Nghiên cứu công nghệ biến tính nhiệt gỗ Keo tai tượng (Acacia mangium Willd) - pdf 26

Link tải luận văn miễn phí cho ae

PHẦN MỞ ĐẦU
Gỗ là loại vật liệu sinh học tự nhiên, có vai trò rất lớn trong sinh hoạt của
con người và bảo vệ môi trường. Gỗ có đặc điểm và phẩm chất đặc biệt mà
các loại vật liệu khác không thể so sánh được, như: màu sắc tự nhiên, ôn hòa,
hoa văn đẹp; ngoài ra gỗ là loại vật liệu có thuộc tính sinh thái, được cấu tạo
nên từ thể phức hợp của các hợp chất cao phân tử tự nhiên, trong đó hàm chứa
trên 50% Carbon – “nguyên tố của sự sống”. Do Carbon trong gỗ tồn tại trong
kết cấu của hợp chất hữu cơ cao phân tử, nên gỗ có tác dụng tích lũy và giảm
thải Carbon, từ đó ngăn cản được “hiệu ứng nhà kính” do hệ sinh thái trái
đất tạo ra và bảo vệ môi trường sống của con người [87].
Gỗ có thể thay thế kim loại, bê tông trong các công trình kiến trúc, từ đó
có tác dụng giảm thiểu lượng khí CO2 thải ra môi trường. Năng lượng tiêu
hao trong quá trình sản xuất và gia công gỗ ít, căn cứ vào một số thí nghiệm
đo được khi sản xuất khối lượng vật liệu như nhau, bê tông tiêu hao gấp 3-4
lần, chất dẻo tiêu hao 35-45 lần, sắt thép tiêu hao gấp 50-60 lần, nhôm tiêu
hao trên 100 lần so với gỗ [89]. Gỗ có những đặc điểm mà các loại vật liệu
xây dựng khác không thể so sánh được như: hệ số phẩm chất cao lại dễ gia
công. Vì vậy năng lượng tiêu hao trong quá trình vận chuyển và gia công luôn
nhỏ hơn rất nhiều so với bê tông và gang thép.
Gỗ là thể hữu cơ phức hợp, còn tồn tại một số nhược điểm, như: dễ mục, dễ
cháy, tính bền kém; tính hút ẩm cao, ứng lực sinh trưởng lớn, dễ nứt nẻ, biến
dạng, kích thước không ổn định… Những nhược điểm này đã hạn chế phạm vi
sử dụng và giá trị ứng dụng của gỗ. Vì vậy, để đáp ứng được với các yêu cầu
sử công cụ thể, cải thiện hay tạo ra công năng mới nào đó của gỗ, thì việc lựa
chọn phương pháp phù hợp để tiến hành xử lý biến tính gỗ, tạo ra loại vật liệu
gỗ mới, từ đó khắc phục các nhược điểm do tự nhiên sinh ra hay tạo ra gỗ cóchức năng mới, nâng cao giá trị, mở rộng phạm vi sử dụng và lợi dụng có hiệu
quả tài nguyên gỗ là rất cần thiết [87] [86].
Hiện nay, các nhà khoa học trên thế giới rất chú trọng đến nghiên cứu
biến tính gỗ. Những năm gần đây, với sự nâng cao của đời sống con người, có
rất nhiều báo cáo của nước ngoài, trong đó đã có những đề xuất về vấn đề an
toàn trong việc sử dụng hóa chất xử lý gỗ. Trong các công nghệ xử lý hiện
nay, thị trường của sản phẩm gỗ từ công nghệ xử lý không sử dụng hóa chất
ngày càng được mở rộng. Trong đó, biến tính gỗ theo phương pháp xử lý
nhiệt đã được chú ý đến, các nghiên cứu về biến tính gỗ cũng đã có những
tiến triển nhất định [22] [46].
Công nghệ biến tính nhiệt hay biến tính nhiệt là công nghệ xử lý gỗ ở
nhiệt độ trong khoảng 160-260 oC [30], trong môi trường có vật chất bảo vệ
như hơi nước, khí trơ, không khí ít ôxy…, biến tính nhiệt là công nghệ bảo
quản gỗ thân thiện với môi trường, thông qua biến tính nhiệt có thể cải thiện
được tính ổn định kích thước, tính bền và màu sắc gỗ, sản phẩm gỗ thu được
sau khi xử lý được gọi là “gỗ biến tính nhiệt” hay “gỗ Carbon hóa”. Gỗ
biến tính nhiệt có các đặc điểm như: Màu sắc gần giống với loài gỗ quý hiếm
và ổn định, tính ổn định kích thước cao, khả năng chống vi sinh vật tốt, an
toàn với môi trường, dễ lưu trữ. Tuy nhiên, cũng có một số tồn tại đó là cường
độ gỗ và khả năng dán dính sau khi xử lý biến tính sẽ bị thay đổi nếu công
nghệ xử lý không hợp lý.
Với những ưu điểm của sản phẩm sản xuất bằng công nghệ biến tính nhiệt
cho thấy việc áp dụng công nghệ biến tính nhiệt trong xử lý biến tính gỗ nói
chung gỗ rừng trồng nói riêng sẽ rất có ý nghĩa về mặt thực tiễn cũng như
tiềm năng trong việc thương mại hóa sản phẩm sản xuất bằng công nghệ này.
Trong những năm gần đây ngành Công nghiệp chế biến gỗ của Việt Nam
đã có những bước phát triển vượt bậc; sản phẩm gỗ xuất khẩu của Việt Nam
đã có mặt trên thị trường của 120 nước trên thế giới. Kim ngạch xuất khẩu sản
phẩm năm 2011 đạt 4,05 tỷ USD; năm 2012 đạt 4,67 tỷ USD; năm 2013 đạt
5,5 tỷ USD; Hiện nay, đồ gỗ được xem như là mặt hàng xuất khẩu chủ lực và
được xếp vào 16 mặt hàng trọng điểm xúc tiến thương mại Quốc gia.
Thực hiện Chỉ thị số 19/1999/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 16
tháng 7 năm 1999 về việc thực hiện các biện pháp đẩy mạnh tiêu thụ gỗ rừng
trồng và Chỉ thị số 19/2004/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 01 tháng
6 năm 2004 về một số giải pháp phát triển ngành chế biến gỗ và xuất khẩu sản
phẩm gỗ; ngành chế biến gỗ Việt Nam và các ngành kinh tế liên quan đã tích
cực, chủ động tìm kiếm nguyên liệu, cải tiến công nghệ, thiết bị … để đẩy
mạnh phát triển sản xuất và xuất khẩu đồ gỗ. Tuy nhiên, khó khăn hiện nay
của Việt Nam là vấn đề nguyên liệu gỗ, hàng năm phải nhập khẩu 80%
nguyên liệu, trong đó gỗ rừng tự nhiên quý hiếm, chất lượng cao chiếm tỷ lệ
rất lớn.
Trong khi đó, với nỗ lực của các chương trình trồng rừng, chúng ta đã có
được một sản lượng lớn gỗ rừng trồng. Từ thực tế nhu cầu nguyên liệu gỗ rất
lớn, gỗ rừng tự nhiên quý hiếm đã bị cấm khai thác, vì vậy việc nghiên cứu
nâng cao chất lượng gỗ rừng trồng dùng làm nguyên liệu sản xuất sản phẩm
mộc có giá trị cao là yêu cầu cấp bách đặt ra.
Luận án “Nghiên cứu công nghệ biến tính nhiệt gỗ Keo tai tượng
(Acacia mangium Willd)” sẽ góp phần vào việc áp dụng công nghệ mới, ít
gây tác động xấu đến môi trường nhưng vẫn tạo ra được sản phẩm gỗ đạt yêu
cầu nguyên liệu cho nhiều lĩnh vực từ gỗ mọc nhanh rừng trồng nói chung, gỗ
Keo tai tượng nói riêng.


/file/d/0Bz7Zv9 ... sp=sharing
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status