Phát triển tín dụng bán lẻ tại Ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam chi nhánh tỉnh Bắc Giang - pdf 27

Link tải luận văn miễn phí cho ae
MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN i
LỜI CẢM ƠN ii
MỤC LỤC iii
DANH MỤC BẢNG vi
DANH MỤC BIỂU ĐỒ vii

1. MỞ ĐẦU 1
1.1 Tính cấp thiết của đề tài 1
1.2 Mục tiêu nghiên cứu của để tài 3
1.2.1 Mục tiêu chung 3
1.2.2 Mục tiêu cụ thể 3
1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3
1.3.1 Đối tượng nghiên cứu 3
1.3.2 Phạm vi nghiên cứu 4
2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 5
2.1 Cơ sở lý luận 5
2.1.1 Khái niệm, đặc điểm của ngân hàng thương mại 5
2.1.2 Các chức năng chủ yếu của ngân hàng thương mại 9
2.1.3 Tín dụng ngân hàng và các vấn đề có liên quan 12
2.1.4 Tín dụng bán lẻ và các vấn đề liên quan 18
2.1.5 Nhân tố ảnh hưởng đến phát triển tín dụng bán lẻ 24
2.2 Cơ sở thực tiễn 31
2.2.1 Sự cần thiết phải phát triển tín dụng bán lẻ của ngân hàng ở nước ta 31
2.2.2 Kinh nghiệm phát triển các sản phẩm tín dụng bán lẻ ngân hàng của một số nước trên thế giới 33
2.2.3 Kinh nghiệm phát triển hoạt động tín dụng bán lẻ tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam 37
3. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 39
3.1 Đặc điểm địa bàn nghiên cứu 39
3.1.1 Vài nét khái quát về tỉnh Bắc Giang 39
3.1.2 Khái quát về Chi nhánh BIDV Bắc Giang 41
3.2 Phương pháp nghiên cứu 52
3.2.1 Phương pháp thu thập số liệu 52
3.2.2 Phương pháp phân tích số liệu 52
4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 53
4.1 Thực trạng hoạt động tín dụng tại Chi nhánh BIDV Bắc Giang 53
4.1.1 Thực trạng công tác huy động vốn 53
4.1.2 Thực trạng hoạt động cho vay 55
4.2 Thực trạng phát triển sản phẩm tín dụng bán lẻ của Chi nhánh 59
4.2.1 Khái quát hoạt động tín dụng bán lẻ của Chi nhánh 59
4.2.2 Kết quả cung cấp các sản phẩm tín dụng bán lẻ của Chi nhánh 64
4.3 Đánh giá thực trạng tín dụng bán lẻ của chi nhánh BIDV Bắc Giang 73
4.3.1 Những thành tựu đạt được 73
4.3.2 Những hạn chế và nguyên nhân 77
4.4 Giải pháp phát triển sản phẩm tín dụng bán lẻ tại Chi nhánh BIDV Bắc Giang 84
4.4.1 Tăng cường thu hút khách hàng tiềm năng 84
4.4.2 Đẩy mạnh các hoạt động MarketingNgân hàng 85
4.4.3 Cải tiến, đa dạng hóa dịch vụ, sản phẩm tín dụng bán lẻ 86
4.4.4 Phát triển, mở rộng mạng lưới hoạt động của Ngân hàng 88
4.4.5 Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quan hệ khách hàng cá nhân 89
4.4.6 Nâng cao hình ảnh, vị thế của Ngân hàng 90
4.4.7 Tiếp tục tăng cường năng lực quản lý rủi ro 91
5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 93
5.1 Kết luận 93
5.2 Kiến nghị 95
TÀI LIỆU THAM KHẢO 99
PHỤ LỤC 101

1. MỞ ĐẦU

1.1 Tính cấp thiết của đề tài
Trong xu thế hội nhập và mở cửa thị trường tài chính như hiện nay, là một bộ phận có tầm quan trọng đặc biệt trong nền kinh tế, hệ thống Ngân hàng Việt Nam trong hơn 20 năm qua đã có sự phát triển toàn diện, bám sát mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội trong từng thời kỳ. Bên cạnh việc phát triển những dịch vụ mới như: tư vấn tài chính, bảo hiểm..., thì việc củng cố và phát triển hoạt động tín dụng Ngân hàng truyền thống vẫn là ưu tiên hàng đầu của nhiều Ngân hàng thương mại và được đầu tư có chiều sâu và rộng để các Ngân hàng tiếp tục giữ vững và mở rộng thị trường trong tương lai. Hoạt động tín dụng Ngân hàng góp phần tạo lập nguồn vốn và thu nhập ổn định cho các ngân hàng, phân tán rủi ro và là lĩnh vực ít chịu ảnh hưởng của chu kỳ kinh tế. Bên cạnh đó, hoạt động tín dụng Ngân hàng còn góp phần quan trọng trong việc mở rộng thị trường, nâng cao năng lực cạnh tranh, ổn định hoạt động cho ngân hàng. Đến nay, hầu hết các Ngân hàng thương mại hoạt động tại Việt Nam đều có định hướng tập trung phát triển hoạt động tín dụng Ngân hàng. Việc phát triển, đa dạng hoá hoạt động tín dụng Ngân hàng đã và đang trở thành một xu hướng tất yếu trong nền kinh tế thị trường tại Việt Nam và ngày càng chiếm vai trò quan trọng trong hoạt động kinh doanh của một ngân hàng. Phát triển hoạt động tín dụng truyền thống lên một tầm cao mới chính là sự tách bạch trong cách phân chia các loại hình tín dụng đó là tín dụng bán buôn và tín dụng bán lẻ. Trong khi hoạt động tín dụng bán buôn vẫn được duy trì thì việc hoạt động tín dụng bán lẻ đang là một xu hướng mới, ngày càng nhận được nhiều sự quan tâm từ các Ngân hàng thương mại (NHTM) trong nước (NHTM cổ phần và NHTM quốc doanh). Thực tế cho thấy Ngân hàng nào nắm bắt được cơ hội trong việc mở rộng và phát triển tín dụng bán lẻ đến đông đảo đối tượng khách hàng là các cá nhân, các hộ gia đình đang rất thiếu các dịch vụ tài chính sẽ dễ dàng chiếm lĩnh thị trường. Với việc phát triển hoạt động tín dụng bán lẻ, các Ngân hàng không chỉ có thị trường lớn hơn mà hiệu quả kinh tế cũng cao hơn nhờ các sản phẩm được đa dạng hoá và cung cấp với khối lượng lớn, doanh thu cao, phân tán được rủi ro kinh doanh, đồng thời mang lại cho Ngân hàng khả năng phát triển nhờ liên tục đổi mới và đa dạng hoá các sản phẩm của mình.
Trong 3 năm vừa qua, mặc dù gặp không ít khó khăn do khủng hoảng kinh tế, thắt chặt tín dụng tiêu dùng cũng như sự cạnh tranh khốc liệt từ các ngân hàng đã có kinh nghiệm về hoạt động tín dụng bán lẻ đặc biệt là khối NHTM cổ phần và NHTM nước ngoài song với sự cố gắng và nỗ lực của toàn hệ thống, sự tích cực triển khai nhiều giải pháp hoạt động tín dụng bán lẻ của BIDV vẫn đạt được mức tăng trưởng ổn định với 29.800 tỷ đồng dư nợ tín dụng bán lẻ năm 2010, tăng 46% so với năm 2009. Sang năm 2011, con số này đạt hơn 38.000 tỷ đồng, tăng trưởng 28% so với năm 2010, nâng tỷ trọng dư nợ tín dụng bán lẻ trên tổng dư nợ lên 14%. Hoạt động tín dụng bán lẻ được triển khai theo sát các chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước, theo đó tập trung cho vay phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh với tỷ trọng chiếm xấp xỉ 45% trên tổng dư nợ, cho vay phục vụ nhu cầu tiêu dùng thiết yếu (vay mua nhà khoảng 30%, cho vay tín chấp tiêu dùng chiếm 7% trong tổng dư nợ,…).
Nắm bắt được nhu cầu thực tế cũng như để đẩy mạnh sức cạnh tranh với các ngân hàng trên địa bàn, Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh tỉnh Bắc Giang đã triển khai các loại hình tín dụng bán lẻ đối với khách hàng là doanh nghiệp, cá nhân, hộ gia đình. Tuy nhiên, dư nợ tín dụng bán lẻ của Chi nhánh còn thấp, việc phát triển tín dụng trên địa bàn còn gặp nhiều khó khăn, số lượng sản phẩm triển khai còn hạn chế, tỷ trọng tín dụng vẫn thấp so với tổng dư nợ của ngân hàng. Mặt khác về công tác quảng cáo, marketing cũng như công tác phát triển mạng lưới tín dụng bán lẻ, nguồn nhân lực vẫn còn tồn tại những khó khăn, vướng mắc khách quan, chủ quan làm ảnh hưởng đến khả năng phát triển hoạt động tín dụng bán lẻ của Chi nhánh.
Xuất phát từ những vấn đề nghiên cứu khoa học và thực tiễn hoạt động kinh doanh đang diễn ra tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh tỉnh Bắc Giang như đã trình bày ở trên, tui đã tiến hành nghiên cứu đề tài “Phát triển tín dụng bán lẻ tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh tỉnh Bắc Giang”.
1.2 Mục tiêu nghiên cứu của để tài
1.2.1 Mục tiêu chung
Đề tài được chọn nhằm hướng đến phân tích để làm rõ những vấn đề đặt ra trong các hình thức tín dụng bán lẻ nhằm đề xuất các giải pháp góp phần phát triển tín dụng bán lẻ tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh tỉnh Bắc Giang (từ đây gọi tắt là Chi nhánh BIDV Bắc Giang ) một cách có hiệu quả.
1.2.2 Mục tiêu cụ thể
- Tổng quan lý luận và thực tiễn về tín dụng bán lẻ và phát triển tín dụng bán lẻ của các ngân hàng thương mại;
- Đánh giá thực trạng việc phát triển tín dụng bán lẻ tại Chi nhánh BIDV Bắc Giang ;
- Đề xuất phương hướng và giải pháp góp phần phát triển tín dụng bán lẻ tại Chi nhánh.
1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
1.3.1 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là hoạt động phát triển tín dụng bán lẻ tại Chi nhánh BIDV Bắc Giang .

1.3.2 Phạm vi nghiên cứu
- Về nội dung
Đề tài tập trung nghiên cứu một số nội dung chủ yếu sau:
+ Thực trạng hoat động phát triển tín dụng bán lẻ tại Chi nhánh BIDV Bắc Giang ;
+ Những vấn đề đặt ra trong việc phát triển tín dụng bán lẻ của Chi nhánh với các sản phẩm chủ yếu: Cho vay cá nhân, hộ gia đình sản xuất kinh doanh, cho vay hỗ trợ nhu cầu nhà ở, cho vay tiêu dùng tín chấp, cho vay mua ô tô, ....
- Về không gian và thời gian
Đề tài được tập trung nghiên cứu về phát triển tín dụng bán lẻ của Chi nhánh BIDV Bắc Giang trên địa bàn tỉnh Bắc Giang.
Số liệu được thu thập, phân tích và sử dụng trong 3 năm từ năm 2009 đến năm 2011.


551utT7S2212t0Q
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status