Tác động của ý thức, thái độ và phương pháp tự học đến kết quả học tập của sinh viên (nghiên cứu trường hợp sinh viên ngành Song ngữ Nga - Anh, trường ĐHKHXH&NV, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh - pdf 27

Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết nối
Miêu tả:Khảo sát và tìm hiểu tình hình tự học của sinh viên (SV) ngành Song ngữ Nga – Anh tại Trường Đại học khoa học xã hội và nhân văn (ĐH KHXH&NV), Đại học quốc gia – Hồ Chí Minh (Đại Học Quốc Gia-HCM); Phân tích các yếu tố về ý thức, thái độ và phương pháp tự học tác động đến kết quả học tập của SV; Đưa ra những đề xuất, giải pháp để tăng cường tính hiệu quả của hoạt động tự học của SV, góp phần nâng cao chất lượng dạy và học ngành Song ngữ Nga – Anh tại Trường ĐH KHXH&NV, Đại Học Quốc Gia-HCM.
Luận văn ThS. Đo lường và đánh giá trong giáo dục (chuyên ngành đào tạo thí điểm) -- Viện Đảm bảo chất lượng giáo dục. Đại học Quốc gia Hà Nội, 2013

MỞ ĐẦU …………...……………...……………...……………...………..
9
1. Lý do chọn đề tài nghiên cứu ……………………………………………. 9
2. Mục đích và mục tiêu nghiên cứu ….……………………………………. 11
3. Giới hạn và phạm vi nghiên cứu ………………………………………… 12
4. Câu hỏi nghiên cứu/ giả thuyết nghiên cứu ……………………………… 12
5. Đối tượng và khách thể nghiên cứu ……………………………………... 13
6. Phương pháp tiếp cận nghiên cứu ……………………………………….. 13
Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ TỔNG QUAN ………………………. 15
1.1. Một số thuật ngữ và khái niệm liên quan ……………...……………. 15
1.1.1. Tự học là gì? ……………...……………...……………...………... 15
1.1.1.1. Khái niệm “tự học” ...…………….....……………...………... 15
1.1.1.2. Ý thức tự học...……………...……………….……...………... 17
1.1.1.3. Thái độ tự học...……………...……………..............………... 18
1.1.1.4. Phương pháp tự học...……………...…………….....………... 19
1.1.1.5. Bản chất của tự học...……………...……………...…...……... 19
1.1.1.6. Vai trò của tự học...……………...……………...…………..... 20
1.1.1.7. Mục đích của tự học...……………...……………...…………. 21
1.1.1.8. Ý nghĩa của tự học...……………...……………...………........ 21
1.1.2. Tác động là gì? ……………...……………...……………...……… 23
1.1.3. Kết quả học tập ……………...……………...……………...……... 23
1.1.4. Tác động của tự học đến kết quả học tập ……………...………….. 24
1.2. Tổng quan nghiên cứu ….……………………………….…………… 24
1.3. Mô hình nghiên cứu của đề tài …………………………………….… 33
Tiểu kết Chương 1 ……………...…………………...……………...……… 36
Chương 2. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ……...…. 37
2.1. Giới thiệu chung về địa bàn nghiên cứu ………………….……….… 37
2.1.1. Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, ĐHQG-HCM ……... 37
2.1.2. Lịch sử hình thành Khoa Ngữ văn Nga …………….....……………... 37
2.2. Đặc điểm của mẫu nghiên cứu …………….....………………............ 39
2.3. Quy trình nghiên cứu xử lý thông tin …………….....………...…….. 40
2.4. Thiết kế công cụ điều tra khảo sát …………….....………………...... 41
2.5. Thử nghiệm và đánh giá công cụ khảo sát ……………...………...… 43
2.5.1. Thử nghiệm công cụ khảo sát ……………...…………………….….. 43
2.5.2. Đánh giá công cụ khảo sát……………...……………...………...…… 44
Tiểu kết Chương 2 ……………...…………………...……………...……… 46
Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ……………………………......…. 47
3.1. Thông tin chung về kết quả khảo sát …………….………...................... 47
3.2. Đánh giá độ tin cậy của thang đo …………….....…………...……........ 53
3.3. Kiểm định mô hình phân tích nhân tố …………….....……...…………. 54
3.4. Kiểm định mô hình phân tích hồi quy tuyến tính bội ………………….. 57
3.5. Kiểm định các giả thuyết nghiên cứu …………….....………................. 64
3.6. Tác động của ý thức, thái độ và phương pháp tự học đến kết quả học
tập của sinh viên kết quả khảo sát …………….....………….……............... 64
3.6.1. Ý thức tự học của sinh viên …………….............................................. 65
3.6.2. Thái độ tự học của sinh viên ……………............................................ 67
3.6.3. Phương pháp tự học của sinh viên ……………................................... 69
3.6.4. Mối tương quan giữa ý thức, thái độ và phương pháp tự học đến kết
quả học tập của sinh viên ………..……......................................................... 72
3.6.5. Đánh giá một số yếu tố khác tác động đến kết quả học tập của sinh
viên …………….....…………….....……………........................................... 74
Tiểu kết Chương 3 ……………...…………………...……………...……… 77
KẾT LUẬN VÀ MỘT SỐ GỢI Ý ĐỀ XUẤT ......................................... 78
TÀI LIỆU THAM KHẢO …………….....…………………..................... 85
PHỤ LỤC
Phụ lục 1. Phiếu khảo sát điều tra thử …………….………………..…........ 89
Phụ lục 2. Phiếu khảo sát chính thức …………….....……………................ 91
Phụ lục 3. Nội dung câu hỏi phỏng vấn sâu (dành cho sinh viên) …………. 93
Phụ lục 4. Nội dung câu hỏi phỏng vấn sâu (dành cho giảng viên) ……….. 95
Phụ lục 5. Nội dung câu hỏi phỏng vấn sâu (dành cho Ban Cố vấn học tập) 96
Phụ lục 6. Độ tin cậy của thang đo bằng hệ số Cronbach Alpha …….......... 97
Phụ lục 7. Phân tích nhân tố khám phá EFA ………………………............. 99
Phụ lục 8. Phân tích hồi quy tuyến tính bội ……........................................... 102
Phụ lục 9. Kết quả kiểm định một số nhân tố tác động ……......................... 103
Phụ lục 10. Bảng thống kê số liệu khảo sát ……........................................... 104
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài nghiên cứu
Tự học có vai trò quan trọng đối với con đường học vấn của mỗi cá nhân.
Tuy trong giáo dục nhà trường có sự hướng dẫn của người thầy, nhưng việc tự học
vẫn là yếu tố quyết định và còn là nhân tố trực tiếp trong việc nâng cao chất lượng
đào tạo của nhà trường.
Chủ tịch Hồ Chí Minh từng nói “học tập là một việc suốt đời,” “trong cách
học, phải lấy tự học làm cốt,” tự học có vai trò đặc biệt quan trọng, là một trong
những yếu tố quyết định tạo nên trí tuệ con người. Nếu thiếu sự nỗ lực tự học thì kết
quả học tập của người học không thể cao, cho dù điều kiện ngoại cảnh thuận lợi đến
mấy như có thầy giỏi, tài liệu hay, môi trường học tập tốt... Và với Bác, nguyên lý
và cách học được tóm gọn trong mấy câu sau: “Học ở trường, học trong
sách vở, học lẫn nhau và học dân.” [8] Trong thư gửi Hội thảo khoa học nghiên cứu
phát triển tự học, tự đào tạo tổ chức tại Hà Nội ngày 6/1/1998, nguyên Tổng bí thư
Đỗ Mười phát biểu: “Tự học, tự đào tạo là con đường phát triển suốt cuộc đời của
mỗi người, trong điều kiện kinh tế – xã hội nước ta hiện nay và cả mai sau đó cũng
là truyền thống quý báu của người Việt Nam và dân tộc Việt Nam. Chất lượng và
hiệu quả giáo dục được nâng cao khi tạo ra được năng lực sáng tạo của người học,
khi biến được quá trình giáo dục thành quá trình tự giáo dục. Qui mô của giáo dục
được mở rộng khi có phong trào toàn dân tự học.” Điều đó lại khẳng định thêm vai
trò của việc tự học.
Điều 40 của Luật Giáo dục 2005 (được thông qua tại kỳ họp thứ 7 của Quốc
hội khóa XI ngày 14/6/2005) nêu rõ: “Phương pháp đào tạo trình độ cao đẳng, trình
độ đại học phải coi trọng việc bồi dưỡng ý thức tự giác trong học tập, năng lực tự
học, tự nghiên cứu, phát triển tư duy sáng tạo, rèn luyện kỹ năng thực hành, tạo điều
kiện cho người học tham gia nghiên cứu, thực nghiệm, ứng dụng.” Trước tầm quan trọng của việc tự học, Thủ tướng chính phủ đã phê duyệt Đề
án Xây dựng xã hội học tập giai đoạn 2012-20201 với quan điểm chỉ đạo: “Trong xã
hội học tập, mọi cá nhân có trách nhiệm học tập thường xuyên, suốt đời, tận dụng
mọi cơ hội học tập để làm người công dân tốt; có nghề, lao động với hiệu quả ngày
càng cao; học cho bản thân và những người xung quanh hạnh phúc; học để góp
phần phát triển quê hương, đất nước và nhân loại,” với trọng tâm “đổi mới phương
pháp dạy học, đổi mới kiểm tra đánh giá trong các trường phổ thông, các trường đại
học, cao đẳng nhằm giúp cho học sinh, sinh viên tinh thần ham học, năng lực tự
học, khả năng nghiên cứu để họp tập suốt đời có hiệu quả.”
Ý thức tự học và tự chịu trách nhiệm về kết quả học tập của người học đã
được xác lập rõ với sự ra đời của học thuyết lấy “người học làm trung tâm”
(student-centred education) của Tudor (1996) [41]. Nghĩa là, người học cần năng
động trong học tập và nghiên cứu để có thể đáp ứng yêu cầu cao của việc học tập ở
bậc đại học. Điều này có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong công tác đào tạo theo
học chế tín chỉ đã và đang được triển khai trong toàn bộ hệ thống giáo dục đại học
tại Việt Nam.
Theo hình thức đào tạo theo học chế tín chỉ, SV là trung tâm của quá trình
đào tạo; ngoài kiến thức GV truyền đạt trên lớp, SV cần tự học, tự nghiên cứu
thêm tài liệu. Việc tự học của SV giữ vai trò rất quan trọng và là nhân tố trực tiếp
nâng cao chất lượng đào tạo ở các trường đại học. Bên cạnh đó, việc tự học còn góp
phần nâng cao hoạt động trí tuệ của SV trong việc tiếp thu và hiểu tri thức mới, rèn
luyện cho SV cách độc lập suy nghĩ, độc lập giải quyết các vấn đề khó khăn trong
quá trình học; giúp SV tự tin hơn trong việc lựa chọn nghề nghiệp trong tương lai;
và thúc đẩy lòng ham học, ham hiểu biết để vươn tới đỉnh cao của tri thức khoa học.
Trong thời gian 7 năm thực hiện chuyển đổi từ học chế niên chế sang học
chế tín chỉ, Trường ĐH KHXH&NV, ĐHQG-HCM2 luôn xác định SV là trung tâm
của quá trình đào tạo; luôn yêu cầu SV năng động trong học tập cũng như nghiên
cứu khoa học. Đào tạo theo học chế tín chỉ 7 năm qua, Trường ĐH KHXH&NV,
ĐHQG-HCM đã gặt hái được nhiều thành công, nhưng cũng đối mặt không ít khó
khăn. Bảy năm là đủ dài để nhìn nhận lại hoạt động tự học của SV đang theo học tại
trường, nhằm đánh giá hiệu quả của hoạt động tự học đối với sự thành công của SV
trong hệ đào tạo này.
Liệu ý thức tự giác trong học tập, năng lực tự học, tự nghiên cứu và phát
triển tư duy sáng tạo của SV ngành song ngữ Nga – Anh có thực sự được nâng cao
không? Liệu có phải do đặc thù của chương trình song ngữ nên khối lượng chương
trình đào tạo nặng và vì vậy mà đòi hỏi năng lực tự học của SV cao hơn so với năng
lực tự học của SV các chương trình khác hay không? Để tìm hiểu những vấn đề này,
chúng tui đã chọn đề tài “Tác động của ý thức, thái độ và phương pháp tự học đến
kết quả học tập của sinh viên” (Nghiên cứu trường hợp sinh viên ngành Song ngữ
Nga – Anh, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia
Thành phố Hồ Chí Minh) để tiến hành nghiên cứu.
2. Mục đích và mục tiêu nghiên cứu
2.1. Mục đích nghiên cứu
Mục đích của đề tài là nghiên cứu các yếu tố tác động đến kết quả học tập
của SV ngành Song ngữ Nga – Anh, trên cơ sở đó đề xuất những giải pháp nhằm
tăng cường tính hiệu quả trong hoạt động tự học của đối tượng này, góp phần đảm
bảo và nâng cao chất lượng dạy và học tại Trường ĐH KHXH&NV, ĐHQG-HCM.
2.2. Mục tiêu nghiên cứu
Để thực hiện mục đích trên, đề tài có các mục tiêu cụ thể như sau:
(1) Khảo sát và tìm hiểu tình hình tự học của SV ngành Song ngữ Nga – Anh tại
Trường ĐH KHXH&NV, ĐHQG-HCM;
(2) Phân tích các yếu tố về ý thức, thái độ và phương pháp tự học tác động đến
kết quả học tập của SV;
(3) Đưa ra những đề xuất, giải pháp để tăng cường tính hiệu quả của hoạt động
tự học của SV, góp phần nâng cao chất lượng dạy và học ngành Song ngữ
Nga – Anh tại Trường ĐH KHXH&NV, ĐHQG-HCM.
3. Giới hạn và phạm vi nghiên cứu
3.1. Giới hạn nghiên cứu
Trường ĐH KHXH&NV, ĐHQG-HCM hiện có 27 khoa/bộ môn, với tổng số
13.864 SV và 502 GV3. Giới hạn nghiên cứu của đề tài là ở Khoa Ngữ văn Nga với
294 SV và 14 GV triển khai chương trình đào tạo song ngữ duy nhất tại Trường.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi nghiên cứu của đề tài được giới hạn ở chương trình đào tạo Song
ngữ Nga – Anh tại Khoa Ngữ văn Nga của Trường ĐH KHXH&NV, ĐHQG-HCM.
4. Câu hỏi nghiên cứu/ giả thuyết nghiên cứu
4.1. Câu hỏi nghiên cứu:
Đề tài được triển khai nghiên cứu nhằm tìm câu trả lời cho các câu hỏi sau:
(1) SV ngành Song ngữ Nga – Anh tại Trường ĐH KHXH&NV, ĐHQG-HCM
tổ chức việc tự học như thế nào?
(2) Ý thức, thái độ và phương pháp tự học của SV ngành Song ngữ Nga – Anh
tại Trường ĐH KHXH&NV, ĐHQG-HCM có tác động như thế nào đến kết
quả học tập của họ?
(3) Các đề xuất, giải pháp nào có thể được áp dụng để tăng cường tính hiệu quả
của hoạt động tự học của SV, góp phần nâng cao chất lượng dạy và học
ngành Song ngữ Nga – Anh tại Trường ĐH KHXH&NV, ĐHQG-HCM?
4.2. Giả thuyết nghiên cứu
i) Ý thức tự học của SV ngành Song ngữ Nga – Anh càng cao thì kết quả học
tập của SV càng cao.
ii) Thái độ tự học của SV ngành Song ngữ Nga – Anh càng tích cực thì kết quả
học tập của SV càng cao.
iii) Phương pháp tự học của SV ngành Song ngữ Nga – Anh càng tốt thì kết
quả học tập của SV càng cao.
5. Đối tượng và khách thể nghiên cứu
5.1. Đối tượng nghiên cứu
Các yếu tố về ý thức, thái độ, phương pháp tự học và kết quả học tập của SV
ngành Song ngữ Nga – Anh, Trường ĐH KHXH&NV, ĐHQG-HCM.
5.2. Khách thể nghiên cứu
SV đang theo học ngành Song ngữ Nga – Anh tại Khoa Ngữ văn Nga, GV
giảng dạy ngành Song ngữ Nga – Anh tại Khoa Ngữ văn Nga, và Ban Cố vấn học
tập của Trường ĐH KHXH&NV, ĐHQG-HCM.
6. Phương pháp tiếp cận nghiên cứu
Đề tài sử dụng kết hợp các phương pháp nghiên cứu định tính và định lượng.
6.1. Phương pháp nghiên cứu định tính
Phương pháp hồi cứu tài liệu: Luận văn thực hiện sưu tầm và nghiên cứu các
tài liệu lý luận và các kết quả nghiên cứu thực tiễn (bài báo, tạp chí, luận văn, các đề
tài nghiên cứu trong và ngoài nước) về các vấn đề có liên quan đến đề tài. Các tư
liệu này được nghiên cứu, phân tích, hệ thống hóa sử dụng trong đề tài và sắp xếp
thành thư mục tham khảo.
Phỏng vấn sâu: Đề tài tiến hành phỏng vấn thay mặt Ban Cố vấn học tập, GV
và 10% SV trong danh sách chọn mẫu thuận tiện (mẫu không ngẫu nhiên) nhằm thu
thập thêm thông tin cho những câu hỏi mở, thông tin thu về sẽ được tổng hợp, phân
loại để làm trích dẫn trong luận văn nhằm làm sáng rõ thêm vấn đề nghiên cứu.

6.2. Phương pháp nghiên cứu định lượng
Điều tra bằng phiếu hỏi: Đề tài nghiên cứu sử dụng phiếu hỏi để thu thập
thông tin về hoạt động tự học của SV đang theo học ngành Song ngữ Nga – Anh.
Những dữ liệu, thông tin thu được từ phiếu phản hồi được xử lý bằng phầm mềm
SPSS có kiểm tra lại độ tin cậy mà thông tin thu về và dựa trên những kết quả đã
được xử lý, sẽ phân tích, tổng hợp, so sánh đối chiếu để đánh giá tác động của ý
thức, thái độ và phương pháp tự học của SV đến kết quả học tập.
Cách thức chọn mẫu: Đề tài sẽ thực hiện chọn mẫu tổng thể toàn bộ SV đang
theo học ngành Song ngữ Nga – Anh tại Trường ĐH KHXH&NV, ĐHQG-HCM
trong năm học 2012-2013, với tổng số SV đang theo học là 294 SV, trong đó có 84
SV năm thứ nhất, 59 SV năm thứ hai, 58 SV năm thứ ba, 40 SV năm thứ tư và 53
SV năm thứ năm.

Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ TỔNG QUAN
1.1. Một số thuật ngữ và khái niệm liên quan
1.1.1. Tự học là gì?
1.1.1.1. Khái niệm “tự học”
Tuy đã được nghiên cứu từ lâu nhưng thuật ngữ tự học (auto-didacticism/
learner autonomy/ autonomous learning/ self-instruction/ self-study/ self-access/
self-direction/ self-directed learning/ self-planned learning/ self-education,…) lại là
một thuật ngữ gây nhiều tranh luận, và đôi khi các nhà giáo dục học và ngôn ngữ
học không thể thống nhất hoàn toàn với nhau về định nghĩa tự học là thế nào. Đối
với một số nhà giáo dục như Holec (1981) [31] và Dickinson (1987) [27], việc phân
biệt các thuật ngữ này là cần thiết; đối với một số nhà giáo dục trong đó có Knowles
(1976) [33], những thuật ngữ này không có khác biệt lớn về ý nghĩa được truyền tải
cũng như nội dung công việc được mô tả.
Một số nhà nghiên cứu giáo dục nổi tiếng trên thế giới đã định nghĩa về tự
học như sau:
i) Tự học tìm hiểu mối quan hệ giữa người biết và cái được biết đến, để hiểu
được hình thức và bản chất của thực tế là những gì. (Kuzmik & Bloom,
2008: 207) [34]
ii) Tự học có thể được coi là một sự khởi đầu từ giáo dục như một nỗ lực xã hội
hướng tới việc phân bổ lại năng lực tham gia vào việc xây dựng kiến thức và
vai trò của người học trong quá trình học. (Thanasoulas, 2000: 2) [40]
iii) Tự học là sự nhận thức về quyền của người học trong hệ thống giáo dục.
(Benson, 1997: 29) [24]
iv) Tự học là vấn đề về mối tương quan tâm lý của người học với quá trình và
nội dung học. (Little, 1990: 7) [35]
v) Tự học thể hiện ý chí và khả năng của người học nhằm kiểm soát và giám sát
quá trình học. (Gathercole, 1990: 16) [29]
vi) Tự học là tình huống trong đó người học hoàn toàn chịu trách nhiệm về mọi
quyết định liên quan đến việc học và thực hiện những quyết định đó.
(Dickinson, 1987: 11) [27]
vii) Tự học là khả năng tự chịu trách nhiệm cho việc học của chính mình. (Holec,
1981: 3) [31]
viii) Tự học được xem như là một quá trình, trong đó người học, có hay không có
sự giúp đỡ của người khác, trong việc xác định nhu cầu học tập của mình, xây
dựng mục tiêu học tập, nhìn nhận những phương tiện hỗ trợ học tập, chọn lựa
và triển khai thực hiện hiệu quả chiến lược học tập, cũng như đánh giá kết quả
học tập. (Knowles, 1976: 18) [33]
Còn các nhà nghiên cứu, học giả, nhà giáo dục Việt Nam đã đưa ra những
định nghĩa về tự học dựa trên nhiều góc độ nghiên cứu khác nhau:
Dưới góc độ nghiên cứu hoạt động tự học như là hoạt động nghiên cứu, với
sự giúp đỡ gián tiếp của người dạy, thực nghiệm trên mô hình đào tạo giáo viên, tác
giả Nguyễn Cảnh Toàn (1997: 59-60) [14] cho rằng: “Tự học là tự mình động não,
suy nghĩ, sử dụng các năng lực trí tuệ như quan sát, so sánh, phân tích, tổng hợp…
và có khi cả cơ bắp khi phải sử dụng công cụ, cùng các phẩm chất của mình rồi cả
động cơ, tình cảm, cả nhân sinh quan, thế giới quan như tính trung thực, khách
quan, ý chí tiến thủ không ngại khó, ngại khổ, kiên trì, nhẫn nại, lòng say mê khoa
học… để chiếm lĩnh một lĩnh vực hiểu biết nào đó.”
Dưới góc độ nghiên cứu hoạt động tự học như là một hình thức tổ chức hoạt
động dạy học ở đại học, tác giả Lưu Xuân Mới (2000: 276) [11] cho rằng: “Tự học
là hình thức hoạt động nhận thức của cá nhân nhằm nắm vững hệ thống tri thức và
kĩ năng do chính SV tiến hành ở trên lớp, ở ngoài lớp theo hay không theo chương
trình và sách giáo khoa đã được quy định. Tự học là một hình thức tổ chức dạy học

4YXWytv78l08meS
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status