Phát triển bền vững làng nghề đồ gỗ Đồng Kỵ, thị xã Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh - pdf 26

Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết nối

1
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Lịch sử nông thôn Việt Nam gắn liền với phát triển nông nghiệp và các LN.
Đây là một trong những nét đặc trƣng cơ bản về truyền thống kinh tế, văn hoá, xã
hội của nông thôn Việt Nam. Nhiều thế hệ ngƣời Việt Nam đã lam lũ, không ngừng
sáng tạo trong suốt hàng nghìn năm để hình thành một hệ thống LN phong phú mà
kết tinh trong nó là những giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc.
Trong quá trình mở cửa hội nhập, xây dựng nền KTTT định hƣớng XHCN,
phấn đấu đến năm 2020, nƣớc ta cơ bản trở thành nƣớc công nghiệp theo hƣớng
hiện đại, Đảng ta luôn xác định việc mở rộng và phát triển các LN là một trong
những nội dung quan trọng của quá trình CNH, HĐH nông nghiệp nông thôn. Đây
không chỉ là vấn đề có ý nghĩa trƣớc mắt mà còn có ý nghĩa lâu dài trong sự phát
triển kinh tế nông thôn. Đặc biệt ở vùng Đồng bằng sông Hồng, đất chật, ngƣời
đông và nhiều làng xã phổ biến là kinh tế thuần nông, thì phát triển LN sẽ là cầu nối
giữa nông nghiệp và công nghiệp, giữa nông thôn và thành thị, đảm bảo cho kinh tế
nông thôn PTBV.
Đối với Bắc Ninh, phát triển LNTT là bƣớc đi đúng đắn để thúc đẩy phát triển
kinh tế địa phƣơng và Tỉnh đã đề ra chủ trƣơng khôi phục, phát triển. Những năm
qua, các LNTT trên địa bàn Tỉnh không những góp phần rất lớn trong việc giải
quyết việc làm (trên 72.000 lao động thường xuyên và trên 10.000 lao động thời
vụ), nâng cao thu nhập cho ngƣời lao động, thu hẹp khoảng cách giàu nghèo, mà
còn góp phần giải quyết các vấn đề xã hội ở khu vực nông thôn, thúc đẩy tăng
trƣởng kinh tế và bảo tồn giá trị văn hoá truyền thống của dân tộc. Từ đó, tạo tiền đề
cần thiết cho quá trình CNH, HĐH diễn ra sâu rộng trên phạm vi cả nƣớc. Vì vậy,
phát triển sản xuất tại các LN là một việc làm rất quan trọng.
LNĐG Đồng Kỵ là một trong những LNTT của tỉnh Bắc Ninh. Trải qua mấy
trăm năm, từ một LNTT chỉ chuyên làm nghề mộc, đến nay, Đồng Kỵ đã trở thành
một trung tâm chuyên cung cấp các sản phẩm đồ gỗ mỹ nghệ cho thị trƣờng trong
nƣớc và xuất khẩu, tạo công ăn việc làm ổn định cho ngƣời dân địa phƣơng và các
vùng lân cận… Bên cạnh những tác động tích cực, LNĐG Đồng Kỵ cũng nhƣ nhiều
LNTT khác đang đứng trƣớc không ít khó khăn, thách thức trong việc duy trì phát
triển sản xuất nhƣ: nguồn vốn hạn hẹp; công nghệ, thiết bị lạc hậu; khả năng tổ chức
quản lý còn hạn chế; trình độ tay nghề của ngƣời lao động chƣa cao; nguyên liệu đầu
vào ngày càng khan hiếm; sự canh tranh gay gắt từ thị trƣờng bên ngoài…, đặc biệt
là tình trạng ONMT ngày càng nghiêm trọng đã ảnh hƣởng trực tiếp đến sự PTBV
của LN. Vì vậy, khắc phục những yếu tố thiếu bền vững trong quá trình phát triển tại
LNĐG Đồng Kỵ cũng nhƣ các LNTT khác đang là vấn đề nhận đƣợc sự quan tâm
của cấp ủy, chính quyền và nhân dân trong Tỉnh, cũng nhƣ trên địa bàn các LN.
Thấy đƣợc tầm quan trọng của vấn đề đó, học viên quyết định lựa chọn đề tài
“Phát triển bền vững làng nghề đồ gỗ Đồng Kỵ, thị xã Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh”
làm đề tài luận văn thạc sỹ, chuyên ngành quản lý kinh tế.
2. Tổng quan về tình hình nghiên cứu
Hiện nay, việc phát triển các LN ngày càng nhận đƣợc nhiều sự quan tâm của
các nhà khoa học. Thời gian qua đã có một số công trình, đề tài nghiên cứu về vấn
đề này ở những khía cạnh khác nhau. Tuy nhiên, trong phạm vi nhỏ của một LN thì
có rất ít những công trình, đề tài đi sâu nghiên cứu và phân tích về thực trạng phát
triển của một LN, từ đó đƣa ra giải pháp cho sự PTBV của chính LN đó, nhất là một
LN phát triển mạnh nhƣ LNĐG Đồng Kỵ.
2.1. Nhóm các nghiên cứu về phát triển nông nghiệp nông thôn và làng
nghề nói chung
+ “Các ngành nghề nông thôn Việt Nam” của Bộ Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội (1998).
+ “Làng nghề Việt Nam và môi trường” của Đặng Kim Chi (chủ biên),
Nguyễn Ngọc Lân, Trần Lệ Minh, Nxb Khoa học và Kỹ Thuật, Hà Nội (2005).
+ “Những giải pháp nhằm phát triển làng nghề ở một số tỉnh Đồng bằng sông
Hồng” của GS. TS. Nguyễn Trí Dĩnh, Hà Nội (2005).
+ “Bảo tồn và phát triển các làng nghề trong quá trình công nghiệp hóa” của
TS Dƣơng Bá Phƣơng, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội (2001).
+ “Làng nghề du lịch Việt Nam” của GS. TS. Hoàng Văn Châu, Nxb Thống
kê, Hà Nội (2007).
+ “Làng nghề thủ công truyền thống Việt Nam” của ThS. Bùi Văn Vƣợng,
Nxb Văn hoá (1998).
+ “Phát triển làng nghề theo hướng bền vững ở Việt Nam trong tiến trình hội
nhập kinh tế thế giới” của TS. Nguyễn Văn Hiến, Tạp chí phát triển và hội nhập (số
4 (14), tháng 5 và 6/2012).
+ “Phát triển làng nghề truyền thống trong quá trình công nghiệp hóa, hiện
đại hóa” của TS. Mai Thế Hởn, GS. TS. Hoàng Ngọc Hoà, PGS. TS. Vũ Văn Phúc,
Nxb Chính trị Quốc gia (2003).
Các nghiên cứu trên đã cho thấy một bức tranh toàn cảnh về lịch sử phát triển,
phân loại LN Việt Nam; hiện trạng KT-XH LN Việt Nam; hiện trạng môi trƣờng
các LN; những tồn tại ảnh hƣởng tới sự phát triển KT-XH LN Việt Nam...; qua đó,
dự báo xu hƣớng phát triển và mức độ ONMT do hoạt động LN gây ra trong tƣơng
lai. Đồng thời, đƣa ra hệ thống các giải pháp cho phát triển nông nghiệp nông thôn
Việt Nam trong giai đoạn hiện nay. Tuy nhiên, các kết quả nghiên cứu về LN trong
những năm gần đây mới chỉ đƣa ra những vấn đề chung về phát triển cho các LN
mà chƣa trực tiếp bàn vấn đề PTBV LN, nhất là LNĐG Đồng Kỵ.
2.2. Nhóm các nghiên cứu tình hình phát triển của các làng nghề trong và
ngoài tỉnh Bắc Ninh
+ “Phát triển làng nghề ở Bắc Ninh theo hướng công nghiệp hóa nông thôn”,
Luận án Tiến sỹ của Lê Văn Hƣơng (2010).
+ “Quá trình hoàn thiện các chính sách thúc đẩy phát triển làng nghề ở tỉnh
Bắc Ninh giai đoạn từ 1997 đến 2003 - Thực trạng, kinh nghiệm và giải pháp”,
Luận án Tiến sỹ của Nguyễn Nhƣ Chung (2010).
+ “Làng nghề, phố nghề Thăng Long, Hà Nội” của Bộ Văn hoá Thông tin (2000).
+ “ Làng nghề Hà Tây” của Sở Công nghiệp Hà Tây (2001).
+ “Nghề, làng nghề thủ công truyền thống Nghệ An" do Sở Khoa học, Công
nghệ và Môi trƣờng và Hội Văn nghệ Dân gian Nghệ An phối hợp nghiên cứu
(PGS. TS. Ninh Viết Giao chủ biên) (1998).
+ “Điều tra khảo sát làng nghề truyền thống và tìm giải pháp khôi phục phát
triển” do Sở Công nghiệp Nghệ An thực hiện (2001).
+ “Nghề thủ công truyền thống Quảng Ngãi”, Nxb Chính trị Quốc gia Hồ Chí
Minh (2003).
Các nghiên cứu trên đã phân tích lịch sử hình thành và phát triển của nghề thủ
công và tình hình phát triển nghề, LN thủ công truyền thống trên địa bàn các tỉnh,
thành phố; giới thiệu một số nghề ở một số địa phƣơng, quy trình và thực trạng sản
xuất. Các giải pháp đƣa ra có đề cập đến cơ chế chính sách mang tính định hƣớng,
có tác động đến khu vực LN, nhƣng chƣa tập trung đi sâu nghiên cứu các giải pháp
cụ thể đảm bảo cho sự PTBV các LN.
2.3. Nhóm các bài viết , nghiên cứu về tình hình phát triển làng nghề đồ gỗ
Đồng Kỵ, thị xã Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh
+ “Phát triển kinh tế làng nghề đồ gỗ mỹ nghệ Đồng Kỵ, Bắc Ninh và vấn đề
ô nhiễm môi trường”, Luận văn tốt nghiệp đại học của Lê Thị Thành (2012).
+ “Sự ra đời của nghề mộc và nghề chạm khảm gỗ làng Đồng Kỵ với sự phát
triển du lịch Bắc Ninh”, Luận văn tốt nghiệp đại học của Nguyễn Thị Hoa (2012).
Ngoài ra, còn có một số bài nghiên cứu trên các tạp chí, các bài tham luận đề
cập đến sự phát triển của LNĐG Đồng Kỵ theo nhiều khía cạnh khác nhau. Tuy
nhiên, chƣa có một bài viết nào nghiên cứu sâu, cụ thể dƣới dạng luận văn thạc sỹ,
luận án khoa học về sự PTBV LNĐG Đồng Kỵ.
3. Mục đích nghiên cứu của luận văn
Trên cơ sở làm rõ những vấn đề lý luận và thực tiễn về PTBV LNĐG Đồng
Kỵ, thị xã Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh, đề xuất phƣơng hƣớng và giải pháp cơ bản nhằm
thúc đẩy sự PTBV LNĐG Đồng Kỵ trong thời gian tới.
4. Nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn
- Làm rõ một số vấn đề lý luận về LN và PTBV LN ở Việt Nam; đồng thời,
khảo sát kinh nghiệm PTBV LN ở một số địa phƣơng trong cả nƣớc.
- Đánh giá đúng thực trạng phát triển LNĐG Đồng Kỵ theo hƣớng bền vững


vY4KEzd8KZiANeL
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status