Tạo động lực làm việc tại tổng công ty cổ phần y tế Danameco - pdf 26

Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết nối
TÓM TẮT
Hiện nay, cùng với xu thế cổ phần hóa và phát triển kinh tế tư nhân ở Việt
Nam nói chung và thành phố Đà Nẵng nói riêng mà đặc biệt tại Công ty Danameco
thì vai trò của tạo động lực làm việc đối với nhân viên tại công ty ngày càng được
xem trọng và đánh giá cao, nhất là theo xu thế ngày nay khi sự quan tâm của người
lao động trong tổ chức không chỉ gồm các yếu tố về công việc, tiền lương, … mà họ
còn quan tâm đến yếu tố môi trường làm việc đặc biệt là đối với những nhân viên có
năng lực, bản lĩnh, tài giỏi do bởi nó cũng là một trong những nhân tố ảnh hưởng
đến quyết định tiếp tục ở lại hay rời bỏ tổ chức.
Tuy nhiên, ở Việt Nam các nghiên cứu về mức độ ảnh hưởng của chính sách,
môi trường làm việc công ty đến sự tạo động lực làm việc cho người lao động trong
tổ chức hiện vẫn còn trong giai đoạn sơ khai. Vì thế, tui mong muốn qua nghiên cứu
này sẽ cung cấp thêm thông tin cho các nhà quản trị hiểu rõ hơn mối quan hệ giữa
các chính sách, môi trường làm việc đến tạo động lực làm việc của nhân viên, từ đó
có thể định hướng xây dựng chính sách, môi trường làm việc chứa đựng nhiều giá
trị tích cực nhằm tạo ra một môi trường làm việc giúp người lao động trong tổ chức
cảm giác an tâm gắn bó và cam kết phát triển lâu dài cùng với công ty, từ đó người
lao động hết lòng trong công việc. Đây chính là lý do hình thành đề tài “Tạo động
lực làm việc tại Tổng công ty cổ phần Y tế DANAMECO” làm đề tài nghiên cứu
của mình.
Qua đề tài, tác giả đã hệ thống hóa các nội dung lý luận chung về động lực
và tạo động lực; Đánh giá hiện trạng/mức độ động lực hiện nay của người lao động
tại công ty DANAMECO; Xác định các yếu tố tạo động lực và làm mất động lực
làm việc của người lao động tại công ty; Khuyến nghị các giải pháp, cách làm để
tăng cường động lực cho người lao động.

MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU ............................................................................. i
DANH MỤC CÁC HÌNH ......................................................................................... i
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ .................................................................................. ii
MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1
CHƢƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ĐỘNG LỰC VÀ TẠO ...............................6
ĐỘNG LỰC LÀM VIỆC..........................................................................................6
1.1 Một số vấn đề cơ bản về tạo động lực làm việc...........................................................6
1.1.1 Khái niệm động lực, tạo động lực.........................................................................6
1.1.2 Các yếu tố tác động đến động lực lao động..........................................................7
1.1.3 Động viên thúc đẩy...............................................................................................9
1.1.4 Thúc đẩy nhân viên...............................................................................................9
1.1.5 Vì sao phải thúc đẩy............................................................................................10
1.1.5 Sự cần thiết của việc nghiên cứu động viên thúc đẩy trong quản lý ..................10
1.2 Các học thuyết về tạo động lực..................................................................................11
1.2.1 Thuyết cấp bậc nhu cầu của Maslow ..................................................................11
1.2.2 Thuyết hai nhân tố của Herzberg........................................................................13
1.2.3 Thuyết X và thuyết Y của Mc.Gregor ................................................................14
1.3 Tình hình nghiên cứu trong nước. .............................................................................16
1.3.1 Tầm quan trọng của việc tạo động lực................................................................16
1.3.2 Đổi mới chính sách đãi ngộ nhân sự của các doanh nghiệp thời kỳ hậu gia nhập
WTO ............................................................................................................................18
1.4 Vận dụng các sơ sở lý luận vào thực tiễn: .................................................................21
1.4.1 Nhu cầu về vật chất, tinh thần đối với người lao động.......................................22
1.4.2 Nhu cầu về vật chất.............................................................................................22
1.4.3 Nhu cầu về tinh thần ..........................................................................................23
1.4.4 Các phương pháp tạo động lực trong lao động...................................................25
1.4.5 Vai trò tạo động lực đối với công ty ...................................................................26
CHƢƠNG 2. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ..................................................28
2.1 Thiết kế nghiên cứu ...................................................................................................28
2.2 Các nguồn thông tin...................................................................................................28
2.2.1 Thông tin sơ cấp..................................................................................................28
2.2.2 Thông tin thứ cấp................................................................................................28
2.3 Thiết kế mẫu – Chọn mẫu..........................................................................................28
2.4 Phương pháp và công cụ thu thập thông tin ..............................................................29
2.4.1 Phương pháp thu thập dữ liệu.............................................................................29
2.4.2 Công cụ thu thập thông tin..................................................................................29
2.5 Phương pháp xử lý số liệu .........................................................................................31
CHƢƠNG 3..............................................................................................................32
THỰC TRẠNG CÔNG TÁC TẠO ĐỘNG LỰC ................................................32
TẠI TỔNG CÔNG TY CỔ PHẦN Y TẾ DANAMECO.....................................32
3.1 Giới thiệu khái quát về công ty..................................................................................32
3.1.1 Giới thiệu chung .................................................................................................32
3.1.2 Lĩnh vực hoạt động .............................................................................................32
3.1.3 Sơ đồ bộ máy quản lý của Tổng công ty cổ phẩn Y tế DANAMECO ...............33
3.1.4 Chức năng và nhiệm vụ của các phòng ban........................................................35
3.1.5 Quy mô, cơ cấu, trình độ nhân lực của đơn vị....................................................36
3.2 Thực trạng công tác tạo động lực tại công ty.............................................................39
3.2.1 Tình hình động viên người lao động bằng vật chất ............................................39
3.2.2 Động viên về mặt tinh thần.................................................................................51
3.2.3 Tính ổn định của công việc:................................................................................58
3.2.4 Cơ hội thăng tiến và nâng cao trình độ:..............................................................60
3.2.5 Sự thú vị trong công việc....................................................................................61
3.2.6 Mối quan hệ với các đồng nghiệp:......................................................................61
3.2.7 Mối quan hệ với quản đốc: .................................................................................63
3.2.8 Mối quan hệ với giám đốc: .................................................................................64
3.2.9 Các chính sách khác của công ty: .......................................................................65
3.3 Những thành công, hạn chế trong công tác tạo động lực của Tổng công ty CP Y tế
Danameco ........................................................................................................................65
3.3.1 Nhận xét về hệ thống tạo động lực qua khen thưởng: ........................................65
3.3.2 Nhận xét về hệ thống khuyến khích tinh thần ....................................................66
CHƢƠNG 4..............................................................................................................69
CÁC GIẢI PHÁP ĐỂ NÂNG CAO CÔNG TÁC TẠO ĐỘNG LỰC TẠI
TỔNG CÔNG TY CỔ PHẦN Y TẾ DANAMECO.............................................69
4.1 Các đóng góp và kiến nghị ........................................................................................69
4.1.1 Hoàn thiện công tác tạo động lực thông qua vật chất....................................69
4.1.2 Hoàn thiện công tác tạo động lực người lao động bằng tinh thần. .....................77
4.2 Hạn chế và đề xuất cho các nghiên cứu tiếp theo trong tương lai .............................84
4.3 Kết luận......................................................................................................................85
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO...............................................................87
Website .....................................................................................................................88
PHỤ LỤC 1................................................................................................................a
BẢNG CÂU HỎI KHẢO SÁT.................................................................................a
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong những năm gần đây, khái niệm tạo động lực cho người lao động làm
việc ngày càng sử dụng phổ biến. Nó được nhắc đến như một “tiêu chí” khi bàn về
công ty. Trong một công ty, đặc biệt là những công ty quy mô lớn, là một tập hợp
những con người khác nhau về trình độ văn hóa, trình độ chuyên môn, mức độ nhận
thức, quan hệ xã hội, tư tưởng văn hóa,… chính sự khác nhau này tạo ra một môi
trường làm việc đa dạng và phức tạp. Bên cạnh đó, với sự cạnh tranh ngày càng gay
gắt của nền kinh tế thị trường và xu hướng toàn cầu hóa, đã hình thành yêu cầu bắt
buộc các công ty để tồn tại và phát triển phải liên tục tìm tòi những cái mới, sáng
tạo và thay đổi cho phù hợp với thực tế. Vậy làm thế nào để Công ty trở thành nơi
tập hợp, phát huy mọi nguồn lực con người, là nơi làm gạch nối, nơi có thể tạo ra
động lực tác động tích cực thúc đẩy sự phát triển của mỗi cá nhân người lao động
trong tập thể vào việc đạt được các mục tiêu, chiến lược của tổ chức, góp phần vào
sự phát triển bền vững của công ty. Và một ý nghĩa khác cũng không kém phần
quan trọng đó chính là công ty cần duy trì được nguồn nhân lực ổn định, hạn
chế tối đa việc rời bỏ tổ chức của đội ngũ nhân viên đặc biệt là những nhân viên
giỏi, tài năng. Điều này phù hợp với xu thế hiện nay khi mà chúng ta đang ở thời
đại “thế giới phẳng” thì việc cạnh tranh dựa vào vốn tiền tệ, khoa học kỹ thuật công
nghệ, tài nguyên thiên nhiên không còn là cạnh tranh năng lực cốt lõi. Chúng ta đã
bước vào thời kỳ cạnh tranh bằng vốn trí thức, bằng tài nguyên con người. Vì vậy,
có thể nói việc cạnh tranh bằng nhân lực là quan trọng và là nhân tố tất yếu để đánh
giá năng lực của một tổ chức, công ty nào đó. Dựa trên thực tế đó, quan điểm quản
trị hiện đại cũng đã dần thay đổi: Con người không còn đơn thuần chỉ là một yếu tố
của quá trình sản xuất kinh doanh mà là một nguồn tài sản quý báu của tổ chức,
công ty. Các công ty chuyển từ tình trạng “tiết kiệm chi phí lao động để giảm giá
thành “sang” đầu tư vào nguồn nhân lực để có lợi thế cạnh tranh cao hơn, có lợi
nhuận cao hơn và hiệu quả cao hơn”. Chính từ quan điểm xem nguồn nhân lực là tài
sản nên công ty cần xây dựng và duy trì một môi trường làm việc giúp cho


0z2Og27b7t27GOS
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status