Tiểu luận môn kinh tế công cộng đề tài y tế - pdf 26

Link tải luận văn miễn phí cho ae
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Sau hơn 20 năm đổi mới, hệ thống y tế ở nước ta đã nhanh chóng phát triển, phục vụ tốt
hơn nhu cầu chăm sóc sức khỏe của nhân dân. Trong những năm gần đây các cơ sở y tế,
đặc biệt là các bệnh viện tuyến tỉnh và tuyến trung ương đã được đầu tư nâng cấp về trang
thiết bị, trình độ chuyên môn và tay nghề của cán bộ y tế được tiếp tục nâng cao, Tuy
nhiên, hệ thống cung ứng dịch vụ khám chữa bệnh vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu về
chăm sóc sức khỏe ngày càng cao của người dân. Phải chăng là có sự bất cập trong đầu tư,
trong phân bổ nguồn lực cũng như trong các lĩnh vực dịch vụ y tế mà nhà nước và tư nhân
đang làm hiện nay? Như vậy thì nhà nước cần làm gì để giải quyết những vấn đề
trên, nhà nước có nên ôm đồm tất cả các lĩnh vực trong các dịch vụ y tế hay chỉ nên nắm
một số các dịch vụ y tế mang tính lan tỏa, mang tính cộng đồng xã hội phần còn lại nên
tạo điều kiện cho tư nhân tham gia?
Trong thời gian gần đây, Đảng và Nhà nước đã có những chính sách nhằm thể hiện sự
quan tâm, khuyến khích đối với sự phát triển của y tế tư nhân. Từ một hệ thống cung ứng
dịch vụ hoàn toàn thuộc sở hữu Nhà nước, chuyển sang hệ thống cung ứng dịch vụ công tư
hỗn hợp, trong đó y tế công giữ vai trò chủ đạo. Vấn đề đặt ra là có nên tạo điều kiện để y
tế tư nhân nên phát triển theo cơ chế thị trưòng hay chỉ giới hạn đến mức nào đó trong hệ
thống cung ứng dịch vụ khám chữa bệnh chung?.
Để giải quyết vần đề trên, cần xem xét khả năng thực tế và vai trò của y tế tư nhân đối với
mục tiêu công bằng, hiệu quả và phát triển của hệ thống y tế. Theo nhận định của các
chuyên gia kinh tế nếu y tế tư nhân chăm sóc sức khỏe nhân dân có hiệu quả hơn y tế công
lập thì cần phát triển mạnh mẽ y tế tư nhân để đáp ứng mục tiêu hiệu quả của hệ thống y tế
Việt Nam. Vì thực tế hiện nay lĩnh vực y tế đang rất khát vốn, ngân sách nhà nước mỗi
năm đều đầu tư cho lĩnh vực y tế nhưng vẫn chưa thể đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh
ngày càng cao của người dân, hầu hết các cơ sở vật chất đã cũ không đáp ứng được yêu
cầu của người dân.
Một vấn đề nữa là tại sao phải tư nhân hóa ngành y tế Việt Nam và tại sao lại không tư
nhân hóa toàn bộ mà chỉ tư nhân hóa một phần, phân còn lại nhà nước vẫn phải làm. Như
vậy, đây có phải là sự thất bại của thị trường dịch vụ chăm sóc sức khỏe nên nhà nước
phải can thiệp?
II. CƠ SỞ LÝ LUẬN
II.1. Hiệu quả Pareto:
Hiệu quả Pareto là không thể làm cho ai lợi hơn mà không gây hại cho người khác
Ví dụ: Để tránh tình trạng nhiều người xếp hàng để nộp tiền phí giao thông trong giờ cao
điểm người ta đã tăng phí để trả lương cho số nhân viên tăng thêm. Rõ ràng hành động này
làm lợi cho những người ít thời gian và nhiều tiền nhưng nó cũng làm hại cho người có
nhiều thời gian nhưng ít tiền
II.2. Thông tin bất cân xứng:
Thông tin bất cân xứng xảy ra khi một bên giao dịch có nhiều thông tin hơn một bên khác
Ví dụ: Khi người mua không có những thông tin xác thực, đầy đủ và kịp thời nên trả giá
thấp hơn giá trị đích thực của hàng hóa, hậu quả là người bán không có động lực để sản
xuất hay cung cấp những hàng hóa có chất lượng thấp hơn chất lượng trung bình trên thị
trường
2
II.3. Ngoại tác:
Ngoại tác tích cực: Hành động của người này làm lợi cho người khác
Ví dụ: Người này tiêm phòng thì sẽ không gây bệnh cho người khác
Ngoại tác tiêu cực: Hành động của người này gây tổn thất cho người khác
Ví dụ: Người hút thuốc lá thì sẽ làm cho những người xung quanh khó chịu và có thể bị
mắc các căn bệnh liên quan đến thuốc lá
II.4. Hàng hóa công cộng, hàng hóa tư nhân:
Hàng hóa công cộng là hàng hóa không có tính cạnh tranh và không có tính loại trừ trong
quá trình sử sụng còn hàng hóa tư nhân thì ngược lại nó mang đầy đủ hai tính chất trên
Ví dụ: Công viên, sóng truyền hình, quốc phòng người này sử dụng không ảnh hưởng và
không loại trừ người khác
Hàng hóa công cộng thuần túy và không thuần túy: Hàng hóa công cộng thuần túy mang
đầy đủ hai tính chất là không có tính cạnh tranh và không có tính loại trừ trong quá trình
sử dụng còn hàng hóa công cộng không thuần túy chỉ đạt được một trong hai tính chất trên
Ví dụ: Thỏ trên rừng, cá dưới nước có tính loại trừ nhưng không có tính cạnh tranh
II.5. Những điểm khác nhau giữa thị trường cạnh tranh thuần và thị trường y tế:
Thị trường cạnh tranh thuần Thị trường y tế
Nhiều người bán
Chỉ có một số ít bệnh viện(trừ một số
thành phố lớn)
Các hãng tăng tối đa lợi nhuận Hầu hết các bệnh viện không vì lợi
nhuận
Hàng hóa đồng nhất Hàng hóa không đồng nhất
Người mua được thông tin tốt nhất Người mua được thông tin kém
Người tiêu dùng thanh toán trực tiếp Bệnh nhân chỉ trang trãi được một
phần chi phí
III. SỰ THẤT BẠI CỦA THỊ TRƯỜNG DỊCH VỤ CHĂM SÓC SỨC KHỎE VÀ
SỰ CAN THIỆP CỦA NHÀ NƯỚC
Y tế là dịch vụ tư vì chúng có tính loại trừ và tính cạnh tranh, nhưng nó thuộc nhiều sở
hữu khác nhau như: sở hữu nhà nước, sở hữu tư nhân và cổ phần. Nó là hàng hóa tư và vì
vậy nó hoạt động theo cơ chế thị trường. Tuy nhiên, do sự thất bại của thị trường đối với
dịch vụ cham sóc sức khỏe này nên nhà nước cần can thiệp để giải quyết sự thất bại
3
đó và mang lại sự công bằng, tạo điều kiện cho mọi người đều có thể được khám chữa
bệnh, chăm sóc sức khỏe của mình.
III.1. Sự thất bại của thị trường dịch vụ chăm sóc sức khỏe
Sự thất bại của thị trường dịch vụ chăm sóc sức khỏe bởi những nguyên nhân sau:
-Thông tin không hoàn hảo: Bệnh nhân khó có thể đáng giá được chất lượng của bác sĩ và
nhà thuốc. Mặc dù có nhiều cơ sở để đánh giá được khả năng của bác sĩ và chất lượng
thuốc thông qua quảng cáo, giới thiệu của người khác, kinh nghiệm nhưng người bệnh
cũng khó có thể đánh giá một cách chính xác bởi đây là một lĩnh vực rất khó mà không
phải ai cũng biết được. Do đó, người bệnh đành “nhắm mắt xuôi tay” phó mạc cho bác sĩ
và thầy thuốc.


5INqtjp2D71hNR6
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status