Tác động của hoạt động ngoại khóa đến tính tích cực học tập của học sinh trung học phổ thông (Nghiên cứu trường hợp tại Trường THPT Châu Văn Liêm, thành phố Cần Thơ) - pdf 27

Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết nối
Luận văn ThS. Đo lường và đánh giá trong giáo dục (Chuyên ngành đào tạo thí điểm) -- Viện Đảm bảo chất lượng giáo dục. Đại học Quốc gia Hà Nội, 2013
MỞ ĐẦU ................................................................................................................1
1. Lý do chọn đề tài .............................................................................................1
2. Mục đích nghiên cứu của đề tài........................................................................2
3. Đối tượng nghiên cứu và khách thể nghiên cứu................................................3
4. Câu hỏi nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu ...................................................3
5. Phương pháp nghiên cứu..................................................................................3
6. Phạm vi nghiên cứu của đề tài.........................................................................4
7. Đóng góp mới của đề tài ..................................................................................5
8. Kết cấu luận văn ..............................................................................................5
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN .............................................................................6
1.1. Một số vấn đề lý luận cơ bản về hoạt động ngoại khóa và tính tích cực học
tập........................................................................................................................6
1.1.1. Một số vấn đề lý luận cơ bản về hoạt động ngoại khoá ...........................6
1.1.1.1. Định nghĩa hoạt động ngoại khoá .....................................................6
1.1.1.2. Mục tiêu của hoạt động ngoại khóa ..................................................7
1.1.1.3. Đặc điểm của hoạt động ngoại khoá .................................................7
1.1.1.4. Nội dung của hoạt động ngoại khóa .................................................8
1.1.1.5. Hình thức của hoạt động ngoại khóa ................................................9
1.1.1.6. Quy trình tổ chức hoạt động ngoại khóa. ........................................10
1.1.1.7. Tác dụng của hoạt động ngoại khoá ...............................................12
1.1.2. Một số vấn đề lý luận cơ bản về tính tích cực học tập ...........................14
1.1.2.1. Khái niệm tính tích cực học tập ......................................................14
1.1.2.2. Biểu hiện của tính tích cực học tập.................................................19
1.1.2.3. Phân loại tính tích cực học tập........................................................24
1.2. Tổng quan các nghiên cứu liên quan đến đề tài ...........................................25
1.2.1. Các công trình nghiên cứu về tác động của hoạt động ngoại khóa đến
tính tích cực học tập .......................................................................................26
1.2.1.1. Các công trình ở nước ngoài nghiên cứu về tác động của hoạt động
ngoại khóa đến tính tích cực học tập ...........................................................26
1.2.1.2. Các công trình ở Việt Nam nghiên cứu về tác động của hoạt động
ngoại khóa đến tính tích cực học tập ...........................................................28

1.2.2. Các công trình nghiêu cứu về tính tích cực học tập ...............................30
1.2.2.1. Các công trình ở ngoài nước nghiên cứu về tính tích cực học tập ...30
1.2.2.2. Các công trình ở Việt Nam nghiên cứu về tính tích cực học tập .....33
1.3. Mô hình nghiên cứu ....................................................................................39
CHƯƠNG 2: BỐI CẢNH NGHIÊN CỨU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.43
2.1. Sơ lược về địa bàn nghiên cứu ....................................................................43
2.1.1. Giới thiệu lịch sử hình thành và phát triển của Trường trung học phổ
thông Châu Văn Liêm, Thành phố Cần Thơ ...................................................43
2.1.2. Những đặc điểm tiêu biểu của trường ...................................................44
2.1.2.1. Thông tin chung .............................................................................44
2.1.2.2. Thành tích của trường ....................................................................45
2.1.2.3. Hoạt động ngoại khoá ở Trường trung học phổ thông Châu Văn
Liêm, Thành phố Cần Thơ ..........................................................................46
2.2. Phương pháp nghiên cứu.............................................................................49
2.2.1. Thiết kế nghiên cứu ..............................................................................49
2.2.2. Quy trình nghiên cứu............................................................................51
2.2.3. Nghiên cứu sơ bộ..................................................................................52
2.2.4. Nghiên cứu chính thức..........................................................................54
2.2.5. Xây dựng thang đo ...............................................................................55
2.2.6. Cách chọn mẫu .....................................................................................60
CHƯƠNG 3: NHỮNG ẢNH HƯỞNG CỦA HOẠT ĐỘNG NGOẠI KHÓA TỚI
TÍNH TÍCH CỰC HỌC TẬP CỦA HỌC SINH TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ
THÔNG CHÂU VĂN LIÊM, THÀNH PHỐ CẦN THƠ.......................................62
3.1. Đặc điểm nhân khẩu học mẫu nghiên cứu ...................................................62
3.2. Đánh giá thang đo .......................................................................................63
3.2.1. Kiểm định thang đo ..............................................................................65
3.2.2. Phân tích nhân tố ..................................................................................67
3.2.2.1. Kết quả phân tích nhân tố lần 1 ......................................................68
3.2.2.2. Kết quả phân tích nhân tố lần 2 .....................................................70
3.2.2.3. Phân tích nhân tố lần 3 ...................................................................71
3.3. Phân tích ANOVA sự khác biệt về mức tác động của hoạt động ngoại khóa
đến tính tích cực học tập của học sinh thông qua các biến nhân khẩu học ..........77
3.4. Mô tả các biến thành phần của tính tích cực học tập chịu sự tác động của hoạt
động ngoại khóa.................................................................................................78
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ........................................................................83
TÀI LIỆU THAM KHẢO .....................................................................................89
PHỤ LỤC..............................................................................................................93 1. Lý do chọn đề tài
Thế kỉ XXI, thế kỉ của nền văn minh trí tuệ với tốc độ phát triển mạnh
mẽ trong các lĩnh vực khoa học và công nghệ. Nước ta đang đứng trước cơ
hội và thách thức to lớn để thực hiện thành công sự nghiệp công nghiệp hóa –
hiện đại hóa. Xu thế phát triển của thời đại và công cuộc xây dựng đất nước
đòi hỏi chúng ta phải đào tạo được nguồn nhân lực có chất lượng cao. Vì thế,
Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX đã khẳng định Giáo dục – Đào tạo là quyết
sách hàng đầu. Phát triển Giáo dục là một trong những động lực quan trọng
thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, là điều kiện để phát huy
nguồn lực con người – yếu tố cơ bản để phát triển xã hội. Muốn đào tạo
nguồn lực con người đáp ứng với yêu cầu phát triển của xã hội cần quan
tâm đến nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho HS để HS phát triển
thành những con người năng động, sáng tạo, lành mạnh về thể chất lẫn tinh
thần. Một trong những yếu tố tác động đến chất lượng giáo dục của nhà
trường phổ thông là các HĐNK trong nhà trường.
Nói về giáo dục toàn diện, Rabơle (1494 – 1553) nhà tư tưởng, nhà giáo
dục thời kỳ Phục Hưng đã nhấn mạnh “Việc giáo dục phải bao hàm cả nội
dung trí dục, đạo đức, thể chất, thẩm mỹ…ngoài việc học ở nhà, còn có các
buổi tham quan các xưởng thợ, các cửa hàng, tiếp xúc với các nhà văn, các
nghị sĩ, đặc biệt là mỗi tháng một lần thầy và trò về sống ở nông thôn một
ngày.” (Rabơle in Dũng 2007)
Hay nhà giáo dục Xô Viết lỗi lạc Makarenco (1888 – 1939), cũng đã
từng nói “tui kiên trì nói rằng các vấn đề giáo dục, phương pháp giáo dục
không thể hạn chế trong các vấn đề giảng dạy, lại càng không thể để cho quá
trình giáo dục chỉ thực hiện trên lớp học mà đáng ra phải là trên mỗi mét
vuông của đất nước ta… Nghĩa là trong bất kì hoàn cảnh nào cũng không được quan niệm rằng công tác giáo dục chỉ được tiến hành trong lớp” (Rabơle
in Dũng 2007)
Những ý kiến trên đã khẳng định tầm quan trọng của HĐNK trong giáo
dục phổ thông, tuy nhiên xuất phát từ thực tế công tác ở Thành phố Cần Thơ,
tui thấy có nhiều ý kiến khác nhau của giáo viên nơi đây về sự ảnh hưởng của
HĐNK tới HSTHPT như:
HĐNK có tác động TC đến HSTHPT: giúp các em có khả năng tiếp thu
kiến thức môn học tốt, tạo thái độ học tập TC, rèn các kỹ năng cần thiết cho
các em, góp phần hình thành nhân cách của HS.
Lại có ý kiến cho rằng HĐNK trong nhà trường phổ thông chưa được
tiến hành một cách đồng bộ, hình thức hoạt động còn đơn điệu, công tác kiểm
tra thi đua, khen thưởng chưa kịp thời, hoạt động này chiếm nhiều thời gian,
tiền bạc của HS, thậm chí nó còn gây nguy hiểm cho các em. HĐNK chưa
mang lại hiệu qủa thực sự cho quá trình giáo dục – đào tạo trong nhà trường.
Vì vậy, nhằm đưa ra một quan điểm đầy đủ, đúng đắn về tác động của
HĐNK tới TTCHT của HSTHPT để tìm ra những giải pháp tổ chức các
HĐNK có ảnh hưởng TC đến HSTHPT, thu hút HS tham gia với niềm ham
mê, tự nguyện, thực sự phát huy được tính sáng tạo, TC học tập đồng thời
hình thành được các kỹ năng cần thiết trong học tập, trong cuộc sống cho HS.
Trên cơ sở đó, tui chọn đề tài “Tác động của hoạt động ngoại khóa đến tính
tích cực học tập của học sinh trung học phổ thông” (Nghiên cứu trường
hợp tại Trường THPT Châu Văn Liêm, Thành phố Cần Thơ).
2. Mục đích nghiên cứu của đề tài
Mục đích của nghiên cứu nhằm khảo sát và phân tích tác động của
HĐNK đến TTCHT của HS Trường THPT Châu Văn Liêm, Thành phố Cần
Thơ. 3. Đối tượng nghiên cứu và khách thể nghiên cứu
– Đối tượng nghiên cứu
HĐNK và TTCHT của HS trường THPT.
– Khách thể nghiên cứu
HS và GV Trường THPT Châu Văn Liêm, Thành phố Cần Thơ.
4. Câu hỏi nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu
– Câu hỏi nghiên cứu
Câu 1: HĐNK có tác động như thế nào đến TTCHT của HS Trường
THPT Châu Văn Liêm, Thành phố Cần Thơ?
Câu 2: Có sự tương đồng hay khác biệt về TTCHT giữa HS nam và HS
nữ, giữa HS các khối lớp, giữa HS học các chương trình học sau khi tham gia
HĐNK?
– Giả thuyết nghiên cứu
H1: HĐNK có tác động đến TTCHT của học sinh Trường THPT Châu
Văn Liêm, Thành phố Cần Thơ qua các biểu hiện Khả năng chủ động,
Phương pháp học tập, Ý thức học tập và khả năng vận dụng.
H2: Có sự khác biệt về TTCHT giữa HS nam và HS nữ, giữa HS các
khối lớp, giữa HS học các chương trình học sau khi tham gia HĐNK.
5. Phương pháp nghiên cứu
Đề tài sử dụng kết hợp nhiều phương pháp nghiên cứu. Cụ thể:
– Hồi cứu tài liệu: Các bài viết trên các tạp chí, sách, đề tài nghiên cứu
..v..v liên quan đến đề tài để xây dựng cơ sở lý luận cho đề tài.
– Nghiên cứu định tính: Thông qua phương pháp phỏng vấn sâu 20 đối
tượng (02 cán bộ quản lý giáo dục, 12 HS, 06 GV) để điều chỉnh các thuật
ngữ trong thang đo cho phù hợp. – Nghiên cứu định lượng: Thông qua phương pháp nghiên cứu định lượng
sơ bộ với mẫu là 30 HS để đánh giá thang đo nháp, điều chỉnh thang đo nháp
thành thang đo chính thức. Phương pháp nghiên cứu định lượng chính thức
thông qua phiếu khảo sát với kích thước mẫu là 540 HS.
6. Phạm vi nghiên cứu của đề tài
Khi HS tham gia rèn luyện, học tập tại trường THPT thì sẽ có nhiều yếu
tố tác động, ảnh hưởng tới các em như: yếu tố gia đình, yếu tố phương pháp
giảng dạy của GV, yếu tố HĐNK, yếu tố môi trường học, yếu tố bản
thân…nhưng ở đây tác giả đề tài chỉ tập trung vào nghiên cứu tác động của
HĐNK đến TTCHT của HS.
Đề tài chọn địa bàn thực hiện tại Trường THPT Châu Văn Liêm số 58
Ngô Quyền, Phường An Cư, Quận Ninh Kiều, Thành phố Cần Thơ, năm học
2011 – 2012. Đây là nơi tui đang công tác vì thế sẽ rất thuận lợi cho tui trong
việc điều tra, khảo sát, thu thập số liệu.
Đối tượng nghiên cứu: HĐNK và TTCHT của HS trường THPT.
Phương pháp nghiên cứu: Tác giả kết hợp phương pháp nghiên cứu định
tính với phương pháp nghiên cứu định lượng, cụ thể: Phương pháp nghiên cứu
định tính thông qua phương pháp phỏng vấn sâu 20 đối tượng (02 cán bộ quản
lý giáo dục, 12 HS, 06 GV) để điều chỉnh các thuật ngữ trong thang đo cho
phù hợp; phương pháp nghiên cứu định lượng sơ bộ với mẫu là 30 HS để
đánh giá thang đo nháp, điều chỉnh thang đo nháp thành thang đo chính thức.
Phương pháp nghiên cứu định lượng chính thức thông qua phiếu khảo sát với
kích thước mẫu là 540 HS.
Giới hạn cơ sở lý luận: Đề tài dựa trên các nghiên cứu ở nước ngoài cũng
như ở Việt Nam về HĐNK, về TTCHT của HS, tác động của HĐNK đến
TTCHT của HS để xây dựng cơ sở lý luận cho nghiên cứu của mình. 7. Đóng góp mới của đề tài
Đề tài nghiên cứu cho thấy HĐNK có tác động như thế nào đến TTCHT
của HS THPT. Đồng thời, nghiên cứu cũng chỉ ra sự khác biệt giữa HS nam
và HS nữ, HS học chương trình cơ bản và HS học chương trình khoa học tự
nhiên hay HS giữa các khối lớp về TTCHT sau khi tham gia HĐNK.
8. Kết cấu luận văn
Ngoài phần mở đầu, phần kết luận và khuyến nghị, danh mục tài liệu tham
khảo, phụ lục, luận văn gồm có ba chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận
Chương 2: Bối cảnh nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu
Chương 3: Những ảnh hưởng của hoạt động ngoại khóa tới tính tích cực học
tập của học sinh Trường THPT Châu Văn Liêm, Thành phố Cần Thơ


U8Ti47bP8dTrK3i

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status