NGHIÊN CỨU CHẾ TẠO VÀ ỨNG DỤNG VẬT LIỆU NANO COMPOSITE: SILICA/Ag ĐỂ XỬ LÝ NƯỚC PHỤC VỤ SINH HOẠT - pdf 27

Link tải luận văn miễn phí cho ae

1. Tính cấp thiết của đề tài
Đã từ lâu, nước uống an toàn luôn thu hút sự quan tâm của cộng đồng,
đặc biệt, nước sạch trở nên rất quý giá đối với người dân vùng thấp trũng vào
mùa lũ lụt. Trong bối cảnh của biến đổi khí hậu và nước biển dâng toàn cầu,
Việt Nam là một trong những nước ở Châu Á bị chịu ảnh hưởng nặng nề nhất
của thiên tai lũ lụt và bệnh dịch. Nước uống an toàn và hợp vệ sinh là nhu cầu
bức thiết, có tầm quan trọng lớn đối với sức khỏe con người, đặc biệt là trẻ em.
Theo thống kê của Tổ chức y tế thế giới (WHO), có đến 80% bệnh tật của con
người liên quan tới nước và môi trường sống mất vệ sinh. Hàng năm 1,8 triệu
trẻ em trên thế giới tử vong vì thiếu nước sạch và điều kiện vệ sinh không đảm
bảo. Tại Việt Nam, theo báo cáo của WHO, mỗi năm có khoảng 20.000 người
chết có liên quan tới việc dùng nước bị ô nhiễm; khoảng 1.100 trẻ em dưới 5
tuổi tử vong vì bị tiêu chảy, trong khi đó 44% trẻ em bị nhiễm giun tóc, giun
móc, giun kim….Ô nhiễm nguồn nước và môi trường sống đã và đang là một
mối nguy hại lớn gây bệnh dịch cho người dân vùng lũ (WHO, 2006).
Ngày nay, người ta thường sử dụng các phương pháp khử trùng nước
uống như phương pháp sử dụng Cloramin B, ozon, RO hay cổ điển là phương
pháp nhiệt (đun sôi). Tuy nhiên các phương pháp này vẫn chưa mang lại hiệu
quả và bộc lộ nhiều mặt hạn chế như tạo các hợp chất cơ clo, gây tồn dư hóa
chất, đắt tiền, có phương pháp thì phải sử dụng điện trong khi nhất là trong
điều kiện vùng sau lũ thiếu điện và cơ sở hạ tầng.
Trong những năm gần đây, việc lựa chọn các hóa chất, vật liệu khử
trùng nước thân thiện với môi trường, đặc biệt là không ảnh hưởng tới sức
khỏe con người được rất nhiều các nhà khoa học trên thế giới quan tâm
nghiên cứu. Các nhà khoa học đã nhận ra rằng nguyên tố bạc là chất sát trùng
tự nhiên phát triển nhất và ít độc nhất có trên trái đất. Với kích thước nano, bạc
thể hiện nhiều chức năng khử trùng ưu việt hơn so với các tác nhân khử trùng
khác, do đó ngày càng được quan tâm nghiên cứu và ứng dụng. Tuy nhiên
công nghệ chế tạo nano bạc cấy lên vật liệu mang nhằm mục đích khử trùng
nước vẫn chưa mang lại kết quả cao.
Vật liệu nano composite silica/Ag đã được nghiên cứu và thử nghiệm
trong xử lý nước ở trên thế giới. Phương pháp này không chỉ mang lại hiệu
quả xử lý cao mà giá thành rẻ, dễ kiếm, phương pháp tổng hợp tương đối đơn
giản và không đòi hỏi thiết bị công nghệ đắt tiền. Vì vậy phát triển công nghệ
chế tạo và ứng dụng vật liệu này trong điều kiện ở Việt Nam sẽ mang lại lợi
ích thực tiễn đồng thời là bước phát triển mới trong nghiên cứu vật liệu nano
để xử lý môi trường. Do vậy chúng tui đã lựa chọn và thực hiện đề
tài:“Nghiên cứu chế tạo và ứng dụng vật liệu nano composite: silica/Ag để
xử lý nước phục vụ sinh hoạt’’.
2. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu, chế tạo được vật liệu nano composite: silica/Ag có khả
năng diệt khuẩn để ứng dụng trong lọc nước phục vụ sinh hoạt phù hợp với
điều kiện của Việt Nam.
3. Yêu cầu nghiên cứu
- Chế tạo được vật liệu nano composite: silica/Ag
- Đánh giá khả năng diệt khuẩn của vật liệu nano composite: silica/Ag
- Đánh giá hiệu quả thiết bị lọc nước nano composite: silica/Ag trong
phòng thí nghiệm

1.1. Nước uống và các phương pháp khử trùng nước uống
1.1.1. Nhu cầu nước ăn uống
Thành phần chủ yếu cấu thành cơ thể con người chính là nước. Nước
chiếm đến 2/3 khối lượng cơ thể và phân bố rộng khắp các cơ quan và các
mô. Nếu cơ thể chỉ cần mất hơn 10% nước là đã nguy hiểm đến tính mạng và
mất nước từ 20 – 22% sẽ dẫn đến tử vong (WHO, 2006). Tuy nhiên sử dụng
nước không đảm bảo yêu cầu vệ sinh cũng lại là nguyên nhân dẫn đến bệnh
tật cho cơ thể con người. Theo công bố của Tổ chức Y tế Thế giới
(WHO/UNICEF) năm 2000 có khoảng 2,2 tỷ người trên hành tinh không
được tiếp cận nguồn nước sạch, và việc sử dụng nguồn nước không đạt tiêu
chuẩn vệ sinh hiện vẫn là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến 2,2
triệu người tử vong hàng năm do các bệnh tiêu chảy gây ra, trong đó chủ yếu
là trẻ em thuộc các nước đang phát triển (WHO, 2003).
Tại Việt Nam, trong vài năm gần đây liên tục xuất hiện nhiều bệnh dịch
nguy hiểm đe doạ tính mạng của nhiều người như dịch tả, dịch chân tay
miệng, dịch tiêu chảy, dịch cúm…. Một trong những nguyên nhân của các
dịch bệnh này cũng chính là sự nhiễm khuẩn các nguồn nước sinh hoạt. Theo
thống kê của Bộ Y tế năm 2010 cứ 10 bệnh thì 8 có liên quan đến nguồn
nước, nhất là các bệnh truyền nhiễm. Số người mắc các bệnh liên quan đến
nguồn nước chiếm tới 50% tổng số bệnh nhân nội trú ở nước ta (Thống kê của
Bộ Y tế, 2010).
1.1.2. Các vi sinh vật gây bệnh thường có ở trong nước
Tác nhân gây bệnh cho người và động vật qua đường nước thường là
các vi sinh vật gây bệnh đường ruột. Đặc điểm của các vi sinh vật gây bệnh là

https://1drv.ms/b/s!AgJa1CtKrfM4gyeybujmmr83Jc09
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status