3 Tài liệu học tập:
· Giáo trình Hành chính công– Khoa Hành chính, Học viện Hành chính;
· Văn kiện Đại hội Đảng IX của Đảng Cộng sản Việt Nam
· Tuyển tập Hồ Chí Minh: Phần nói về công tác cán bộ.
· Hành chính công – HVHC – Chương trình sau đại học
· Hành chính công và quản lý hiệu quả Chính phủ - VIM
· Hành chính học đại cương – GS Đoàn Trọng Truyến
· Lý luận quản lý nhà nước – GS Mai Hữu Khuê
· Đổi mới hoạt động của Chính Phủ - Tài liệu dịch
· Hành chính đại cương và Hành chính công – Khoa Hành chính học – Chương trình dành cho hệ chuyển đổi.
· Tìm hiểu hành chính công Hoa Kỳ - Khoa Hành chính học
· Các văn bản pháp luật:
o Luật Cán bộ, Công chức 2008
o Luật giải quyết khiếu nại tố cáo
o Luật phòng chống tham nhũng
o Luật Thanh tra
o Luật thực hành tiết kiệm, chống lãng phí
o Luật tổ chức Quốc Hội
o Luật tổ chức Chính phủ
o Luật tổ chức Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân
[/quote:38ozp9q2]
Xem link download tại Blog Kết nối!
[quote:38ozp9q2]ĐỀ CƯƠNG ÔN THI MÔN LLHCNN
Caau1: Hãy nêu định nghĩa HCNN ? Bản chất HCNN và so sánh QLNN với
các dạng Quản lý xã hội khác.
1. Định nghĩa HCNN
Quản lý: Là sự tác động có tổ chức, có định hướng của chủ thể quản lý lên
đối tượng quản lý thông qua các phương pháp và công cụ nhằm hướng hành vi
của đối tượng đạt tới mục tiêu đã định trước.
Điều kiện quản lý:
- Phải có quyền uy.
- Có tổ chức
- Và có sức mạnh cưỡng chế .
Quản lý nhà nước là một dạng quản lý xã hội đặc biệt, mang tính quyền lực
nhà nước và sử dụng pháp luật, chính sách để điều chỉnh hành vi cá nhân, tổ chức
trên tất cả các mặt của đời sống xã hội do các cơ quan trong bộ máy nhà nước
thực hiện, nhằm phục vụ nhân dân, duy trì ổn định và phát triển của xã hội.
Đặc trưng cơ bản của QLNN
- Chủ thể của quản lý Nhà nước là các cơ quan, cá nhân trong bộ máy Nhà nước:
Lập pháp, Hành pháp, Tư pháp.
- Đối tượng quản lý của quản lý Nhà nước bao gồm toàn bộ nhân dân, mọi cá
nhân sống và làm việc trên lãnh thổ quốc gia.
- Khách thể của quản lý Nhà nước: bao gồm các hành vi và quá trình xã hội.
- Phạm vi QLNN là quản lý toàn diện trên tất vả mọi lĩnh vực của đời sống xã hội:
chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh, quốc phòng, ngoại giao.
- Công cụ quản lý của quản lý Nhà nước mang tính quyền lực Nhà nước và sử
dụng pháp luật làm công cụ chủ yếu để duy trì trật tự xã hội và thúc đẩy xã hội
phát triển. Ngoài ra còn có các công cụ khác như chính sách, kế hoạch, chiến
lược.
1
- Phương pháp quản lý của quản lý Nhà nước là cưỡng chế. Cưỡng chế là biện
pháp bắt buộc của cơ quan nhà nước buộc các cá nhân, tổ chức phải tuân thủ pháp
luật trong những trường hợp quy định.
- Mục tiêu của quản lý Nhà nước là nhằm phục vụ nhân dân, duy trì sự ổn định và
phát triển của toàn xã hội.
Hành chính là hoạt động chấp hành và điều hành trong quản lý một hệ
thống theo những quy định trước nhằm đạt mục tiêu của hệ thống.
• Tính chấp hành của hoạt động quản lý hành chính nhà nước được thể
hiện ở sự thực hiện trên thực tế các văn bản: hiến pháp, luật, pháp lệnh và nghị
quyết của cơ quan lập pháp - cơ quan dân cử.
• Tính điều hành của hoạt động quản lý hành chính nhà nước thể hiện ở
chỗ là định hướng (thông qua quy hoạch, kế hoạch), điều chỉnh các quan hệ xã
hội (thông qua ban hành văn bản lập quy); hướng dẫn và tổ chức thực hiện Hiến
pháp, luật, chính sách…; kiểm tra, thanh tra và xử lý những vi phạm pháp luật.
Có nhiều quan niệm khác nhau về HCNN, tùy theo mỗi quan điểm và cách
thức tiếp cận mà tồn tại những khái niệm khác nhau, tuy nhiên quan niệm của
Việt Nam về HCNN như sau:
Hành chính nhà nước là hoạt động thực thi quyền hành pháp của nhà nước,
đó là hoạt động chấp hành và điều hành của hệ thống hành chính nhà nước trong
quản lý xã hội theo khuôn khổ pháp luật nhà nước nhằm phục vụ nhân dân, duy
trì sự ổn định và phát triển của xã hội.
2. Bản chất của HCNN
HCNN vừa mang bản chất chính trị, mang tính pháp lý, vừa là hoạt động quản lý
và là một nghề.
a. HCNN mang bản chất chính trị
+ HCNN thực hiện những mục tiêu, những nhiệm vụ do chính trị thiết lập;
+ HCNN tham gia vào quá trình lập pháp;
+ HCNN vừa là chủ thể ban hành chính sách vừa là chủ thể thực thi chính sách;
+ Phục vụ lợi ích nhân dân và lợi ích công.
Ví dụ: Các Bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan ngang bộ thuộc Chính phủ đều là các
Ủy viên Trung ương Đảng, một số đồng chí trong thường trực Chính phủ, Bộ
2
trưởng Công an, Quốc phòng là Ủy viên Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung
ương.
b. HCNN mang tính pháp lý
+ HCNN hoạt động trong khuôn khổ PL, theo những chỉ dẫn PL của NN.
+ Chủ thể HCNN có trách nhiệm tổ chức thi hành PL, đưa PL vào đời sống XH
nên hoạt động của nó mang tính pháp lý.
+ HCNN thực hiện chức năng lập quy: ban hành các VBQPPL dưới luật để cụ thể
hóa và hướng dẫn thi hành luật.
c. HCNN là hoạt động quản lý
+ HCNN là một bộ phận của QLNN, mang bản chất QLNN.
+ HCNN là chức năng hành pháp của NN – thi hành PL, chính sách.
+ HCNN phối hợp hoạt động hợp tác của các cá nhân, tổ chức trong XH nhằm đạt
những mục tiêu nhất định.
+ HCNN vừa là khoa học vừa là nghệ thuật:
- Là khoa học: HCNN là khoa học nó dựa trên các tiêu chí khoa học có người
nghiên cứu nó, có các công trình nghiên cứu, có cơ sở để nghiên cứu nó.
- HCNN là nghệ thuật: Đây là nghệ thuật làm việc với con người, giao tiếp, tìm
hiểu tâm lý con người và nghệ thuật này được ứng dụng vào bất cứ lĩnh vực nào
để công việc được thực hiện một cách hoàn hảo, khéo léo.
- HCNN là khoa học kết hợp với nghệ thuật: Nghĩa là HCNN tác động đến hoạt
động của con người mang tính hai mặt. Một mặt, là nghệ thuật, nghệ thuật của
việc sử dụng kỹ năng, các mối quan hệ, đòi hỏi phải vận dụng nhiều quy luật. Mặt
khác, nó là khoa học vì nếu thiếu cơ sở khoa học thì HCNN không thể tồn tại.
d. HCNN là một nghề
Nghề hành chính là nghề tổng hợp, đòi hỏi một đội ngũ CBCC phải có trình độ,
chuyên môn, nghiệp vụ nhất định.
Hành chính là nghề lao động trí óc và là nghề hiện thực hóa các ý tưởng của các
nhà chính trị.
3. So sánh QLNN với các dạng QLXH khác:
3
So với quản lý của các tổ chức khác, thì quản lý nhà nước có những điểm
khác biệt như sau:
Copyright: Tài liệu đại học ©
Top