Một số yếu tố ảnh hưởng đến việc chọn học ngành nông lâm ngư nghiệp - Trường Đại học Nông lâm Thành phố Hồ Chí Minh - pdf 27

Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết nối
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Cùng với sự phát triển theo định hướng công nghiệp hóa hiện đại hóa, phần lớn xã
hội lại không nhận thấy được vai trò của nông nghiệp, tầm quan trọng của nhóm ngành
NLNN. Điều này biểu hiện rõ nét qua tình hình tuyển sinh những năm gần đây đối với
các ngành thuộc nhóm ngành NLNN. Trường Đại học Nông Lâm TPHCM là một trong
những trường có bề dày về đào tạo các ngành trong nhóm ngành NLNN. Do đó, tỉ lệ thí
sinh lựa chọn học một số ngành thuộc nhóm ngành NLNN tương đối cao. Tuy nhiên, ở
một số ngành thuộc nhóm ngành trên đang có xu hướng tỉ lệ thí sinh lựa chọn học thấp
hơn so với các nhóm ngành ngoài NLNN. Vậy làm thế nào để có thể thu hút sự quan
tâm, duy trì và ngày càng gia tăng số lượng học sinh lựa chọn học ngành NLNN của
trường Đại học Nông Lâm TPHCM? Để trả lời được câu hỏi trên, thiết nghĩ cần thiết
phải tìm hiểu các các yếu tố nào đã ảnh hưởng đến việc chọn học ngành NLNN của sinh
viên, từ đó có thể đưa ra những giải pháp tác động nhằm thu hút số lượng học sinh quan
tâm đến nhóm ngành NLNN ngày càng nhiều hơn.
Liên quan đến việc nghiên cứu về yếu tố ảnh hưởng đến việc chọn ngành nghề và
chọn trường đã có rất nhiều các công trình nghiên cứu của các tác giả nước ngoài:
nghiên cứu của Michael Brochert (2002)đã khẳng định yếu tố cá nhân là yếu tố có ảnh
hưởng quan trọng nhất đến việc chọn ngành nghề. Ngược lại với kết quả nghiên cứu
này, công trình nghiên cứu của Bromley H.Kniventon (2004) lại khẳng định yếu tố về
gia đình và nhà trường là hai yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến việc chọn nghề của học
sinh. Đặc biệt, nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến việc chọn học ngành nông
nghiệp của tác giả F.M.Onu & Michael E.Ikehi (2013) cho thấy: sở thích cá nhân, c ơ
hội công việc và nghề nghiệp trong tương lai là các yếu tố ảnh hưởng đến việc chọn
học ngành nông nghiệp. Liên quan gần với nghiên cứu này, một công trình nghiên cứu
khác của Blannie & Levon T.Esters lại cho rằng cha mẹ, người giám hộ và bạn bè là
những người có ảnh hưởng đến việc chọn ngành nghề của sinh viên.
Kế thừa các công trình nghiên cứu nước ngoài, trong nước có một số nghiên
cứu của các tác giả: kết quả nghiên cứu của Nguyễn Thị Lan Hương (2012) cho
thấy cơ hội nghề nghiệp, cơ hội đào tạo liên thông và sự tác động của đối tượng
tham chiếu là ba yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến động cơ chọn ngành Quản trị
doanh nghiệp của sinh viên. Nghiên cứu của tác giả Trương Thị Hoa (2011) cho
thấy năng lực của cá nhân là yếu tố có mức ảnh hưởng cao nhất trong các yếu tố gia
đình, thầy cô, phương tiện thông tin đại chúng, ý kiến của bạn bè. Tổng hợp kết quả
nghiên cứu của hai nghiên cứu trên, nghiên cứu của Lê Thị Thùy Vân & Cao Hào
Thi (2012) cho thấy có 6 yếu tố chính ảnh hưởng đến xu hướng chọn ngành: đặc
điểm cá nhân, tương lai nghề nghiệp, cơ hội học tập, thông tin xã hội, đối tượng
ngoài gia đình, kế thừa nghề nghiệp.
Kết quả của các công trình nghiên cứu trong và ngoài nước cho thấy có rất
nhiều yếu tố ảnh hưởng đến việc chọn trường và ngành học, mỗi nghiên cứu cho
một kết quả về mức độ ảnh hưởng khác nhau của các yếu tố. Tuy nhiên, chưa có
nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến việc chọn học ngành NLNN và liệu rằng
các kết quả trên có phù hợp đối với việc đối với việc lựa chọn học ngành NLNN
hay không, các yếu tố nào thực sự có ảnh hưởng đến việc chọn học ngành NLNN.
Bên cạnh đó, một số nghiên cứu về chuyển dịch cơ cấu nghề nghiệp và việc
làm cho lao động nông thôn của các tác giả Nguyễn Thị Linh (2007), Phạm Văn Hải
& Tạ Thị Khuyên (2010) cho thấy việc chuyển dịch cơ cấu lao động và đô thị hóa
kéo theo tình trạng bộ phận nguồn lao động trẻ trong nông nghiệp chuyển sang các
ngành nghề phi nông nghiệp hay di cư lên vùng thành thị. Từ tình hình thực tế này
cho thấy, nếu sự chuyển dịch cơ cấu lao động và đô thị hóa không có sự kiểm soát
đúng hướng, trong tương lai nguồn lao động trong nông nghiệp có nguy cơ “già
hóa” và số lượng lao động trong nông nghiệp sẽ có nguy cơ bị thiếu hụt.
Xuất phát từ tất cả những lí do trên, người nghiên cứu lựa chọn đề tài: “Một số
yếu tố ảnh hưởng đến việc chọn học ngành Nông Lâm Ngư nghiệp - trường Đại
học Nông Lâm Thành phố Hồ Chí Minh”.
2. Mục đích nghiên cứu
Xác định một số yếu tố ảnh hưởng đến việc chọn ngành Nông Lâm Ngư
nghiệp của sinh viên trường đại học Nông Lâm TP.HCM, giúp lãnh đạo Nhà trường
có cơ sở khoa học, có cái nhìn tổng quát hơn về việc chọn học các ngành NLN của
sinh viên từ đó lãnh đạo Nhà trường có thể đề ra những giải pháp nhằm thu hút học
sinh sinh viên lựa chọn học ngành NLN nghiệp tại trường Đại học Nông Lâm
TPHCM nói riêng, và góp phần nâng cao chất lượng và số lượng lao động lĩnh vực
Nông Lâm Ngư nghiệp trong giai đoạn phát triển đất nước hiện nay nói chung.
3. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Từ cơ sở lý thuyết, xây dựng mô hình nghiên cứu của đề tài về các yếu tố
ảnh hưởng đến việc chọn học ngành NLNN.
- Khảo sát, kết hợp giữa phân tích định lượng và phân tích định tính tìm hiểu
các yếu tố ảnh hưởng đến việc chọn học ngành NLNN.
- Khám phá những yếu tố có mức độ ảnh hưởng cao nhất đối với việc chọn
học ngành NLNN.
4. Giới hạn nghiên cứu
- Không gian nghiên cứu: tập trung nghiên cứu tại trường Đại học nông Lâm
Thành phố Hồ Chí Minh.
- Khách thể nghiên cứu: chỉ thực hiện việc thăm dò ý kiến đối với các sinh
viên năm thứ nhất đang học các ngành NLNN tại trường theo hệ thống tín chỉ.
- Thời gian thực hiện nghiên cứu: nghiên cứu được thực hiện trong giai đoạn
từ năm 2013-2014.
- Nội dung nghiên cứu: nghiên cứu về sự ảnh hưởng của một số các yếu tố
thuộc về cá nhân và một số yếu tố thuộc về môi trường ảnh hưởng đến việc chọn
ngành học riêng đối ngành NLNN, cụ thể như sau:
Ảnh hưởng của một số yếu tố thuộc về cá nhân như: sở thích cá nhân, năng
lực cá nhân.
Ảnh hưởng của một số yếu tố thuộc về môi trường như: gia đình, bạn bè, nhà
trường (trường THPT nơi bạn học), đặc điểm trường và ngành học, nhu cầu xã hội
và việc làm sau khi tốt nghiệp.
- Công cụ thu thập và phân tích dữ liệu: dữ liệu được thu thập thông qua việc
thăm dò ý kiến của người học bằng bảng hỏi và được phân tích bằng phần mềm
SPSS 16.0, mô hình Rash với phần mềm Quest.
5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
5.1 Ý nghĩa khoa học
Kết quả của luận văn có thể là sự minh họa thêm, góp phần khẳng định các kết
quả về các yếu tố ảnh hưởng đến việc lựa chọn trường, ngành học mà các nghiên
cứu trước đã thực hiện. Bên cạnh đó, trên cơ sở kế thừa các kết quả của các công
trình nghiên cứu trước và từ những nét riêng biệt của đề tài nghiên cứu, tác giả đã
ứng dụng xây dựng mô hình nghiên cứu mới cho đề tài.
5.2 Ý nghĩa thực tiễn
Nghiên cứu giúp cho lãnh đạo nhà trường có cơ sở lý luận về các yếu tố ảnh
hưởng đến việc chọn ngành NLNN trong phạm vi nghiên cứu trường Đại học Nông
Lâm Thành phố Hồ Chí Minh.
Mặt khác, từ kết quả nghiên cứu có thể mở ra hướng đi mới cho các nghiên
cứu sau phát triển và hoàn thiện, tìm ra những yếu tố ảnh hưởng đến việc chọn học
ngành NLNN mà đề tài còn chưa khám phá được.
6. Phương pháp nghiên cứu
6.1 Câu hỏi nghiên cứu
Với mục đích nghiên cứu đặc ra, đề tài tập trung trả lời các câu hỏi sau:
Câu hỏi 1: Các yếu tố nào có ảnh hưởng đến việc chọn học ngành NLNN?
Câu hỏi 2: Trong các yếu tố ảnh hưởng đến việc chọn học ngành NLNN, yếu
tố nào có mức độ ảnh hưởng cao nhất?
6.2 Giả thuyết nghiên cứu
Để trả lời cho các câu hỏi nghiên cứu đã đặt ra, tác giả đưa ra giả thuyết
nghiên cứu như sau:
 Giả thuyết 1: Một số yếu tố thuộc về cá nhân và môi trường có ảnh hưởng đến
việc chọn học ngành NLNN
- Yếu tố thuộc về cá nhân: Sở thích cá nhân, năng lực cá nhân
- Yếu tố thuộc về môi trường: Gia đình, nhà trường (trường THPT bạn đã học),
đặc điểm của trường và ngành đào tạo, nhu cầu xã hội và cơ hội việc làm sau khi
tốt nghiệp.
 Giả thuyết 2: Trong tất cả các yếu tố ảnh hưởng đến việc chọn học ngành
NLNN yếu tố sở thích cá nhân là yếu tố có mức ảnh hưởng cao nhất đến việc chọn
học ngành NLNN của mỗi cá nhân.
6.3 Khách thể và đối tượng nghiên cứu
- Khách thể: sinh viên năm thứ nhất đang theo học các ngành thuộc lĩnh vực
NLNN của trường đại học Nông Lâm TPHCM.
- Đối tượng: Các yếu tố ảnh hưởng đến việc chọn ngành NLNN - trường Đai
học Nông Lâm TPHCM.
6.4 Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp điều tra xã hội học
6.4.1 Phương pháp chọn mẫu
Mẫu được chọn dựa trên phương pháp chọn mẫu hạn ngạch.
Số lượng mẫu được chọn dựa trên tổng thể sinh viên năm thứ nhất đang theo
học các ngành NLNN tại trường Đại học Nông Lâm TP.HCM, với độ tin cậy 95%
và sai số 5%.
Qui trình chọn mẫu và số lượng mẫu được mô tả chi tiết trong chương 2 của
luận văn.
6.4.2 Phương pháp thu thập thông tin
Trong nghiên cứu này người nghiên cứu thu thập thông tin thông qua việc điều
tra bằng phiếu hỏi. Mục đích điều tra: nhằm thu thập số liệu, tư liệu làm cơ sở cho
việc phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến việc chọn ngành để bác bỏ hay chấp nhận
giả thiết nghiên cứu và trả lời câu hỏi nghiên cứu.
Số lượng phiếu hỏi phát ra dự kiến bằng qui mô mẫu đã lựa chọn và cộng
thêm khoảng 30 phiếu dự trữ để bổ sung cho các trường hợp phiếu trả lời không
hợp lệ, đảm bảo số lượng phiếu thu hồi bằng với số lượng mẫu đã chọn ban đầu.
6.4.3 Phương pháp xử lý thông tin
Số liệu thu thập được xử lý và phân tích bằng phần mềm SPSS 16.0, mô hình
Rasch với phần mềm Quest.


m84EAALcEKW776e

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status