Bài giảng Trợ cấp và các biện pháp đối kháng - pdf 27

Link tải luận văn miễn phí cho ae


V. TRỢ CẤP VÀ CÁC BIỆN PHÁP ĐỐI KHÁNG
Khái niệm trợ cấp trong thương mại quốc tế
Định nghĩa về hành động “trợ cấp” luôn làm cho các nhà hoạch định chính sách phải gặp nhiều khó khăn trong việc xác định thuật ngữ này một cách rõ ràng. Điều này đươc lý giải bởi việc , một phần do thuật ngữ “trợ cấp” có thể được hiểu theo nhiều nghĩa khác nhau: nghĩa rộng và nghĩa hẹp. Nếu thuật ngữ “trợ cấp” được hiểu theo nghĩa rộng thì nó có thể bao gồm rất nhiều hoạt động của chính phủ. Ví dụ, nếu xem xét “trợ cấp” dưới góc độ kinh tế, thuật ngữ “trợ cấp” có nghĩa là “một lợi ích dành cho một doanh nghiệp hay một sản phẩm thông qua một hành động của chính phủ” thì khái niệm trợ cấp có thể bao gồm nhiều hành động điển hình và phổ biến của mọi chính phủ, ví dụ, như bảo đảm trật tự trị an, phòng cháy chữa cháy, xây dựng cầu đường thậm chí cả việc xây dựng trường học và các hoạt động giáo dục. Bảo đảm trật tự trị an và phòng cháy chữa cháy thật tốt rõ giảm giá thành sản phẩm của họ. Tương tự, những loại cơ sở hạ tầng xã hội khác có thể cắt giảm những chi phí mà một doanh nghiệp sẽ phải đưa vào hạch toán khi tính giá bán của sản phẩm. Vấn đề là ở chỗ, nếu sử dụng một định nghĩa rộng như thế, và luật lệ quốc tế cho phép các chính phủ phản ứng lại bằng cách sử dụng thuế chống trợ cấp đối với các hoạt động trợ cấp như thế thì toàn bộ Hệ thống GATT được hình thành sau Thế chiến thứ II (bao gồm cả việc cắt giảm thuế quan) sẽ bị tiêu diệt: các chính phủ sẽ được quyền đánh nhiều loại thuế chống tài trợ, vì xét cho cùng thì sản phẩm nào cũng sẽ đuợc hưởng lợi từ các hoạt động nói trên của hính phủ.
Do đó, vấn đề đặt ra là phải có sự định nghĩa “trợ cấp” như thế nào đó để có thể tránh được những ảnh hưởng tai hại bao trùm như thế đến thương mại quốc tế. Vấn đề này liên quan chủ yếu đến việc các chính phủ đơn phương áp dụng các biện pháp đối kháng.
Trợ cấp chung (hay còn gọi là trợ cấp không mang tính riêng biệt) là trợ cấp sử dụng các tiêu chí hay điều kiện khách quan để tự động xác định đối tượng được hưởng trợ cấp và giá trị trợ cấp. Những tiêu chí hay điều kiện khách quan có nghĩa là những tiêu chí hay điều kiện không phân biệt đối xử giữa các doanh nghiệp, không ưu đãi doanh nghiệp này hơn so với doanh nghiệp khác và là những tiêu chí hay điều kiện mang tính kinh tế, được áp dụng đồng loạt, chẳng hạn như số lượng nhân công, quy mô doanh nghiệp, v.v... Trợ cấp chung này được áp dụng với tất cả các doanh nghiệp thuộc mọi ngành nghề, thành phần kinh tế, ví dụ như chính phủ giảm giá bán điện. Trong trường hợp này, ảnh hưởng của trợ cấp đối với giá hàng hóa liên quan là không có vì tất cả các doanh nghiệp đều cùng được hưởng mức trợ cấp như nhau. Khi đó, sự phân bổ nguồn lực trong nội bộ nền kinh tế sẽ không hề khác với khi không có các khoản trợ cấp chung (và do đó chỉ mang tính danh nghĩa, hình thức kia). Đây cũng chính là lý do tại sao chỉ có trợ cấp riêng mới là đối tượng điều chỉnh trong Hiệp định SCM của WTO. Tuy nhiên, ngay cả một chính sách trợ cấp chung trên văn bản lại có thể có ảnh hưởng riêng đối với ngành hay doanh nghiệp cụ thể trên thực tế, ví dụ như việc cho phép áp dụng phương pháp khấu hao nhanh có thể có lợi cho những ngành phải sử dụng nhiều tư liệu sản xuất.
Trợ cấp riêng (hay còn gọi là trợ cấp mang tính riêng biệt) là trợ cấp dành riêng cho một doanh nghiệp hay một nhóm doanh nghiệp cụ thể, hay trợ cấp dành riêng cho một ngành sản xuất hay một nhóm ngành sản xuất nhất định. Trợ cấp riêng theo luật (de jure specificity) là trợ cấp mà cơ quan cấp trợ cấp có quy định rõ trong luật hay văn bản dưới luật là chỉ dành trợ cấp đó cho một số đối tượng nhất định được hưởng. Chẳng hạn, chương trình cho vay với lãi suất ưu đãi theo luật chỉ dành cho ngành sản xuất thép là một ví dụ về trợ cấp riêng theo luật. Trợ cấp riêng trên thực tế (de facto specificity) là trợ cấp mà mặc dù cơ quan cấp trợ cấp (hay văn bản pháp lý điều chỉnh việc cấp trợ cấp) không đặt ra điều kiện nào về đối tượng nhận trợ cấp nhưng việc quản lý hay áp dụng chương trình trợ cấp đó lại dẫn đến kết quả là một hay một vài nhóm đối tượng nhận trợ cấp nhất định được nhận nhiều lợi ích hơn một cách đáng kể so với các đối tượng khác cùng được nhận trợ cấp. Ví dụ: trợ cấp cho một vùng nhất định tuy có mục đích công khai là trợ giúp phát triển vùng nhưng thực tế là chỉ trợ cấp cho các nhà máy sản xuất hàng xuất khẩu tại vùng đó trong khi các doanh nghiệp khác không được hay nhận được rất ít trợ cấp.
1.1.1. Khái niệm về trợ cấp của WTO
Trước khi Hiệp định SCM ra đời, quy định của GATT liên quan tới trợ cấp chủ yếu là Điều XVI GATT 1947, trong đó bất kỳ hình thức hỗ trợ giá hay hỗ trợ thu nhập nào cũng bị coi là trợ cấp. Năm 1960, Báo cáo của Ban hội thẩm về Trợ cấp khi xem xét trường hợp ấn định giá trong nước của hàng hóa ở mức cao hơn giá thế giới có thể bị coi là trợ cấp hay không theo Điều XVI đã đi đến nhận định: .Nhìn chung, người ta nhất trí rằng một chương trình theo đó chính phủ, bằng các biện pháp trực tiếp hay gián tiếp, duy trì một mức giá nội địa cao hơn giá thế giới thong qua việc mua vào và sau đó bán ra chịu lỗ là trợ cấp. Tuy nhiên, cũng có những trường hợp khác khi chính phủ duy trì một mức giá cố định cao hơn giá thế giới mà lại không bị coi là trợ cấp như trường hợp chính phủ ấn định mức giá tối thiểu đối với nhà sản xuất thông qua việc duy trì hạn chế định lượng hay cơ chế thuế quan linh hoạt. Trong những trường hợp như vậy, chính phủ không có thiệt hại hay thua lỗ, do đó, biện pháp của chính phủ không chịu sự điều chỉnh của Điều XVI..
Theo Điều 1 của Hiệp định SCM, trợ cấp (subsidy) được định nghĩa như một khoản đóng góp tài chính trực tiếp hay gián tiếp của chính phủ (hay tổ chức nhà nước/công) của một nước thành viên mà khoản đóng góp đó đem lại lợi ích cho ngành (hay doanh nghiệp) được nhận trợ cấp.
Định nghĩa này gồm ba ý quan trọng: (i) một khoản đóng góp tài chính (ii) của một chính phủ (hay bất kỳ một tổ chức nhà nước/công nào) của một nước thành viên, và (iii) đem lại lợi ích cho ngành hay doanh nghiệp được nhận trợ cấp. Trợ cấp chỉ tồn tại khi cả ba yếu tố này cùng được thoả mãn.
a. Đóng góp tài chính: Hiệp định quy định rằng các trường hợp dưới đây được coi là có sự đóng góp tài chính:
(i) Chuyển vốn trực tiếp (như cấp phát, cho vay, đóng góp cổ phần) hay có khả năng chuyển vốn hay chuyển nghĩa vụ trực tiếp (ví dụ như bảo lãnh vay);
(ii) Chính phủ miễn hay không thu các khoản mà đáng lẽ ra đối tượng lien quan phải nộp (ví dụ như miễn, giảm thuế);



GYboya4N0F1pP44
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status