Tính toán và thiết kế trong khuấy trộn cơ khí - pdf 27

Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết nối
1. TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu
1.1.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu ở đây là về khuấy trôn cơ khí. Tìm hiểu về khuấy trôn cơ khí, các loại máy khuấy trộn cũng như các công trình dùng khuấy trộn cơ khí. Tìm hiêủ về cách tính toán và thiết kế khuấy trộn cơ khí.
1.1.2. Phương pháp nghiên cứu
Thu thập, nghiên cứu tài liệu từ các bài giảng, giáo trình, sách, các trang thông tin điện tử với các lĩnh vực và nội dung liên quan đến thiết bị khuấy trộn cơ khí cũng như các công trình liên quan.
Phân tích tổng hợp dữ liêu từ các kiến thức thu thập được.
Chọn lọc, thực hiện chuyên đề sát với yêu cầu của giảng viên.
1.2. Mục đích nghiên cứu
Hiểu sâu hơn về các quy trình công nghệ môi trường nói chung và khuấy trôn cơ khí nói riêng. Hiểu rõ hơn về khuấy trộn cơ khí, mục đích áp dụng của khuấy trộn cơ khí và hiểu về cách thiết kế một công trình khuấy trộn cơ khí.
























2. GIỚI THIỆU
2.1. Tìm hiểu về quy trình xử lý nước thải
2.1.1. Định nghĩa nước thải và các phương pháp xử lý
Định nghĩa:
Hiến chương Châu Âu đã định nghĩa nước ô nhiễm như sau: “Ô nhiễm nước là sự biến đổi nói chung do con người đối với chất lượng nước, làm nhiễm bẩn nước và gây nguy hiểm với con người, cho công nghiệp, nông nghiệp, nuôi cá, nghỉ ngơi, giải trí, cho động vật nuôi và các loài hoang dã”.
Theo tiêu chuẩn Việt Nam 5980-1995 và ISO 6107/1-1980. Nước thải là nước đã được thải ra sau khi đã sử dụng hay được tạo ra trong một quá trình công nghệ và không có giá trị trực tiếp đối với quá trình đó.
Các phương pháp xử lý thường được áp dụng:
+ Xử lý cơ học:
Phương pháp xử lý cơ học sử dụng nhằm mục đích tách các chất không hoà tan và một phần các chất ở dạng keo ra khỏi nước thải.
Phương pháp xử lý cơ học có thể loại bỏ được đến 60% các tạp chất không hoà tan trong nước thải sinh hoạt và giảm BOD (nhu cầu Ôxy sinh hoá) đến 20%. Thông thường, xử lý cơ học chỉ là giai đoạn xử lý sơ bộ trước khi cho quá trình xử lý sinh học.
+ Phương pháp xử lý hoá - lý:
Thực chất của phương pháp xử lý hoá - lý là đưa vào nước thải chất phản ứng nào đó để gây tác động với các tạp chất bẩn, biến đổi hoá học, tạo thành chất khác dưới dạng cặn hay chất hoà tan nhưng không độc hại, không gây ô nhiễm môi trường. Ví dụ phương pháp trung hoà nước thải chứa Axít, Bazơ, phương pháp Ôxy hoá...
Phương pháp hoá lý có thể là giải pháp cuối cùng hay là giai đoạn xử lý sơ bộ cho giai đoạn tiếp theo.
+ Phương pháp xử lý sinh học:
Phương pháp này thường dùng để loại các chất phân tán nhỏ, keo và hữu cơ hoà tan (đôi khi cả vô cơ) khỏi nước thải. Nguyên lí của phương pháp là dựa vào hoạt động sống của các vi sinh vật có khả năng phân huỷ, bẻ gẫy các đại phân tử hữu cơ thành các chất đơn giản hơn, đồng thời chúng cũng sử dụng các chất có trong nước thải làm nguồn dinh dưỡng như Cacbon, Nitơ, Phôtpho, Kali...


/file/d/0Bz7Zv9 ... sp=sharing
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status