Áp dụng và nâng cao hiệu quả xử lý chất thải chăn nuôi lợn bằng hầm biogas kết hợp hồ sinh học - pdf 27

Link tải luận văn miễn phí cho ae
MỞ ĐẦU
Cùng với sự phát triển nhanh chóng của nền kinh tế ở nước ta, vấn đề ô
nhiễm môi trường trở thành vấn đề bức thiết hiện nay. Một trong những nguồn chất
thải gây ô nhiễm môi trường là từ chăn nuôi. Ngành chăn nuôi ở nước ta những năm
gần đây đã và đang phát triển nhanh chóng về cả chất lượng và quy mô. Tuy nhiên,
chăn nuôi hộ gia đình nhỏ lẻ cũng như trang trại chăn nuôi lớn việc quản lý và sử
dụng các nguồn chất thải từ chăn nuôi còn nhiều bất cập. Một số trang trại lớn đã có
những biện pháp xử lý nguồn chất thải chăn nuôi. Song còn một số trang trại chưa
được quan tâm, đặc biệt là chăn nuôi nhỏ lẻ hộ gia đình việc xử lý chất thải hầu như
còn bị thả nổi. Một trong những nguyên nhân là do người chăn nuôi chưa hiểu rõ
tầm quan trọng của việc xử lý nguồn chất thải. Kinh phí phục vụ cho việc xử lý chất
thải còn thấp, luật xử lý chất thải còn chưa đồng bộ và khó áp dụng, chăn nuôi nhỏ
lẻ cũng là một trong những nguyên nhân làm việc quản lý và xử lý chất thải còn gặp
nhiều khó khăn.
Để giảm thiểu ô nhiễm môi trường nông thôn có một giải pháp rất hiệu quả:
Làm hầm biogas trong các hộ gia đình. Sử dụng biogas phục vụ cho đun nấu, thắp
sáng trong gia đình, đồng thời chất thải của động vật nuôi còn chất hữu cơ được xử
lý trong hầm kín, tránh được mùi hôi thối, xử lý ô nhiễm và chất cặn bã có thể sử
dụng làm phân bón. Giải pháp sử dụng hầm biogas ở nông thôn thực sự là một giải
pháp hiệu quả.
Nghệ An là một tỉnh nông nghiệp có nhiều điểm đặc trưng cho nông thôn
Việt Nam. Theo thống kê cho thấy, tiềm năng phát triển các mô hình biogas ở Nghệ
An quy mô hộ gia đình và quy mô công nghiệp là rất lớn. Tính đến ngày 1/10/2010,
toàn tỉnh có 308.567 con trâu, 395.973 con bò, 1.169.574 con lợn, 14.939.400 con
gia cầm, hàng chục ngàn con dê và hươu nai, hàng năm thải ra môi trường
7.184.592 tấn chất thải rắn, 4.665.585 tấn chất thải lỏng và hàng trăm triệu mét khối
chất thải khí [23]. Nếu không được xử lý, lượng chất thải trên sẽ gây ô nhiễm môi
trường nghiêm trọng, không chỉ ở các trang trại có quy mô chăn nuôi lớn mà còn cả
ở chăn nuôi quy mô hộ gia đình.
Đánh giá nhanh cho thấy, nếu được đưa vào sản xuất biogas, sẽ cho trên 538
triệu m3 khí sinh học/năm, tương đương khoảng 393 triệu lít xăng, trên 3 tỷ kWh
điện hay 2 triệu tấn gỗ củi (Khoảng 1,7 tỷ m3 gỗ), tương đương hàng chục nghìn
hecta rừng bị phá/năm [23].
Tại Nghệ An việc áp dụng biogas vào việc xử lý chất thải đã hình thành từ
nhiều năm về trước và ngày càng phát triển thêm nhiều hầm biogas tại khắp các địa
phương trong tỉnh. Tuy nhiên, thực tế vận hành các hầm biogas còn có nhiều vấn đề
phát sinh, nước thải, chất thải, khí thải sau xử lý chưa được tối ưu hoá và việc
nghiên cứu khắc phục vấn đề này chưa được chú trọng, chính vì vậy đề tài: “Áp
dụng và nâng cao hiệu quả xử lý chất thải chăn nuôi lợn bằng hầm biogas kết
hợp hồ sinh học” được thực hiện.
* Mục tiêu nghiên cứu
- Đánh giá hiệu quả xử lý chất thải chăn nuôi lợn bằng hầm biogas kết hợp hồ sinh
học.
- Tìm cách sử dụng có hiệu quả nước thải sau xử lý hầm biogas.
- Đề xuất các biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả xử lý chất thải của hệ thống hầm
biogas kết hợp hồ sinh học nhằm góp phần bảo vệ môi trường, phát triển bền vững
trong chăn nuôi.
* Phạm vi nghiên cứu
Tại 9 gia đình chăn nuôi lợn quy mô hộ thay mặt cho 9 xóm thuộc xã Nam
Anh
, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An.
* Nội dung nghiên cứu
1. Thực trạng chăn nuôi và phát sinh chất thải quy mô hộ
- Thực trạng chăn nuôi: Quy trình chăn nuôi, quy mô chăn nuôi, các quy định và an
toàn vệ sinh chăn nuôi, …
- Thực trạng phát sinh chất thải quy mô hộ.
 Lượng phân lợn thải/ ngày (Đối với lợn nái, lợn thương phẩm, lợn con các
cỡ…).

ket-noi-luanvanthacsi_dinhdangword_65_5897_0728.rar
5K3jsGScOm2pvQ8
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status