chọn đề tài
Một trong những yếu tố chủ yếu và quan trọng nhất của ngành công nghiệp
dịch vụ công cộng của cộng đồng là Giáo dục. Chính giáo dục và chất lượng giáo
dục đã tạo ra những giá trị lâu dài và bảo đảm sự phát triển bền vững của cả xã hội
và cá nhân mỗi con người. Ý thức được vấn đề đó, trong hàng thập kỷ qua, việc
đảm bảo chất lượng cao và tiêu chuẩn trong giáo dục đã trở thành một mối quan tâm
lớn của các tổ chức Giáo dục Đại học và Chính phủ các nước. Vì thế, vấn đề đánh
giá chất lượng và xây dựng quy trình đảm bảo chất lượng đã nhận được sự quan tâm
của nhiều tổ chức giáo dục, của các nhà nghiên cứu.
Từ thực tiễn của việc nâng cao chất lượng giáo dục, người ta đã nghiên cứu và
đưa ra nhiều mô hình quản lý và đánh giá chất lượng giáo dục, trong đó mô hình
quản lý chất lượng toàn diện, gọi tắt là TQM (Total Quality Management) đang
nhận được sự quan tâm, áp dụng của nhiều quốc gia. TQM là mô hình quản lý chất
lượng được áp dụng cho các doanh nghiệp trong ngành công nghiệp, gần đây đã
được giới thiệu, thử nghiệm và triển khai thực hiện trong các cơ sở Giáo dục Đại
học nhằm cung cấp chất lượng cao và tiêu chuẩn trong Giáo dục Đại học. Tuy vẫn
còn những yếu tố cần được cân nhắc, song nhiều trường Đại học và Cao đẳng ở Mỹ,
Anh, Úc và Niu Di-Lân đã áp dụng TQM trong Giáo dục Đại học như một công cụ
để nâng cao chất lượng Giáo dục Đại học và đã có những thành công nhất định.
Ở Việt Nam hiện nay, chính hội nhập và cạnh tranh trên quy mô toàn cầu đang
tác động mạnh mẽ vào hệ thống Giáo dục Đại học của Việt Nam. Với phương châm
lấy “Giáo dục là quốc sách hàng đầu”, Việt Nam hiện nay đang dành sự quan tâm
ngày càng đặc biệt hơn cho vị trí của Giáo dục Đại học. Từ tháng 08/2012, Quốc
hội đã ban hành văn bản luật dành riêng cho Giáo dục Đại học. Nhiều hội thảo, diễn
đàn bàn về “Đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục đại học Việt Nam” đã được tổ
chức, thu hút sự quan tâm cũng như ý kiến trao đổi, đóng góp của giới chuyên gia
nghiên cứu lĩnh vực giáo dục. Song song với những luồng ý kiến nhấn mạnh về Tự
chủ đại học, Phân tầng đại học đại chúng và đại học tinh hoa, Chế độ chính sách

/file/d/0B7oUCI ... sp=sharing
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status