So sánh M & A và cổ phần hóa phân tích, đánh giá thực trạng M&A ở Việt nam trong những năm gần đây - pdf 27

Link tải luận văn miễn phí cho ae
. SO SÁNH M & A VÀ CỔ PHẦN HÓA:
1.1. Định nghĩa:
- M&A theo tiếng Anh có nghĩa là Merger & Acquisition (M&A) có nghĩa là sáp nhập và mua lại. M&A được hiểu là khi một công ty mua lại một phần hay toàn bộ cổ phần (phần vốn góp) của một công ty khác để giành quyền kiểm soát hay chi phối hoạt động của công ty đó
- Cổ phần hóa doanh nghiệp là quá trình chuyển đổi hình thức sở hữu, biến doanh nghiệp một chủ thành doanh nghiệp của nhiều chủ.
Theo Điều 154 Luật Doanh nghiệp 2005, Công ty trách nhiệm hữu hạn có thể được chuyển đổi thành công ty cổ phần.
- Cổ phần hóa Doanh nghiệp Nhà nước (CPH DNNN) là quá trình chuyển doanh nghiệp thuộc sở hữu Nhà nước sang hình thức công ty cổ phần thông qua quá trình chào bán các cổ phiếu chứng nhận quyền sở hữu DN cho các cổ đông
1.2. So sánh:
 Giống nhau:
1. Làm thay đổi chủ thể sở hữu vốn góp vào doanh nghiệp.
- Đối với hoạt động M&A: các chủ thể sở hữu vốn góp tại các doanh nghiệp bị mua lại/bị sáp nhập/bị hợp nhất sẽ phải chuyển giao toàn bộ hay 1 phần giá trị vốn góp cho các chủ thể sở hữu vốn góp tại doanh nghiệp mua lại/doanh nghiệp nhận sáp nhập/doanh nghiệp hợp nhất. (điều 17 Luật Cạnh Tranh 2004)
- Đối với hoạt động Cổ phần hóa: chủ thể sở hữu vốn góp tại doanh nghiệp trước khi cổ phần hóa sẽ phải chuyển giao toàn bộ hay 1 phần giá trị vốn góp cho các cổ đông mới tham gia mua lại cổ phần của doanh nghiệp sau khi cổ phần hóa. (điều 4 Nghị định 59/2011)
2. Nguyên tắc kế thừa quyền và nghĩa vụ:
- Đối với hoạt động M&A: chuyển toàn bộ tài sản, quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp sang công ty hợp nhất/công ty nhận sáp nhập/công ty mua lại. (điều 152, 153 Luật Doanh Nghiệp 2005)
- Đối với hoạt động Cổ phần hóa: công ty cổ phần được sử dụng toàn bộ tài sản, nguồn vốn đã nhận bàn giao, có nghĩa vụ kế thừa trách nhiệm với người lao động, trách nhiệm với các cơ quan liên quan. (điều 10 Nghị định 59/2011)
 Khác nhau:

Tiêu chí
M&A
Cổ phần hóa
1.Đối tượng
- Chưa có quy định về các đối tượng được và không được thực hiện. - Công ty trách nhiệm hữu hạn
(Điều 154, Luật Doanh Nghiệp 2005)
- Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ là công ty mẹ của Tập đoàn kinh tế; Tổng công ty nhà nước (kể cả Ngân hàng Thương mại nhà nước).
- Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ là doanh nghiệp thuộc các Bộ; cơ quan ngang Bộ; cơ quan thuộc Chính phủ; Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
- Doanh nghiệp 100% vốn nhà nước chưa chuyển thành công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên.
(Điều 2, Nghị định số 59/2011/NĐ-CP)


3oYU4eYTL2ffeF1
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status