Thực trạng phát triển du lịch sinh thái tại Vườn Quốc Gia Bidoup - Núi Bà - pdf 27

Link tải luận văn miễn phí cho ae
MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Du lịch nói chung và du lịch sinh thái nói riêng ngày nay đã và đang phát triển nhanh chóng, ngày càng thu hút sự quan tâm rộng rãi của các tầng lớp dân cư trong xã hội. Được đánh giá là phân khúc tăng trưởng nhanh nhất trong các loại hình du lịch, du lịch sinh thái trong những năm gần đây đã đem lại nguồn thu đáng kể cho nhiều quốc gia.
Việt Nam là đất nước có nhiều tiềm năng về nguồn lực du lịch cả về tự nhiên lẫn nhân văn. Khách nước ngoài đến Việt Nam đều đánh giá cao vẻ đẹp đất n¬¬ước ta. Hàng loạt các địa danh có thể sử dụng phục vụ khách du lịch. Tỉnh Lâm Đồng là một trong các địa danh đó, được nhiều người biết đến nhờ vào điều kiện khí hậu, cảnh quan môi trường cho phát triển du lịch và du lịch nghỉ dưỡng. Tỉnh Lâm Đồng còn có tiềm năng du lịch sinh thái rất lớn nhờ vào địa hình trải dài trên cao nguyên Lâm Viên. Nhiều đồi núi được hình thành từ rất sớm, đặc biệt khu vực thành phố Đà Lạt có địa hình cao trên 1000m và có nhiều núi cao 2000m so với mực nước biển, khí hậu mát mẻ, ôn hòa quanh năm và có rất nhiều cảnh đẹp. Đó đều là những tiềm năng và thế mạnh của tỉnh để phát triển du lịch nói chung và du lịch sinh thái nói riêng. Bên cạnh những tiềm năng và triển vọng, sự phát triển của du lịch sinh thái nơi đây đang đứng trước những thách thức to lớn. Đó là tình trạng lãng phí nguồn tài nguyên. Một thực trạng đáng chú ý là mặc dù có rất nhiều thế mạnh về tài nguyên du lịch nhưng hiện nay, tình trạng khai thác một cách không quy hoạch đã ảnh hưởng đáng kể tới các nguồn tài nguyên quý giá này.
Nằm ở độ cao hơn 1500m so với mực nước biển. VQG Bi-doup Núi Bà là nơi nơi sinh sống của những loài cây hạt trần, chim và động vật lưỡng cư đặc hữu, quý hiếm, tài nguyên đa dạng sinh học phong phú, cảnh quan thiên nhiên đẹp với nhiều thác nước, đặc biệt có cây Pơ-mu 1300 tuổi,… là một trong 28 Vườn quốc gia nằm trong hệ thống các khu rừng đặc dụng Việt Nam. Nơi đây được các nhà khoa học đánh giá là một trong 221 trung tâm chim đặc hữu của thế giới và là một trong bốn trung tâm đa dạng sinh học của Việt Nam. Ngoài ra, Vườn Quốc gia Bidoup – Núi Bà còn là nơi sinh sống của đồng bào người K’ho với những giá trị văn hóa truyền thống đặc sắc, những lễ hội mang tính cộng đồng cao. Với những giá trị sẵn có ấy, VQG Bidoup Núi Bà hoàn toàn có thể phát triển một cách bền vững loại hình du lịch sinh thái.
Tuy nhiên, kể từ khi thành lập đến nay, VQG Bidoup Núi Bà đã và đang có sự phát triển về cơ sở hạ tầng, vật chất kĩ thuật phục vụ du lịch nhưng những hoạt động này chưa thể đem lại hiệu quả kinh tế cao tương xứng với tiềm năng vốn có. Trước thực tế đó em đã chọn đề tài “Thực trạng phát triển du lịch sinh thái tại Vườn Quốc Gia Bidoup - Núi Bà” làm tiểu luận định hướng chuyên ngành của mình. Nhằm chỉ ra những cái làm được và chưa làm được trong hoạt động du lịch sinh thái của Vườn, từ đó đề ra định hướng, giải pháp phát huy tối đa những tiềm năng hiện có, khai thác tốt nguồn tài nguyên du lịch tại điểm, đáp ứng nhu cầu của du khách đồng thời đem lại lợi nhuận cho nhà quản lí cũng như người dân địa phương, đảm bảo tính bền vững cho ngành du lịch và sự phát triển chung của nền kinh tế.
2. Mục đích nghiên cứu.
 Hệ thống hóa lý thuyết về du lịch sinh thái và phát triển sản phẩm du lịch sinh thái tại VQG Bidoup Núi Bà.
 Đánh giá tiềm năng và thực trạng các sản phẩm du lịch sinh thái tại VQG Bidoup Núi Bà.
 Trên cơ sở tìm hiểu và đánh giá thực trạng của hoạt động DLST tại đây, đề xuất giải pháp phát triển du lịch sinh thái tại VQG Bidoup Núi Bà.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.
Đối tượng nghiên cứu:
 Sản phẩm du lịch sinh thái ở VQG Bidoup Núi Bà.
Phạm vi nghiên cứu:
 Không gian: VQG Bidoup Núi Bà.
4. Phương pháp nghiên cứu.
 Phương pháp thực địa: Tham quan thực tế tại Vườn, xác định các tuyến điểm du lịch, quan sát ghi chép tỉ mỉ những thông tin, nội dung cần thiết phục vụ cho bài làm, phát hiện những giá trị phục vụ cho mục đích đề xuất các giải pháp phát triển sản phẩm du lịch sinh thái tại VQG Bidoup Núi Bà mang tính thực tế và bền vững.
 Phương pháp phân tích – hệ thống hóa lý thuyết: Tham khảo các tài liệu liên quan đến lý thuyết về DLST cùng các mô hình đang được vận dụng ở các nước trong khu vực và tại Việt Nam làm cơ sở khoa học cho đề tài.
 Phương pháp bản đồ: Có cái nhìn khái quát về điều kiện tự nhiên, nhân văn, vị trí các tuyến điểm du lịch nhằm ghi lại chính xác các giá trị du lịch tại mỗi tuyến điểm.
 Phương pháp thống kê: Thu thập số liệu thông qua mạng truyền thông và số liệu trực tiếp của cơ quan quản lý VQG Bidoup Núi Bà cung cấp để có thể nắm bắt được thực trạng phát triển DLST tại đây.
5. Kết cấu tiểu luận.
Phần 1: Mở đầu
Phần 2: Nội dung chính
Chương 1: Tổng quan về du lịch sinh thái
Chương 2: Đánh giá tiềm năng và thực trạng phát triển du lịch sinh thái tại VQG Bidoup Núi Bà
2.1. Đánh giá tiềm năng để phát triển du lịch sinh thái tại Vườn
2.2. Thực trạng hát triển du lịch sinh thái tại Vườn
2.3. Nhận xét chung
Chương 3: Giai pháp phát triển du lịch sinh thái tại VQG Bidoup Núi Bà
3.1. Đề xuất giải pháp pháp triển du lịch sinh thái tại Vườn
3.2. Đề xuất mô hình phát triển du lịch sinh thái tại Vườn
Phần 3: Kết luận
Phụ lục


iQCayV7Lyg35Gbr
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status