Sử dụng bài tập để phát triển tư duy, rèn trí thông minh cho học sinh trong dạy học hóa học ở trường Trung học phổ thông - pdf 27

Link tải luận văn miễn phí cho ae
1. Lí do chọn đề tài
Trong thời đại khoa học công nghệ phát triển mạnh mẽ, hội nhập đã trở
thành xu thế tất yếu thì yêu cầu của xã hội đối với con người cũng ngày một
cao hơn. Do đó, việc phát triển giáo dục không chỉ nhằm “nâng cao dân trí”
mà còn phải “đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài”. Muốn đào tạo con người
Việt Nam phát triển toàn diện, có khả năng tư duy linh hoạt, nhạy bén, đáp
ứng được yêu cầu chung thì xã hội cần có kế hoạch bồi dưỡng thế hệ trẻ
từ những ngày còn trên ghế nhà trường, khi mà người học vừa mới tiếp cận
với kiến thức khoa học cơ bản và quan trọng hơn cả là phải đổi mới tư duy
dạy học.
Sự bùng nổ thông tin đã làm thay đổi sâu sắc quan niệm về việc học. Trước
đây, UNESCO đưa ra bốn cột trụ của việc học là:
+ Học để biết
+ Học để làm
+ Học để tự khẳng định mình
+ Học để cùng chung sống với nhau
Nay điều chỉnh “Học để biết” thành “Học để học cách học” (learning to
learn); “Học để tự khẳng định mình” thành “Học để sáng tạo” (learning to
create). Tại sao phải điều chỉnh như vậy ? Vì học để biết thì không biết đến
bao nhiêu cho vừa, trong khi khoa học, công nghệ đang phát triển như vũ bão,
bản thân mỗi người khó mà có thể tiếp nhận được hết tất cả các tri thức mà
nhân loại đã bổ sung, phát triển từng giờ, từng ngày. Vậy phải học cách học
để khi cần kiến thức nào thì có thể tự học để có được kiến thức đó. Học không
chỉ để chiếm lĩnh tri thức mà còn để biết phương pháp đi đến tri thức đó [9].
Ngày nay, với người học, việc thay đổi cách học là tất yếu để có thể
học suốt đời thì với người dạy, việc thay đổi cách dạy càng trở nên quan
trọng, bức thiết hơn. Người dạy phải là người am hiểu về sự học, là chuyên
gia của việc học, phải dạy cho người ta cách học đúng đắn.
Có thể nói dạy và học ngày nay về cơ bản là dạy cách tư duy, học cách
tư duy. Mục đích cao nhất của việc dạy học là phát triển năng lực tư duy cho
người học. Kiến thức lâu ngày có thể quên (khi cần có thể đọc sách), cái còn
lại là năng lực tư duy. Nhà Vật lý nổi tiếng N.I. Sue nói: “Giáo dục – đó là cái
được giữ lại khi mà tất cả những điều học thuộc đã quên đi”. Khổng Tử, nhà
triết học Cổ đại của Trung Quốc rất coi trọng việc dạy tư duy. Ông nói: “Vật
có bốn góc, dạy cho biết một góc mà không suy ra ba góc kia thì không dạy
nữa”. Đại văn hào Nga L.N. Tônxtui cũng nói : “Kiến thức chỉ thực sự là kiến
thức khi nào nó là thành quả những cố gắng của tư duy chứ không phải là của
trí nhớ” [8].
Như vậy, mặc dù vai trò của người học được nâng cao, giáo dục đòi hỏi
người học phải là cá nhân tích cực, chủ động, sáng tạo trong quá trình dạy học
nhưng vai trò và nhiệm vụ của người thầy trong thời đại ngày nay không hề
mờ nhạt mà còn được coi trọng hơn và đòi hỏi cũng cao hơn trước đây. Muốn
phát triển năng lực tư duy của người học, người dạy không chỉ dạy theo chuẩn
kiến thức và kỹ năng, hoàn thành nội dung chương trình mà còn phải mở
rộng, nâng cao, cho người học tiếp cận với các vấn đề khoa học theo nhiều
khía cạnh khác nhau, đặt ra nhiều tình huống có vấn đề đòi hỏi người học phải
tư duy để giải quyết. Khi người học đã học được cách giải quyết các vấn đề
khoa học thì người dạy lại yêu cầu giải quyết nhanh thậm chí giải quyết theo
nhiều phương pháp khác nhau. Làm như thế không chỉ đơn thuần để nâng cao
hiệu quả dạy học, vượt qua các kỳ thi mà còn để phát triển năng lực tư duy,
rèn trí thông minh, từ đó người học có thể xử lý tốt những vấn đề phức tạp,
luôn luôn thay đổi mà cuộc sống hiện đại đặt ra sau này.
Hoá học là một môn khoa học lý thuyết-thực nghiệm, đóng một vai trò
quan trọng trong hệ thống các môn khoa học cơ bản, góp phần hình thành thế
giới quan khoa học và tư duy khoa học cho người học. Hệ thống bài tập hoá
học được xây dựng không nằm ngoài mục đích giúp người học nắm vững tri
thức, rèn năng lực tư duy linh hoạt, sáng tạo và nâng cao khả năng ứng dụng
lý thuyết vào thực tiễn đời sống.
Hiện nay, hệ thống bài tập hoá học để phát triển tư duy, rèn trí thông
minh cho học sinh phổ thông tương đối ít, rải rác, chưa có hệ thống, nhiều khi
còn nặng về tính toán, chưa đi sâu vào bản chất của môn học, chưa khai thác
khả năng tư duy của người học và cũng chưa phục vụ tốt cho hình thức kiểm
tra-đánh giá trắc nghiệm khách quan. Do vậy các thầy cô giáo cần nghiên cứu,
bổ sung, đổi mới, làm cho hệ thống bài tập hoá học ngày càng phong phú, sắc
bén và chính xác hơn.
Với mong muốn xây dựng một hệ thống bài tập tự luận và trắc nghiệm
hoá học có chất lượng, phục vụ tốt cho việc phát triển năng lực tư duy, rèn trí
thông minh cho học sinh THPT; đồng thời cũng làm phong phú thêm hệ
thống bài tập hoá học hiện nay, chúng tui chọn đề tài “SÖÛ DUÏNG BAØI TAÄP
ÑEÅ PHAÙT TRIEÅN TÖ DUY, REØN TRÍ THOÂNG MINH CHO HOÏC SINH
TRONG DAÏY HOÏC HOAÙ HOÏC ÔÛ TRÖÔØNG THPT” làm đề đề tài nghiên
cứu.
2. Mục đích nghiên cứu
Xây dựng và sử dụng hệ thống bài tập hoá học nhằm phát triển năng
lực tư duy, rèn trí thông minh cho học sinh THPT.
3. Đối tượng và khách thể nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Việc sử dụng bài tập hoá học để phát triển năng lực tư duy và rèn trí
thông minh cho học sinh THPT.
3.2. Khách thể nghiên cứu
Quá trình dạy học hoá học ở trường THPT.
4. Nhiệm vụ của đề tài
- Nghiên cứu hoạt động tư duy của học sinh trong quá trình giải bài
tập hoá học, từ đó hướng dẫn học sinh xây dựng tiến trình luận giải,
làm cơ sở cho việc tìm kiếm lời giải một cách hiệu quả.
- Xây dựng hệ thống biện pháp nhằm phát triển tư duy, rèn trí thông
minh cho học sinh thông qua giải bài tập hoá học.
- Xây dựng hệ thống bài tập thuộc chương trình hoá học THPT có tác
dụng phát triển tư duy, rèn trí thông minh.
- Thực nghiệm sư phạm để đánh giá hiệu quả của hệ thống bài tập đã
xây dựng.
5. Giả thuyết khoa học
Trong quá trình dạy học, nếu giáo viên xây dựng được hệ thống
phương pháp luận đúng đắn, sử dụng hệ thống bài tập phù hợp với từng đối
tượng học sinh thì sẽ phát triển được tư duy, rèn trí thông minh, nâng cao hiệu
quả dạy học hoá học ở trường THPT.
6. Phương pháp nghiên cứu
6.1. Nghiên cứu lý luận
 Nghiên cứu cơ sở lý luận về tư duy và trí thông minh (trong các
tài liệu Tâm lý học, Giáo dục học, Lý luận dạy học...), các vấn đề
của bài tập hoá học, cơ sở Hoá học đại cương, vô cơ, hữu cơ,
phân tích
 Nghiên cứu nội dung chương trình, chuẩn kiến thức và kỹ năng
môn hoá học THPT.
 Nghiên cứu và phân tích bài tập hoá học trong các sách và trên
mạng internet.
6.2. Nghiên cứu thực tiễn
 Tìm hiểu cách soạn và xây dựng hệ thống bài tập của một số giáo
viên THPT.
 Học hỏi kinh nghiệm của giáo viên có nhiều năm đứng lớp.
 Điều tra thăm dò ý kiến và thực nghiệm sư phạm.
7. Phạm vi nghiên cứu
Bài tập hoá học thuộc phạm vi chương trình hoá học THPT.
8. Điểm mới của đề tài
 Tuyển chọn, xây dựng hệ thống bài tập trắc nghiệm và tự luận bao quát
cả chương trình hoá học phổ thông, có thể giúp học sinh tổng hợp và
vận dụng kiến thức, chuẩn bị bước vào các kỳ thi quan trọng.
 Các câu hỏi trắc nghiệm khai thác sâu sắc bản chất của môn học và các
định luật cơ bản của hoá học giúp giải quyết nhanh bài tập hoá học, góp
phần vào việc phát triển tư duy, rèn trí thông minh cho học sinh.
 Các phương án nhiễu được chú trọng trong khi soạn câu trắc nghiệm.
Đó là các phương án lấy từ sai sót hay gặp từ phía học sinh, kể cả học
sinh khá giỏi và học sinh yếu.
 Bài trắc nghiệm dùng để thực nghiệm sư phạm được soạn hoàn toàn
theo hình thức trắc nghiệm khách quan với số câu đủ lớn (50 câu/đề) và
không lấy lại nguyên si hệ thống bài tập đã dạy thực nghiệm mà được
soạn mới với nhiều tình huống lạ nhưng vẫn đảm bảo không vượt khỏi
nội dung, phương pháp đã dạy thực nghiệm.
 Bài trắc nghiệm không cố tình đánh đố, hạn chế tối đa việc khai thác
toán học trong hoá học. Đề có khả năng phân loại học sinh cao. Chỉ học
sinh thật sự giỏi mới có thể đạt từ điểm 7 trở lên và rất ít học sinh đạt
được điểm 10.


JMb8YkEJ96aZQ31
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status